Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

Phạm Thanh Nghiên và giải thưởng Hellman Hammett

Mời bấm vào tựa bài để nghe âm thanh



Phạm Thanh Nghiên và giải thưởng Hellman Hammett

Hiền Vy , thông tín viên RFA
2009-10-16


Sau hơn một năm bị bắt giam với tội danh “Tuyên truyền chống đối nhà nước” vào ngày 18 tháng 9 năm 2008 thì đến đầu tháng 10 năm nay, người thiếu nữ can trường có tên Phạm thanh Nghiên đã được Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải Hellman Hammett năm 2009.


Hellman Hammett là một giải thưởng quốc tế để vinh danh những người đang sống dưới chế độ độc tài chuyên chế, không chấp nhận những ngòi bút đối kháng.




Người thiếu nữ can trường có tên Phạm thanh Nghiên đã được Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải Hellman Hammett năm 2009


Những người can đảm viết lên sự thật dưới những chế độ độc tài đó, thường bị sách nhiễu, đàn áp và có người còn bị giam cầm không được xét xử như trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên.

Biệt giam không xét xử không cho tiếp xúc chỉ vì nói đụng đến TQ?

Trên 20 công an và nhân viên an ninh của thành phố Hải Phòng đã đến tư gia của bà Nguyễn thị Lợi để áp giải và bắt giam con gái của bà là cô Phạm thanh Nghiên vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, lúc cô Nghiên đang ngồi toạ kháng trước hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng”. Cho đến nay, sau hơn một năm trời bị bắt giam, người nhà của cô Phạm Thanh Nghiên vẫn chưa được thăm nuôi một lần.

Trong cùng khoảng thời gian vào tháng 9 năm ngoái, nhiều nhà dân chủ khác cũng đã bị bắt giam và đã ra tòa vào đầu tháng 10 năm nay với những bản án từ 6 năm tù ở và 3 năm quản chế cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, đến kỹ sư Phạm văn Trội 4 năm tù ở, 4 năm quản chế, rồi 3 năm tù ở và 3 năm quản chế cho sinh viên Ngô Quỳnh … nhưng riêng cô Phạm Thanh Nghiên thì vẫn bị biệt giam mà chưa có ngày xét xử


Trên 20 công an và nhân viên an ninh của thành phố Hải Phòng đã đến tư gia của bà Nguyễn thị Lợi để áp giải và bắt giam con gái của bà là cô Phạm thanh Nghiên vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, lúc cô Nghiên đang ngồi toạ kháng trước hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng”.


Trả lời phóng viên Đỗ Hiếu của đài RFA trước nguồn tin cô Phạm Thanh Nghiên được giải thưởng Hellman Hammett của Human Rights Watch, bà Nguyễn thị Lợi khẳng định là việc làm của con gái bà là đấu tranh cho nhân quyền, cho tổ quốc chứ không hề có gì sai trái:

“Con tôi nó tham gia đấu tranh cho nhân quyền của mọi người dân, cho tổ quốc chúng tôi vì ai cũng có quyền hưởng những cái đó. Con tôi nó chỉ nói sự thật thôi cho nên cái đó là cái mà tôi cũng tự hào. Xã hội có cái gì thì nó nói sự thật, thí dụ cháu nó bảo Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam thì đúng là của Viêt Nam chứ còn của ai nữa! Sự thật, cháu nói sự thật!”

Từ Lạng Sơn, anh Nguyễn Tiến Nam, người đã từng tham gia những cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, nói rằng, Phạm thanh Nghiên là một thiếu nữ rất can trường:

“Chị Phạm thanh Nghiên là một phụ nữ dấn thân để theo con đường đấu tranh cho Dân chủ, Tự do cho đất nước Việt Nam. Chị là một người phụ nữ rất là can trường. Chị có một tấm lòng yêu nước rộng mở. Công việc và hành động của chị là mong muốn mang lại một cái gì tốt đẹp cho đất nước, cho xã hội, cho dân tộc Việt Nam”

Chị Phạm thanh Nghiên là một phụ nữ dấn thân để theo con đường đấu tranh cho Dân chủ, Tự do cho đất nước Việt Nam. Chị là một người phụ nữ rất là can trường. Chị có một tấm lòng yêu nước rộng mở. Công việc và hành động của chị là mong muốn mang lại một cái gì tốt đẹp cho đất nước, cho xã hội, cho dân tộc Việt Nam
Anh Nguyễn Tiến Nam


