Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Điều 88 là “phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân” ?

Điều 88 là “phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân” ?

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2009-06-24


Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



Cuối tuần qua, trong 1 thông cáo mới đăng trên trang mạng của bộ Ngoại giao Việt nam ngày 19 tháng 6, ông Lê Dũng, người phát ngôn của bộ ngoại giao Việt Nam, đã nói bộ luật hình sự của Việt nam, trong đó có Điều luật 88, là "phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân".


RFA file
Luật sư Lê Trần Luật


Chúng tôi hỏi ý kiến của luật sư Lê Trần Luật về câu tuyên bố nầy và ông đã cho biết:

Điều 88 là một Điều luật bí mật tối kỵ, cấm nói?

“Tôi không nghĩ Điều 88 trong bộ luật hình sự là ý chí và nguyện vọng của nhân dân, mà tôi phải nói rằng; đây là ý chí và mong muốn của nhà cầm quyền, bởi lẽ trong một xã hội phát triển thì người dân càng lúc càng mong muốn bày tỏ chính kiến của mình, và không một người dân nào muốn khi mình bày tỏ chính kiến lại bị bắt ở tội danh vi phạm Điều 88.


Mặt khác cơ chế làm luật ở Việt nam thật sự là hạn chế các nguyện vọng của người dân vì đa số đại biểu quốc hội là người của đảng cộng sản.


Tôi cũng cần nói thêm rằng Việt nam là một trong số ít những quốc gia còn tồn tại cái điều luật tuyên truyền chống nhà nước.


Thêm vào đó phải nói rằng Điều 88 là một điều luật hết sức là khó hiểu. Vì vậy tôi nghĩ rằng ông Lê Dũng nói Điều 88 là “ý chí và nguyện vọng của dân” là một cách nói nguỵ biện thôi.


Tôi cũng tin rằng bản thân ông chưa chắc đã phân biệt được như thế nào là quyền bày tỏ chính kiến và như thế nào là nhằm mục đích chống lại xã hội chủ nghĩa Việt nam”

Hiền Vy: Luât sư vừa nói điều 88 là điều luật khó hiểu, ông có thể cho biết thêm, về ý kiên này không ạ?

LS Lê Trần Luật: Tôi suy nghĩ về Điều luật này rất nhiều. Tôi đã cố gắng tìm hiểu về lý luận cũng như thực tiễn. Có một lần, bào chữa cho một thân chủ vi phạm điều luật này, tôi đã cố gắng tìm kiếm các tài liệu của những nhà nghiên cứu, những luật gia.


Tôi đã bất ngờ là tôi không tìm thấy một tài liệu nào nói về Điều 88 này hết. Tôi đem những suy nghĩ của mình để hỏi một người bạn là Thẩm phán ở tòa án tối cao thì anh thẩm phán đó bảo rằng, chẳng có tài liệu nào nói về điều này hết, đừng có tìm kiếm vô ích.


Tôi mới hỏi lại là; tòa án Việt nam đã xử rất nhiều người, nhiều trường hợp vi phạm điều luật này, như vậy thì có văn bản nào hướng dẫn hay là tổng kết về thực tiễn xét xử tội danh này không, thì anh ấy trả lời là không bao giờ có và anh ấy nói với tôi rằng “Điều 88 là một Điều luật tối kỵ, cấm nói”.


Tôi quyết định đem những gì mình suy nghĩ và thắc mắc để tranh luận với Viện Kiểm Sát.


Thì trong cuộc tranh luận với một vị ở viện Kiểm sát tối cao thì vị này cũng đồng ý với tôi là Điều 88 là một Điều luật khó hiểu nhưng ông ta từ chối tranh luận vì ông ta cho rằng chuyện khó hiểu hay không khó hiểu thì chỉ có Quốc hội hay Tòa án tối cao giải thích, chứ bản thân ông ta không thể biết điều này.


Điều 88 là miếng vải the giữa bày tỏ chính kiến và tội chống nhà nước

Hiền Vy: Trong những năm vừa qua, rất nhiều người tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền tại VN bị bắt, với lý do là vi phạm Điều 88.