Đề cập đến việc cô Phạm Thanh Nghiên vị bắt giữ hơn một năm nay mà chưa được xét xử, cô Như Ngọc, hiện đang ở Hà Nội cho rằng:

“Theo em thì việc giam giữ cô Thanh Nghiên như vậy là trái phép bởi vì là việc làm của cô không có gì là vi phạm pháp luật cả. Việc bày tỏ chính kiến và nói lên sự thật hiển nhiên là Hoàng Sa và Trường Sa là cuả Việt Nam thì không có gì là chống phá nhà nước”

Yêu Đảng thì được yêu nước là phản động là phá hoại an ninh quốc gia

Và anh Nguyễn tiến Nam thì nhận định :

Trong một năm trời bắt chị, nhà cầm quyền CSVN không tìm được chứng cứ hay một cái tội nào đó để gán ghép, để chụp mũ cho chị để đưa chị ra xét xử nên họ còn giam giữ chị. Đó là một cái điều thật là đau lòng, đáng thương cho một đất nước khi mà một người dân nói lên lòng yêu nước, muốn xây dựng một xã hội có dân chủ, có công bằng, văn minh thật sự thì bị truy chụp là phản động, là chống đối rồi lại rất nhiều cái tội khác mà đảng Cộng sản đã chụp mũ lên đầu những người dám đứng lên đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đất nước Việt Nam”

Theo em thì việc giam giữ cô Thanh Nghiên như vậy là trái phép bởi vì là việc làm của cô không có gì là vi phạm pháp luật cả. Việc bày tỏ chính kiến và nói lên sự thật hiển nhiên là Hoàng Sa và Trường Sa là cuả Việt Nam thì không có gì là chống phá nhà nước
Cô Như Ngọc, Hà Nội

Và anh Nam cũng nói thêm là nếu sống trong một xã hội khác, có lẽ Phạm Thanh Nghiên sẽ được tưởng thưởng thay vì bị bắt giam:

“Chị Phạm Thanh Nghiên bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam hơn một năm nay vì cái tội yêu nước mà nếu ở một xứ sở có Tự Do, Dân chủ, Nhân quyền và quyền con người được tôn trọng thì chị Phạm thanh Nghiên đáng ra phải được thưởng huân chương, được bang khen về tấm lòng yêu nước, về sự can trường của chị, nhưng trong một xã hội chế độ đảng cộng sản độc tài cầm quyền và họ chuyên quyền thì lòng yêu là một sự vi phạm pháp luật”

Khi mà một người dân nói lên lòng yêu nước, muốn xây dựng một xã hội có dân chủ, có công bằng, văn minh thật sự thì bị truy chụp là phản động, là chống đối rồi lại rất nhiều cái tội khác mà đảng Cộng sản đã chụp mũ lên đầu những người dám đứng lên đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đất nước Việt Nam
Anh Nguyễn Tiến Nam


Khi được tin cô Phạm Thanh Nghiên được giải thưởng Hellman Hammett của cơ quan giám sát nhân quyền, cô Như Ngọc, cho rằng Phạm Thanh Nghiên xứng đáng với giải thưởng đó

“Khi được biết tin cô Phạm Thanh Nghiên nhận được giải thưởng này thì em rất vui. Cùng với những người khác thì em thấy là cô Nghiên xứng đáng nhận được giải thưởng.
Em được biết giải thưởng này vinh danh những cây bút trên thế giới dũng cảm bảo vệ cho sự tự do ngôn luận mặc dù những gì họ phát biểu có thể đi ngược lại tiếng nói của chính quyền.

Theo như em biết thì cô Nghiên đã có những hành động và những phát ngôn dũng cảm để nói lên long yêu nước của cô trước sự kiện Trung Quốc chiếm Trường Sa và Hoàng Sa. Cô đã từng toạ kháng tại nhà với biểu ngữ là “Hoàng Sa và Trường Sa là của ViệtNam”. Hành động này và biểu ngữ đó nói lên lòng yêu nước của cô”

Anh Nguyễn Tiến Nam cũng rất vui mừng trước tin này và anh cho rằng việc Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman cho nhân sĩ tại ViệtNam đã nói lên sự không có quyền ngôn luận tại Việt Nam:

Chị Phạm Thanh Nghiên bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam hơn một năm nay vì cái tội yêu nước mà nếu ở một xứ sở có Tự Do, Dân chủ, Nhân quyền và quyền con người được tôn trọng thì chị Phạm thanh Nghiên đáng ra phải được thưởng huân chương, được bang khen về tấm lòng yêu nước
Anh Nguyễn Tiến Nam


“Tôi thật sự vui mừng và cảm động cho chị Phạm Thanh Nghiên vì chị là một người đấu tranh bền bỉ và can trường cho lý tưởng Tự do, Dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi tổ chứ Human Rights Watch trao giải thưởng cho những nhà đấu tranh Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam bị áp bức trong lao tù và trong cuộc sống thì việc đó chứng tỏ rằng; đi đâu nhà cầm quyền ViệtNam cũng nói rằng đất nước ViệtNam có dân chủ, có nhân quyền và có tự do ngôn luận nhưng những việc làm đó đã hoàn toàn trái ngược những gì họ đã tuyên bố với thế giới”

Tôi xin nghiêng mình ngưỡng mộ trước sự can trường, dũng cảm của chị Phạm Thanh Nghiên đã dám nói lên tiếng nói của mình, đã nói thay cho những người không dám nói như trong giới trẻ trên đất nước Việt Nam ngày nay
Anh Nguyễn Tiến Nam


Và anh Nam cũng chia sẻ lòng cảm kích đối với những gì cô Phạm Thanh Nghiên đã làm trước khi cô bị bắt giam:


“Tôi xin nghiêng mình ngưỡng mộ trước sự can trường, dũng cảm của chị Phạm Thanh Nghiên đã dám nói lên tiếng nói của mình, đã nói thay cho những người không dám nói như trong giới trẻ trên đất nước Việt Nam ngày nay. Họ biết và họ hiểu nhưng họ không dám nói vì họ sợ sự áp bức, sự gây khó dễ cho những người dám lên tiếng và chị Phạm thanh Nghiên đã dám đứng lên để nói lên tiếng nói đó thay cho rất nhiều những bạn trẻ như chúng tôi. Điều đó làm chúng tôi ngưỡng mộ chị như một người chị và như một người anh hùng của chúng tôi”

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Tưởng nhớ và ghi ân chiến sĩ Việt Mỹ tại Houston

Mời bấm vào tựa bài để nghe âm thanh


Tưởng nhớ và ghi ân chiến sĩ Việt Mỹ tại Houston


Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2009-10-13


Để tưởng nhớ hàng trăm ngàn quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và hơn 50 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tự Do và Độc Lập cho miền Nam Việt Nam trong suốt 21 năm, một buổi lễ với chủ đề vinh danh chiến sĩ Việt Mỹ đã được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 11 tháng 10 tại thành phố Houston, tiểu bang Texas.




Photo by Hiền Vy, RFA


Buổi lễ vinh danh các chiến sĩ Việt-Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tự Do và Độc Lập cho miền Nam Việt Nam
Buổi lễ đã được những hội đoàn trẻ đứng ra tổ chức, như nhóm những chuyên gia trẻ Việt Mỹ tri ân cựu chiến sĩ Tự Do - YVAPS, nhóm Gia Đình Việt Mỹ - Amerasian và nhóm Góp một bàn tay - Lend a Hand, với sự tiếp tay của những hội cựu chiến binh Việt Mỹ cũng như của các trường học tại Houston.



Vinh danh những người đã hy sinh cho Tự Do và Độc Lập của Việt Nam


Hàng ngàn, hàng ngàn người đã đứng dọc theo đại lộ Bellaire, con đường huyết mạch của khu Tây Nam thành phố Houston, để chào đón một cuộc diễn hành của cựu chiến binh Mỹ Việt cùng với xe hoa, và sự biểu diễn của trực thăng trên bầu trời mưa lất phất. Tiếng reo hò vang dội cả một khu phố.


Sau đó là lễ tưởng niệm những anh hùng đã chiến đấu và hy sinh vì Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập cho Việt Nam. Kế tiếp là lễ vinh danh những cựu quân nhân Hoa Kỳ, cựu quân nhân ViệtNam Cộng Hòa tại khuôn viên tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ.


Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo, một người trong ban tổ chức cho biết lý do các bạn trẻ đã cùng nhau tổ chức buổi lễ:

“Mục đích của ngày lễ hôm nay là tri ân các cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và cựu chiến sĩ Hoa Kỳ và tưởng nhớ đến hơn 50 ngàn chiến sĩ Mỹ đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam cũng như ba triệu người đã hy sinh trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Chúng em rất cảm ơn những cựu chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong chiều dài cuộc chiến suốt 21 năm cũng như những chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh cho đất nước chúng ta …”


“Chiến hữu bao giờ cũng Chiến hữu”

Tham dự buổi vinh danh chiến sĩ Việt Mỹ, có Anh Nhân William Trần, thuộc gia đình Việt Mỹ, đến từ Chicago nói rằng quân nhân Hoa Kỳ đã chiến đấu để bảo vệ tự do và độc lập cho miền Nam Việt Nam :


Mục đích của ngày lễ hôm nay là tri ân các cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và cựu chiến sĩ Hoa Kỳ và tưởng nhớ đến hơn 50 ngàn chiến sĩ Mỹ đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam cũng như ba triệu người đã hy sinh trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo


“Đây là một niềm vinh hạnh lớn lao. Đã hơn 30 năm chúng em chưa có cơ hội ra mắt cộng đồng cũng như ra mắt với những bậc chú cha là những người đã hy sinh, cống hiến thân xác cho Tự do và dân chủ. Sự hy sinh và cống hiến của quân lực ViệtNam Cộng Hòa và quân lực Hoa Kỳ được công nhận và đáng giá là một việc làm oai hùng cho cùng một lý tưởng là Tự Do và Dân Chủ. Sự giúp đỡ của quân lực Hoa Kỳ có mục đích chính là đấu tranh dành độc lập cho đồng bào Việt Nam của chúng ta cho nên chúng em rất hân hạnh có những người cha, người chú như vậy”


Anh Phú, cũng là người mang hai dòng máu Mỹ Việt đến từ Florida nói rằng anh và các bạn rất hãnh diện vì cha chú:


“Chúng tôi có một cái khẩu hiệu là Proud to be Amerasian, tức là chúng tôi tự hào là con của những chiến sĩ Mỹ đã từng sát cánh chiến đấu cho nền độc lập và tự do của miền Nam Việt Nam”


Bà Nguyễn thị Tiến một cựu cán bộ Chiến tranh chính trị tham dự buổi diễn hành cho biết cảm tưởng:


“Tôi không ngờ hôm nay đông người đến như thế, chắc cũng phải một chục nghìn người. Dân chúng đứng rất đông ở hai bên đường, dân của các quốc tịch đứng hai bên đường để chào mừng mình diễn hành. Tôi rất là hạnh phúc khi được làm người dân Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dù đang còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn luôn hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho đồng bào tại quê nhà”.

Đã hơn 30 năm chúng em chưa có cơ hội ra mắt cộng đồng cũng như ra mắt với những bậc chú cha là những người đã hy sinh, cống hiến thân xác cho Tự do và dân chủ. Sự hy sinh và cống hiến của quân lực ViệtNam Cộng Hòa và quân lực Hoa Kỳ được công nhận và đáng giá là một việc làm oai hùng cho cùng một lý tưởng là Tự Do và Dân Chủ.
Anh Nhân William Trần



Ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu phó đề đốc của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa người đã chỉ huy trận đánh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 mà 58 chiến sĩ hải quân đã hy sinh khi chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Trung quốc đã phát biểu:


“Tôi rất cảm động được chứng kiến buổi lễ do các em trong thế hệ sau tổ chức để biết ơn quân lực Mỹ cũng như quân lực ViệtNam Cộng Hòa đã tham dự trong cuộc chiến…”

Và chủ tịch hội quân nhân Mỹ gốc Việt Chris Phan đã xúc động nói lên lòng biết ơn những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu và hy sinh cho Tự do và Độc lập. Đó là những tấm gương cho giới trẻ Việt noi theo.


Một trong những cựu chiến binh Hoa Kỳ được vinh danh là hải quân Jim Edwards từng ở Vũng Tàu nói rằng đây là một buổi lễ rất tuyệt vời và cảm động mà từ trước đến nay chưa bao giờ có. Ông tỏ lời cảm ơn những người đã tổ chức buổi lễ vì theo ông đây là một ngày ý nghĩa nhất từ lúc ông trở lại Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam


Một trong những cựu chiến binh Hoa Kỳ được vinh danh là hải quân Jim Edwards từng ở Vũng Tàu nói rằng đây là một buổi lễ rất tuyệt vời và cảm động mà từ trước đến nay chưa bao giờ có. Ông tỏ lời cảm ơn những người đã tổ chức buổi lễ vì theo ông đây là một ngày ý nghĩa nhất từ lúc ông trở lại Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam


Và một cựu chiến sĩ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là Patrick Perry, người đã từng chiến đấu tại ViệtNam vào những năm 1966, 1967 và 1968 xúc động nói rằng, ông không thể ngờ được chính mắt ông được chứng kiến ngày giới trẻ Việt Nam vinh danh cho ông và chiến hữu của ông.
Ông cũng nói chỉ cần nhìn các người trẻ Việt Nam được sống trong Tự Do Dân Chủ tại Hoa Kỳ thì sự hy sinh của những chiến sĩ Việt Mỹ đã đạt được giá trị. Ông cũng nhấn mạnh rằng; Tự Do không thể tự nhiên mà có, chính nước Mỹ cũng đã mất nhiều xương máu để có Tự Do.

Cựu đại tá Nguyễn văn Nam nói rằng tình chiến hữu vẫn luôn còn đó dù cuộc chiến đã chấm dứt từ trên ba mươi năm nay:


“Cuộc chiến Việt Nam cứ làm mình ray rức hòai bởi vì mình thắng rất nhiều trên các trận chiến. Hầu hết là mình thắng, nhưng mà mình lại thua cuộc do đó mình buồn. Vì mình thua cuộc trên phương diện chính trị thành ra trong lòng mình ray rức.


Chỉ cần nhìn các người trẻ Việt Nam được sống trong Tự Do Dân Chủ tại Hoa Kỳ thì sự hy sinh của những chiến sĩ Việt Mỹ đã đạt được giá trị.Tự Do không thể tự nhiên mà có, chính nước Mỹ cũng đã mất nhiều xương máu để có Tự Do.
Patrick Perry, TQLC Hoa Kỳ


Ngay cả những người Mỹ cũng vậy, họ thắng cuộc rất nhiều. Họ nghĩ là thắng nhưng rốt cuộc lại thua cho nên khi về họ có cái mặc cảm, họ bị cái gọi là “hội chứng chiến tranh Việt Nam” mà cho tới bây giờ họ vẫn còn u uất.
Cái buổi Lễ này làm cho họ cởi mở được phần nào. Họ biết họ thua là vì chính trị, vì biến chuyển của thế giới chứ còn trên chiến trường thì người Mỹ không thua, Việt Nam Cộng Hòa cũng không thua. Ngày hôm nay ghi dấu một điều rất tốt.
Cái tình nghĩa mà những người Mỹ và chúng tôi vẫn nói với nhau là “Brothers always” tức là “chiến hữu bao giờ cũng chiến hữu”


Hiền Vy tường trình từ Houston


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Chư Tăng Houston chỉ trích hành xử của chính quyền trong vụ Bát Nhã





Chư Tăng Houston chỉ trích hành xử của chính quyền trong vụ Bát Nhã

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2009-10-05


Vào ngày 27-9-2009, hàng trăm người vừa công an, cán bộ và xã hội đen đã đến Tu viện Bát Nhã thuộc thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, dùng bạo lực để xua đuổi 400 chư tăng ni ra khỏi Tu viện.


Một số trong 400 chư tăng ni này đã được chùa Phước Huệ cho tạm trú nhưng chính quyền thị xã Bảo Lộc đã dùng loa phóng thanh đưa tin là những tăng ni này chống đối nhà nước và nhà nước đã gia tăng áp lực với Thượng toạ Thích Thái Thuận, trụ trì chùa Phước Huệ, để đuổi những tăng ni Bát Nhã ra khỏi chùa.

Chư Tăng tại Houston nghĩ gì về việc này ? Hiền Vy ghi nhận:

Biến cố Bát Nhã

Hoà Thượng Thích Nguyên Hạnh, trụ trì Trung tâm Phật giáo Chùa Việt Nam cho biết xuất xứ của 400 tăng ni Bát Nhã đang bị nạn:

Tôi nghĩ rằng tình hình Việt Nam như thế nào thì ai cũng biết. Nhà nước Việt Nam cai trị dân như thế nào thì ai cũng biết và tôi nghĩ thiền sư của Làng Mai càng biết rõ điều đó hơn ai hết nhưng Thầy vẫn chấp nhận tất cả để đi về. Về để làm gì? Về vì Thầy muốn gieo những hạt giống Bồ Đề trên một quê hương đầy hận thù, đầy sa đọa, đầy hư hỏng
Hoà Thượng Thích Nguyên Hạnh