Thưa, là một luật sư, đã từng biện hộ cho những người, bị qui tội là vi phạm điều này. Xin luật sư cho biết sự “nguy hiểm” của điều luật này, đối với những người chỉ tranh đấu bất bạo động.


LS Lê Trần Luật: Sự nguy hiểm của điều luật này nằm ở cái ranh giới về quyền bày tỏ chính kiến của mình và mục đích chống lại nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Tôi không tìm thấy tài liệu hoặc văn bản nào xác định rõ cái ranh giới này. Tất cả phụ thuộc vào ý chí của nhà cầm quyền.

Tôi nghĩ, bất cứ nhà đấu tranh dân chủ nào cũng có thể bị bắt vì điều luật này, nếu nhà cầm quyền muốn. Và thực tế đã có rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ bị cầm tù, chứng minh cho nhận định này của tôi.


Hiền Vy: Trong thông cáo của bộ ngoại giao, có đoạn "Mọi công dân đều có quyền bày tỏ chính kiến của mình song quyền này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của người khác và lợi ích quốc gia."

Thưa luật sư, Chính Kiến này, được hiểu ra sao? Có phải là Quan điểm Chính tri của mỗi Công dân không ? Và làm sao tòa án đo lường một ‘chính kiến’ có lợi hay hai cho người khác và cho quốc gia để định tội một bi cáo?


LS Lê Trần Luật: Tại Việt nam, người dân gần như không thể bày tỏ được chứng kiến của mình vì khi bày tỏ chính kiến của mình thì bất kỳ lúc nào họ cũng có thể là nạn nhân của Điều 88 này.

Chừng nào còn Điều 88 của bộ luật hình sự Việt nam thì chừng đó chưa thể nói là người dân Việt nam có quyền bày tỏ chính kiến.

Còn việc đo lường một chính kiến có lợi hay có hại hoặc là đo lường chính kiến có chống hay không, thì thông thường Tòa án Việt nam dựa vào kết quả giám định của sở Văn hóa thông tin để khẳng định rằng các tài liệu, các câu nói, các bài viết là phản động, là chống lại nhà nước và Tòa án dựa vào kết qủa giám định đó để kết luận một người có hành vi tuyên truyền.


Tôi cho rằng điều này hết sức vô lý, rất tùy tiện và thiếu khách quan, bởi lẽ, sở văn hóa thông tin chính là một cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt nam.

Hiền Vy: Thưa luật sư, Trong các cuộc bắt bớ những người không cùng quan điểm với nhà nước, Tại sao chưa có phiên tòa xử, mà báo đài trong nước đã đưa tin là những người bị bắt đã vi phạm điều 88 của bộ luật hình sự VN ?

LS Lê Trần Luật: Báo đài và truyền thông Việt nam nói chung, chủ yếu họ thực hiện nhiệm vụ chính trị chứ không phải là thực hiện nhiệm vụ đưa tin. Do vậy mà mặc dù chưa có phán quyết của Toà, họ cứ vô tư đưa tin rằng người này, người kia là vi phạm pháp luật.

Và cái việc đưa tin đó chủ yếu là họ phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị của họ. Tôi không ngạc nhiên khi họ cứ vô tư đưa tin về những người, mặc dù chưa có phán quyết của tòa, là phạm tội.

Hiền Vy: Các nhà bình luận cho rằng rất khó có thể trình bày ý kiến đối lập, mà không vi phạm Điều 88 này, nếu ý kiến đối lập, nghiêng về quan điểm xây dựng một nhà nước khác hẳn hiện nay, ngay cả thông qua hình thức ôn hòa. Luật sư có ý kiến như thế nào về lời binh luận này ạ?

LS Lê Trần Luật: Các nhà bình luận viết như thế là rất chính xác. Bản thân tôi và một số đồng nghiệp, khi trình bày quan điểm của mình cho thân chủ tại Tòa, chắc chắn là chúng tôi đã được tòa án cho phép để trình bày quan điểm của mình nhưng chúng tôi vẫn bị qui kết là lợi dụng phiên tòa để tuyên truyền chống nhà nước. Như vậy thì thử hỏi một người dân bình thường làm sao mà có thể gọi là trình bày chính kiến đối lập của mình được.

Hiền Vy: Thưa, việc luật sư Lê Công Định bị bắt và gần đây đã “nhận tội”, luật sư nghĩ thế nào về việc đó ạ ?

LS Lê Trần Luật: Cho đến lúc này tôi vẫn tin rằng luật sư Lê Công Định không phạm tội Điều 88. Còn việc luật sư Lê Công Định có nhận tôi hay không thì tôi không biết và cho phép tôi từ chối bình luận về chuyện này. Tôi chỉ mong rằng mọi người và dư luận hãy quan tâm che chở và bảo vệ cho anh ấy trong một giai đoạn khó khăn như lúc này.

Hiền Vy: Vâng, xin cảm ơn luật sư Lê Trần Luật

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009

Hào Khí Diên Hồng

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Hay nghe trực tiếp tại link dưới đây:


Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



http://www.supload.com/listen?s=PQPvYv


Ngược Dòng Lịch Sử

Bài thứ 14

Hào Khí Diên Hồng

Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

"Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc."
*** Trích từ bài viết "Trả lại Hào Khí Diên Hồng" của Luật sư Lê Công Định

***********************************************************************************

Lịch sử là một yếu tố quan trọng trong đời sống của con người, thế nhưng tuổi trẻ ViệtNam ở trong nước không được học hỏi tường tận về Sử Việt. Giới trẻ ViệtNam tại hải ngoại thì không có đủ tài liệu để tìm hiểu về Lịch Sử dựng nước oai hùng của tiền nhân.
.
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Sử Việt của giới trẻ trong cũng như ngoài nước, chương trình Ngược Dòng Lịch Sử sẽ cùng các em tìm hiểu công cuộc dựng nước và giữ nước của Tổ Tiên để tìm về nguồn cội và thắp sáng ngọn đuốc thiêng dân tộc ...

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009

Giới Trẻ nghĩ gì về vụ bắt giữ LS Lê Công Định?

Giới Trẻ nghĩ gì về vụ bắt giữ LS Lê Công Định?

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2009-06-15



Trưa thứ Bảy 13 tháng 6, cục An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam đã bắt khẩn cấp Luật sư Lê Công Định, một thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM.



Luật sư Lê Công Định. photo courtesy of ThanhNien

Theo thông báo của cơ quan công an, LS Lê Công Định bị bắt giữ vì có dấu hiệu phạm hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Giới trẻ trong nước nghĩ gì về việc này?

Lật đổ chính quyền?


Trước việc luật sư Lê Công Định bị bắt giam khẩn cấp về tội tuyên truyền chống phá nhà nước, anh Trung một cư dân của Sài Gòn cho rằng:

“Những ai mà lên tiếng nói hay những ai làm cái gì có lợi cho đất nước, có lợi cho dân tộc thì đảng Cộng Sản đều qui vào cái tội là vi phạm điều 88 bộ luật hình sự là quấy phá nhà nước hay là điều 258 luật hình sự là lợi dụng quyền tự do dân chủ.

Luật sư Lê Công Định là một người trí thức mà nói lên tiếng nói như vậy thì đảng cộng sản rất là sợ. Họ sợ những người trí thức vì trí thức là một đầu tàu cho những thành phần khác đứng lên”.



Luật sư Lê Công Định là một người trí thức mà nói lên tiếng nói như vậy thì đảng cộng sản rất là sợ. Họ sợ những người trí thức vì trí thức là một đầu tàu cho những thành phần khác đứng lên.
Anh Trung, Sài Gòn


Cô Trang Nhung, hiện đang sinh sống tại Hà Nội thì có ý kiến:

“Chính quyền cáo buộc cho luật sư Lê Công Định vi phạm điều 88 là đã hình sự hóa, phỉ mạ cái việc làm của anh. Từ trước đến nay thì chính quyền vẫn dùng điều luật này để cáo buộc những ai có quan điểm khác với chính quyền, chắng hạn như blogger Điếu Cày, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân… nói chung là những người bất đồng chính kiến đều có khả năng bị qui vào tội ấy”.

Một cư dân khác của thành phố HCM, tên Quốc, thì nói:

“Tội tuyên truyền chống phá nhà nước thì chỉ có nhà nước kỳ lạ như Việt Nam đây mới có điều luật ấy. Tôi thấy ở các nước khác chỉ có tội phản bội quốc gia. Các chính sách thì cần sự phản biện, chính ông Nông Đức Mạnh đã từng cho, tức là đã từng nói rằng cần nuôi dưỡng cái kênh phản biện bởi phản biện là cần thiết. Cần thiết cho bất cứ một cơ chế nào”.

Tư tưởng Lê Công Định


Trả lời câu hỏi về những bài viết của luật sư Lê Công Định đã ảnh hưởng thế nào lên giới trẻ, cô Trang Nhung cho biết:

“Các bài viết của luật sư Lê công Định cho thấy người viết là một người rất giỏi, có lối suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc và những bài viết của luật sư Định giúp em và giới trẻ nói chung, hiểu biết về luật pháp, kinh tế, chính trị.

Các bài viết của luật sư Định chỉ ra những quan điểm rất khách quan công bằng, chứ không phải để đánh phá nhà nước. Những bài viết đó có tác dụng nâng cao dân trí. Những người chưa hiểu rõ về luật pháp và về những vấn đề liên quan đến chính trị thì qua những bài viết này có thể sẽ thấu hiểu thêm nhiều điều”.


Còn anh Quốc thì nhắc đến bài viết “Trả lại Hào Khí Diên Hồng” của luật sư Lê Công Định:

“Những bài viết của anh Định mà tôi đã đọc thì tôi rất xúc động. Tôi cảm thấy chính bản thân mình phải nên có những suy nghĩ như thế. Là một công dân thì nên có những suy nghĩ như trong những bài viết của anh Định, như quan điểm trong bài “Hào khí Diên Hồng”.

Những lời nói của anh, những hiệu triệu của anh sẽ làm cho mình trở thành những công dân tốt hơn chứ không có cái ý đồ lật đổ gì cả. Đọc bài ấy mình cảm giác rằng phải sống tốt hơn, sống có ý nghĩa hơn đối với đất nước, đối với dân tộc”.

Anh Trung cũng cho biết là rất tâm đắc với bài “Trả lại Hào Khí Diên Hồng”:

“Em rất tâm đắc việc luật sư Định đã đưa vấn đề này lên . Rất hay và rất cần thiết cho tình hình bức thiết hiện nay. Luật sư đã nói lên tiếng nói lương tâm của ông”.


Bạn nghĩ gì về vụ này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA

Tại sao phải bắt giam?


Theo anh Trung thì mục đích của nhà nước khi bắt giam luật sư Định là nhằm ngăn cản giới trẻ nói lên tiếng nói của họ mà thôi:

“Nhà cầm quyền thấy tiếng nói của luật sư Định mạnh mẽ như ngọn lửa, nên họ phải tìm cách dập tắt ngọn lửa đó để ngọn lửa khác không ngoi lên được”.

Nhưng anh Quốc thì cho rằng việc làm đó chỉ khơi động thêm lòng yêu nước trong người khác:

“Nhà nước giam cầm anh Định như vậy thì mục đích của họ cũng khó đạt được, tức là đừng có nghĩ rằng việc bắt bớ này là đè bẹp những tiếng nói yêu nước khác. Điều đó chỉ kích thích tiếng nói yêu nước khác mà thôi”.

Và chúng tôi xin mượn lời nói của sinh viên Nguyễn tiến Nam để kết thúc bài phóng sự này:

Nhà nước giam cầm anh Định như vậy thì mục đích của họ cũng khó đạt được, tức là đừng có nghĩ rằng việc bắt bớ này là đè bẹp những tiếng nói yêu nước khác. Điều đó chỉ kích thích tiếng nói yêu nước khác mà thôi.
Anh Quốc



“Luật sư Định là một người tài giỏi, sự tài giỏi của anh đã được các trang mạng, các trang báo viết đi bên lề phải của Việt Nam ca ngợi anh như là một nhân tài mới của giới luật sư, nên khi anh bị bắt thì sự nổi tiếng đó của anh đã làm cho nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng và thấy rằng khi một luật sư, một người bất đồng chính kiến ở Việt Nam nói lên tiếng nói đòi quyền dân chủ, dân quyền thì bị bắt.

Điều này làm cho giới trẻ nghĩ rằng bất cứ người Việt Nam nào nói lên tiếng nói của mình đều bị đàn áp bởi đảng cộng sản Việt Nam, giống như bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện. Bà là người đã đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền của Miến Điện mấy chục năm nay.

Bà đã tuân phục luật pháp của Miến Điện nhưng bà không chấp nhận sự độc tài của chính phủ quân Phiệt của Miến Điện. Cũng như luật sư Lê Công Định, anh tuân thủ đầy đủ luật pháp của Việt Nam nhưng anh không chấp nhận sự cai trị độc tài độc đảng của đảng cộng sản Việt Nam và anh mong muốn rằng đất nước ViệtNam phải có sự dân chủ, nhân quyền thật sự”.


(Hiền Vy, thông tín viên RFA)


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

Tình trạng các công nhân ViệtNam tại Houston

Mời bấm vào "play" để nghe trực tiếp


Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Tình trạng các công nhân ViệtNam tại Houston

Hiền Vy - thông tín viên RFA
2009-06-08



Từ tháng Năm, năm 2008, có 34 công nhân lao động ViệtNam đã được đưa đến tiểu bang Texas của Hoa Kỳ để làm việc theo khế ước lao động 1 năm và sẽ gia hạn 2 lần, tổng cộng khoảng 3 năm, tùy theo hợp đồng của mỗi người.


Một sự lừa gạt rất tinh vi

Những công nhân lao động này đã phải trả số tiền khoảng 10 ngàn Mỹ kim mỗi người để được sang Mỹ làm việc. Nhưng sau gần 10 tháng làm việc thì họ bị công ty môi giới cho biết là vì hết việc, và không gia hạn được Visa, nên buộc những công nhân này phải bỏ tiền ra để mua vé máy bay trở về nước.

Cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston đã dang tay để giúp đỡ các em. Mời nghe Hiền Vy tường trình về cuộc sống hiện tại của những công nhân này.


Khi được người môi giới báo tin là phải trở về nước, chỉ mới sau 10 tháng làm việc trong khi hợp đồng đã được ký kết là sẽ làm việc với thời gian dài hơn như thế, vài người trong 34 nhân công lao động ViệtNam đã trốn khỏi nơi đang ở, để ra ngoài tá túc với thân nhân.

Một số khác, trước những lời hăm doạ của người môi giới, đã phải khăn gói trở lại quê hương, còn lại 19 người thì đang được cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston giúp đỡ.

Trong cuộc nói chuyện với biên tập viên Thanh Trúc của đài RFA, luật sư Hoàng Duy Hùng, chủ tịch Cộng đồng người Việt Houston đã cho biết:

“Là một luật sư, tôi coi tất cả các giấy tờ, chúng tôi thấy đây là một việc vi phạm về hợp đồng và cũng có thể đây là một hình thức bóc lột người một cách rất là tinh vi. Cho nên chúng tôi nhúng tay giúp đỡ các em. "

Các lớp học miễn phí của cộng đồng

Nói về cuộc sống hiện tại của các anh em công nhân ViệtNam, ông Hiệp, một người làm việc thiện nguyện cho cộng đồng đã cho biết là tại trung tâm sinh hoạt của Cộng Đồng, có những lớp Anh ngữ và Computer của Hội Cao Niên tổ chức và các công nhân lao động ViệtNam đang được tham dự những lớp học này:

“Hội cao niên có tổ chức những lớp Anh văn vào ngày thứ Hai và thứ Tư, cũng như lớp computer vào ngày thứ Ba và thứ Năm.


Sau đó có sự việc là các em lao động ViệtNam được qua đây đã bị bóc lột và cưỡng bức về lao động cũng như là khế ước không đúng như điều kiện đã qui định ban đầu cho nên Cộng đồng ViệtNam tại Houston đã mở rộng vòng tay giúp đỡ các em, lo cho vấn đề ăn ở trong thời gian vừa qua.


Và từ hơn một tháng nay thì các em được chúng tôi tổ chức đưa đón hằng ngày để tham dự các lớp Anh văn và các lớp computer”



Ông Tuấn, người phụ trách lớp Anh ngữ cho biết vì muốn giúp đỡ mọi người nên ông đã tình nguyện dạy cho họ, và theo ông thì những thanh niên ViệtNam công nhân này là những người có trình độ văn hoá cao:

“Tôi chỉ muốn giúp người thôi, các em đến đây tôi rất cảm động.Các em có ý chí tiến thân. Nếu các em ở đây lâu thì các em phải cần một vốn liếng tiếng Anh cho vững để các em ra ngoài dễ kiếm việc làm. Các em rất dễ thương, có thiện chí.


Nếu các em được phép ở lại đây thì các em sẽ được tiến thân rất nhiều. Các em có trình độ khá cao. Theo tôi nhận xét thì em nào cũng đã học xong lớp 12 và có căn bản.

Tuy là làm thợ nhưng các em có căn bản, có kiến thức, căn bản về văn hóa. Có mấy em hỏi những câu mà tôi không ngờ, nhưng rất tiếc là hệ thống giáo dục ViệtNam không hướng dẫn các em đúng để hiểu biết bên ngoài.”


Các anh em công nhân gọi ông Tuấn là thầy giáo của họ, và họ cho biết họ rất thích thầy giáo vì ông đã dạy cho họ tiếng Anh

“Em rất thích thầy, mỗi thứ Hai và thứ tư, thầy dạy em nói tiếng Anh”


Khi được hỏi là sẽ cần thời gian bao lâu để thông thạo tiếng Anh, có người cho rằng có lẽ một vài tháng, người khác thì bảo tùy vào thời gian học:

“Em biết nói ít lắm, hẹn tháng sau sẽ trả lời bằng tiếng Anh”


Trong một buổi học tiếng Anh, những anh em này đã được thực tập nói chuyện bằng Anh ngữ. Khi được yêu cầu nói một câu tiếng Anh với Hiền Vy, các anh em đã nói:

“no money no honey – không tiền thì hết tình”

Một anh tên là Thắng nói Anh văn vững hơn thì bảo rằng anh muốn cầu nguyện cho mọi người trên thế giới được bình an và hạnh phúc:

Những ước mơ khiêm nhường


Về tương lai của chính họ, các anh em cho biết là không thể biết được cuộc đời họ sẽ ra sao vì chính luật sư của họ cũng không thể đoán được. Và hầu như tất cả những công nhân ViệtNam này đều cho biết là nếu được ở lại Mỹ thì họ sẽ xin đi học thêm Anh ngữ và computer

“Không thể nói trước được điều gì cả, ý kiến của luật sư cũng như thế. Chúng ta chưa thể nói trước được. Tất nhiên là tất cả mọi người đều phải cố gắng hướng tới mọi điều tốt đẹp hơn.”

“Nếu được ở đây thì em sẽ đi học Anh văn và computer”


Còn nếu bị trả về nước thì với vốn liếng Anh ngữ học được, có người hy vọng sẽ có việc làm với 1 công ty nước ngoài:


Công nhân tên Thắng còn cho biết nếu được ở lại Mỹ thì anh sẽ xin đi học lại để có một mảnh bằng hậu thân:

“Ước mơ của em là muốn học dưới một mái trường của Mỹ, một cái khóa học nào đó để có thêm kiến thức, có thêm sự chính xác cách dùng tiếng Anh Mỹ thì sau đó em toại nguyện. Một mảnh bằng nhỏ thôi cũng được”


Được hỏi về ước vọng cho tương lai là gì, Thắng cho biết là muốn giúp đỡ gia đình có một cuộc sống khá hơn

“Em có ước vọng gần và ước vọng xa. Ước vọng gần là nâng cao đời sống cho mẹ em và gia đình, những người đang có đời sống quá thấp. Mong cho các trẻ em trong gia đình được có phương tiện học hành tốt hơn hiện tại, Em mong có điều kiện để hỗ trợ họ. Và sau nữa là nếu được ở Mỹ thì em sẽ tận dụng cơ hội để trau dồi tay nghề, vừa về tiếng Anh, vừa về computer”

Khi được hỏi cộng đồng người Việt đối xử với họ ra sao, anh Thắng cho biết đã được đối xử rất tử tế

“Cộng đồng người Việt Houston nói riêng và người Việt xa xứ nói chung đã giang rộng cánh tay để cứu giúp chúng cháu trong lúc như thế này, thì có thể nói là khai sinh ra chúng cháu thêm một lần nữa. Tức là giữa cái lúc tiến thoái lưỡng nan, bọn chúng cháu không biết phải xử lý tình huống này như thế nào thì cộng đồng người Việt giang tay giúp đỡ như thế này thì được coi như là khai sinh ra chúng cháu một lần nữa rồi”

Hiền Vy tường trình từ Houston


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserve

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2009

Hội thảo về Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc

Mời click vào tựa bài bên trên để nghe

Hay nghe trực tiếp khi bấm vào "play" bên dưới

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



Hội thảo về Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc
By Hiền Vy


Một cuộc hội thảo về “Việt Nam Cộng Hòa và Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc” đã được tổ chức vào chiều Chủ nhật, ngày 31/5/2009 tại Houston. Trong dịp này, tác phẩm “Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc” của nhà biên khảo Minh Võ, đã được giới thiệu như một tài liệu để tham khảo.

Vì lý do sức khỏe và đường xá xa xôi, tác giả Minh Võ không thể hiện diện, tuy nhiên đã có 3 diễn giả tham dự là nhà báo Trần Phong Vũ, ông Lê Châu Lộc, cựu Thượng Nghị sĩ của Việtnam Cộng Hoà, và ông Nguyễn Đức Cường, cựu bộ trưởng kinh tế thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Trong bài nói chuyện ngắn của ông, cựu Thượng nghị sĩ Lê Châu Lộc, nguyên là tùy viên quân sự của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm đã phát biểu:

“Bất kỳ ai, từ nhà sử học, đến nhà nghiên cứu, những người có suy tư một tí, khi đề cập đến nền Việt Nam Cộng Hòa đều không qua khỏi Ngô Đình Diệm, vì Ngô Đình Diệm là người sáng lập nền Cộng Hòa đó, một nền cộng hòa mà trong đó chúng ta phát triển một nền văn hóa dân tộc, một nền văn hóa mà trong đó có sự tự hào, một nền văn hóa trong đó có sự tự cường. Mà sự tự hào đó, sự tự cường đó, sau hơn ba, bốn chục năm rồi, bây giờ vẫn còn tiếp tục ở xứ này”

Nhà văn Trần phong Vũ cho rằng đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại lịch sử của nền Đệ Nhất Cộng hoà, không phải chỉ để vinh danh cố Tổng thống Ngô Đình Diệm mà là để phục hồi Chủ nghĩa Dân Tộc, đã nhiều năm bị xuyên tạc, bị thay thế bằng những chủ nghiã tôn thờ lãnh tụ:

“Vượt lên trên con người đó là Chính Nghĩa Dân Tộc của Việt nam mà chúng ta có trách nhiệm phải làm sáng lên, đặc biệt trong giai đoạn này, chúng ta đang bước vào thời kỳ quyết liệt đối với chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa mà trong đó đã làm cho đất nước tàn hại, thê thảm như thế này. Và đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào lịch sử để nhìn rõ những khuôn mặt mà chúng ta có quyền hãnh diện, bởi vì những khuôn mặt đó đã làm nên một Việt Nam Cộng Hòa”

Và cũng theo ông Trần Phong Vũ thì cần phải làm sáng tỏ tinh thần dân tộc, qua sách viết, qua những cuộc hội thảo, cho những thế hệ mai sau được biết:

“...vì lý do này, lý do khác, vì tị hiềm, vì e ngại, vì sợ hãi, vì bên kia bờ đại dương luôn luôn tìm mọi cách để xuyên tạc… vì thế chúng ta không ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật đó để làm sáng lên chính nghĩa của dân tộc ViệtNam. Chính nghĩa đó không thuộc về Ngô Đình Diệm, chính nghĩa đó không thuộc về Nguyễn Văn Thiệu, không thuộc về bất cứ ai, mà thuộc về 85 triệu đồng bào chúng ta, là tiền nhân anh dũng của chúng ta, là con cái của chúng ta, những người sẽ tiếp tục những bậc anh hùng đó để làm lịch sử trong những ngày sắp tới”

Và ông Lê Châu Lộc cũng khẳng định là Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bao giờ muốn ông ca tụng mình :

“Nếu bây giờ tôi gặp lại cụ, cụ sẽ khõ đầu tôi và bảo tại sao phải làm việc đó, vì suốt đời cụ không cần gì hết mà chỉ cần yêu nước mà thôi”

Nói về một tương lai tươi sáng cho dân tộc, ông Lê Châu Lộc đã nhắc lại lời nói của cụ Nguyễn Trãi và theo ông thì người Việt hải ngoại cần phải làm mọi cách để duy trì tinh thần dân tộc trong giới trẻ:

“Những anh hùng cứu nước đang ở bên ViệtNam như Nguyễn Trãi đã nói; anh hùng hào kiệt thời nào cũng có, nhưng mà chúng ta ở đây, cái tập thể ba, bốn triệu người ở ngoại quốc, là cái nhóm nhỏ của 85 triệu người Việtnam còn có mắt để thấy, có tai để nghe, có miệng để nói nên chúng ta phải nói, chúng ta phải ghi lại, phải chép lại để cho con cháu như là những chứng tích lịch sử, để nếu về sau có những anh hùng xuất hiện, nếu thời thế thay đổi thì họ có căn bản, có chứng cớ để xây dựng lại quê hương”

Ông Trần Phong Vũ cũng nhắc đến những anh hùng dân tộc, mà theo ông, Tổng thống Ngô Đình Diệm là một trong những vị anh hùng đó. Tổng thống Diệm đã tìm cách giới hạn người ngoại quốc vào làm việc tại ViệtNam, bằng sách lược cấm ngoại kiều làm 11 nghề nếu không có quốc tịch ViệtNam, để ngăn ngừa sự xâm lăng kinh tế của Tầu và ông cũng nhắc lại câu nói của Tổng thống Diệm về sự quan trọng của vùng Cao nguyên Trung phần:

“Đất nước chúng ta không thiếu những người yêu nước, không thiếu những người anh hùng. Đất nước chúng ta đang đứng trước bờ vực bị Hán hóa, khi mà nhà nước Việt Nam đã bỏ cả Visa cho người Trung quốc có thể tự nhiên tràn qua biên giới.

Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiên liệu được điều đó. Tổng thống đã nói rằng ai giữ được cao nguyên, người đó giữ được đất nước.

Chúng ta phải nhìn ra cái hiểm hoạ của đất nước ngày nay và phải có hành động, nếu không, đất nước chúng ta đang bị đe doạ bởi cái họa xâm lược của người Tầu. Giới trẻ chúng ta phải ý thức được điều đó. Chúng ta phải nối kết với nhau để làm cái gì cho đất nước.”


Trả lời câu hỏi về tình hình kinh tế thời Cộng Hòa như thế nào, cựu bộ trưởng kinh tế Nguyễn Đức Cường cho rằng thời Đệ Nhất Cộng Hòa là khoảng thời gian mà nước Việtnam đã được thịnh vượng hơn bao giờ hết, và người ViệtNam đã rất hãnh diện khi cầm tờ giấy thông hành ra nước ngoài

“Lúc đó uy tín của Việtnam trên thế giới rất cao. Tôi còn nhớ lúc ấy sinh viên rất tự hào khi mang thông hành của Việtnam Cộng hòa. Giai đoạn 1954 - 1963 là giai đoạn có thể gọi là thịnh vượng và phồn thịnh nhất của chúng ta trong năm, sáu, mươi năm qua”

Trong tiếng nhạc bế mạc, cô Châu Hà, một tham dự viên buổi hội thảo cho biết cảm tưởng của cô:

“Đây là một buổi hội thảo hiếm có, để cho chúng ta nhìn lại lịch sử để giúp rút tỉa ra những bài học cho tương lai và tìm được một giải pháp tốt đẹp hơn cho đất nước”

Hiền Vy tường trình từ Houston
.