“Một số trong đó là đệ tử của các vị tôn đức trong nước. Ngay cả một số lớn là đệ tử của thượng toạ Đức Nghi nhưng tất cả các tăng sinh đó đều tu học theo pháp môn Làng Mai”

Đề cập đến ý kiến của một số đông người cho rằng sự trở về ViệtNam của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã giúp Việt Nam được ra khỏi danh sách CPC, những nước cần được quan tâm, hòa thượng Nguyên Hạnh giải thích:

“Tôi nghĩ rằng tình hình Việt Nam như thế nào thì ai cũng biết. Nhà nước Việt Nam cai trị dân như thế nào thì ai cũng biết và tôi nghĩ thiền sư của Làng Mai càng biết rõ điều đó hơn ai hết nhưng Thầy vẫn chấp nhận tất cả để đi về.


Về để làm gì ? Về vì Thầy muốn gieo những hạt giống Bồ Đề trên một quê hương đầy hận thù, đầy sa đọa, đầy hư hỏng. Thầy muốn về để cứu chữa được một cái gì, đặc biệt là cho tuổi trẻ Việt Nam giữa một cái xã hội băng hoại hết mọi thứ, để nuôi dưỡng được một mầm sống nào cho tương lai.”


Trong khi đó Thượng tọa Thích Giác Đẳng, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại - Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo thì cho rằng biến cố Bát Nhã cho thấy là tại ViệtNam chưa bao giờ nhân quyền được tôn trọng:

"Điều đó một lần nữa cho thấy sự phức tạp của tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Thật ra trong quá khứ thì có nhiều người, thậm chí nói là ở ViệtNam tình hình tôn giáo và nhân quyền cải thiện rất nhiều nhưng trên thực tế thì tại tu viện Bát Nhã cho chúng ta thấy là sự việc không phải như nhiều người đã tưởng.


Có một điều mà có lẽ tất cả chúng ta đều thấy đau lòng là trong một quốc gia pháp trị mà chính quyền có thể dùng đến những người côn đồ, để có thể đàn áp hay giải quyết một sự việc thì điều đó thật sự không xứng đáng một chút nào trong cương vị một cơ chế cầm quyền”.



Thật ra trong quá khứ thì có nhiều người, thậm chí nói là ở ViệtNam tình hình tôn giáo và nhân quyền cải thiện rất nhiều nhưng trên thực tế thì tại tu viện Bát Nhã cho chúng ta thấy là sự việc không phải như nhiều người đã tưởng.
Thượng tọa Thích Giác Đẳng


Trả lời câu hỏi là Phật giáo tại hải ngoại có một giải pháp gì để giúp chư tăng ni tu viện Bát Nhã không, Hoà thượng Nguyên Hạnh cho biết:

“Giải pháp nào thì cũng phải từ ở trong nước. Ở hải ngoại chúng tôi chỉ có thể cầu nguyện để mong các em tu sinh trẻ tuổi này, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng giữ vững được trái tim trong sáng của mình, vẫn giữ vững được lý tưởng, con đường mà các em đã dám đánh đổi cuộc đời của mình để lựa chọn.

Cầu nguyện cho các em để dù ngay cả ở trong một hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, đó là mỗi người mỗi nơi thì các em đó vẫn như là hình ảnh của một đóa sen mọc lên trên quê hương ao tù của Việt Nam hiện nay,”


Thượng tọa Thích Giác Đẳng, thì lại cho rằng:

“Hiện nay trong nỗ lực chung của mọi nơi, không riêng gì Giáo hội, không riêng gì Phật giáo, đã lên tiếng rất nhiều về trường hợp của Bát Nhã. Mong rằng công luận thế giới sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội cảm thấy là họ có trách nhiệm để xử lý công việc hợp tình hợp lý hơn là gây đau thương cho đất nước như vậy.


Nhưng mà có lẽ điều mà mọi người trông cậy là sự lên tiếng của cá nhân Hoà thượng Nhất Hạnh, giáo hội Làng Mai là vì chính sự lên tiếng của hòa thượng sẽ cho chúng ta biết thêm về thực trạng của tăng ni Bát Nhã, nhưng trên một phương diện nào đó thì GHPGVNTN cũng như những giáo hội khác, kể cả những tôn giáo khác, thì đều thấy là phải bày tỏ quan điểm, bày tỏ thái độ rất là không đồng ý, không đồng tình trước một hình ảnh rất là xấu, không phải chỉ riêng cho Phật giáo, riêng cho tu viện Bát Nhã mà là cho cả dân tộc Việt Nam”



Hiện nay trong nỗ lực chung của mọi nơi, không riêng gì Giáo hội, không riêng gì Phật giáo, đã lên tiếng rất nhiều về trường hợp của Bát Nhã. Mong rằng công luận thế giới sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội cảm thấy là họ có trách nhiệm để xử lý công việc hợp tình hợp lý hơn là gây đau thương cho đất nước như vậy.
Thượng tọa Thích Giác Đẳng


Thiền sư Nhất Hạnh lên tiếng

Thật ra thiền sư Nhất Hạnh đã chính thức viết thư gửi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và gửi nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước, yêu cầu che chở bảo vệ chư tăng ni tu viện Bát Nhã, dưới bút hiệu giáo sư Nguyễn Lang. Bình luận đến hai bức thư này, Hòa thượng Nguyên Hạnh cho rằng:

“Sở dĩ Thầy không ký tên Nhất Hạnh là cái tên mà trên thế giới ai cũng biết đến bởi vì Thầy muốn sự việc Bát Nhã này trước hết là nên giải quyết giữa những người việt Nam với nhau để giới hạn những ảnh hưởng có thể không tốt đối với bộ mặt của, ngay cả, Phật Giáo Việt Nam đối với thế giới bên ngoài.


Thứ hai nữa là cũng ở trong giả thuyết cho rằng sở dĩ Thầy lấy tên Nguyễn Lang tức là tác giả của bộ sách ViệtNam Phật Giáo Sử Luận để muốn gửi đi một thông điệp rằng là sự việc này sẽ đi vào trong lịch sử. Và đừng để cho lịch sử sau này sẽ ghi lại đây như là một cái vết ô nhục nhất của nhà nước ViệtNam”


Và Thượng toạ Giác Đẳng cũng có ý kiến như sau:

“Nguyễn Lang là bút hiệu hoà thượng Nhất Hạnh đã dùng để viết 3 bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận thì có lẽ HT muốn nhắn nhủ với nhà cầm quyền rằng HT trong tư cách là một sử gia để nói lên quan điểm của mình và quan điểm đó sẽ được ghi vào trong dòng lịch sử của dân tộc.


Mai hậu, vấn đề Bát Nhã không phải là vấn đề của nội bộ mà sẽ là một trong những điều được ghi nhận rằng; trong giai đoạn đó đã có những hình ảnh rất đau lòng cho đạo Phật và cho cả dân tộc Việt nam”



Sở dĩ Thầy không ký tên Nhất Hạnh là cái tên mà trên thế giới ai cũng biết đến bởi vì Thầy muốn sự việc Bát Nhã này trước hết là nên giải quyết giữa những người việt Nam với nhau để giới hạn những ảnh hưởng có thể không tốt đối với bộ mặt của, ngay cả, Phật Giáo Việt Nam đối với thế giới bên ngoài.
Hòa thượng Nguyên Hạnh


Khi nhắc đến bức huyết thư của một số tăng ni trẻ tại Lâm Đồng gửi đến các cơ quan hữu trách địa phương để bênh vực chư tăng ni Bát Nhã, Hòa thượng Nguyên Hạnh nói rằng đã rất xúc động khi biết là huyết thư đó do những tu sĩ sinh ra và lớn lên tại ViệtNam :

”Tôi rất xúc động khi đọc được huyết thư đó. Không những xúc động mà còn có thêm nhiều niềm tin nơi người tu sĩ của Phật Giáo Việt Nam hiện nay.


Mặc dù sống trong một xã hội như vậy. Mặc dù phải ở trong một cái giáo hội mà xưa nay ở ngoại quốc, nhiều người vẫn nói như là một giáo hội mà bị lệ thuộc bởi nhà nước nhưng với huyết thư đó cho thấy một điều là tăng ni Việt Nam, những người lớn lên trong lòng của đất nước Việt Nam, dưới chế độ đó mà họ vẫn có tất cả tâm hồn, lý tưởng cao đẹp.


Tôi tin họ nói thật đó, tức là họ sẵn sàng chết cho tình huynh đệ, sẵn sàng chết cho tình “Linh sơn cốt nhục”. Tôi cám ơn họ”




(Hiền Vy, tường trình từ Houston, Texas)




Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved