Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Tiếng Nói Của Người Việt Thầm Lặng



Mời bấm vào tựa bài để nghe hay bấm vào "play" để nghe trực tiếp

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA





Tiếng Nói của Người Việt Thầm Lặng


Hiền Vy, thông tín viên RFA
2009-08-27

Trong vài tuần qua, một bản Tuyên Bố bằng Anh Ngữ và Việt Ngữ đã đuợc đăng tải trên nhiều trang mạng Internet, tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của Trung Quốc qua các biện pháp quân sự cũng như kinh tế.


Photo: RFA
Ngư dân VN nay thường đi chung 2, 3 tàu và không dám đánh cá xa ngoài khơi sợ bị TQ thu tàu bắt đóng thuế


Bản Tuyên Bố nhằm kêu gọi người Việt cùng ký tên để gửi đến Liên Hiệp Quốc.
Được biết những lời kêu gọi thiết tha này xuất phát từ một số trong nhóm trí thức, chuyên gia, từng là cựu sinh viên du học tại Úc Châu trước 1975 và đang sống lưu vong tại hải ngoại.

Bản tuyên ngôn của“Người Việt Thầm Lặng”

Bản tuyên bố được ký tên là của một nhóm “Người Việt Thầm Lặng”, đã được nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước ủng hộ. Được hỏi về lý do đưa ra bản Tuyên Bố này, ông Nguyễn Hùng, một thành viên của nhóm, hiện đang cư ngụ tại thành phố Sydney, thuộc nước Úc cho biết:

“Chúng tôi là những người Việt Nam sống tại ngoại quốc, đọc báo biết được nhiều tin tức, thấy hành vi của Trung Quốc đối với người Việt Nam và đối với nước Việt Nam rất là ngang ngược và họ đang có những hành động muốn xâm chiếm Việt Nam. Chúng tôi là người Việt nên thấy cần phải lên tiếng nói, do đó chúng tôi tập họp với nhau để viết lên một bản tố cáo Trung Quốc trước thế giới để hy vọng ngăn chận được hành vi của Trung Quốc”

Một thành viên khác là ông Ngô Khoa Bá, đang cư ngụ tại Houston, nói rằng họ không thuộc vào một đảng phái chính trị nào cả, nhưng trước nguy cơ Bắc Thuộc quá rõ ràng họ thấy cần phải lên tiếng báo động cùng cộng đồng quốc tế.

“Chính quyền Việt Nam hiện tại đã tỏ ra rất nhân nhượng với Trung Quốc về mọi vấn đề. Chúng tôi phải vạch trần mọi âm mưu thôn tính toàn diện ViệtNam của Trung Quốc. Không những Hoàng Sa, Trường Sa mà ở sông Mekong họ còn xây những đập thủy điện ở Vân Nam để bóp chẹt đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam để ViệtNam nghèo, không còn sức chống cự”


Hàng ngàn người Việt trên thế giới ủng hộ

Ông Nguyễn Hùng cho biết trong vòng khoảng 2 tuần lễ qua mà nhóm Người Việt Thầm Lặng đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của người Việt khắp nơi trên thế giới, và nhóm này sẽ chính thức gửi bản Tuyên Bố với danh sách người ủng hộ lên các cơ quan liên hệ đến lãnh hải, môi sinh, nhân quyền của Liên Hiệp Quốc:

“Cho đến nay chúng tôi đã thâu thập được trên dưới một ngàn người tham gia. Cuối tháng 8 này chúng tôi sẽ gửi đợt đầu. Trước hết là sẽ gửi đến ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và các cơ quan trực thuộc trong LHQ để nói lên sự phản đối của tất cả người Việt trên khắp thế giới, sau đó chúng tôi sẽ lần lược gửi đến những vị nguyên thủ của các quốc gia và các vị thượng nghị sĩ, dân biểu để họ biết được tình trạng của đất nước Việt Nam chúng tôi …”

Ông Ngô Khoa Bá nhấn mạnh là mục đích của Bản Tuyên Bố là nhằm khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần độc lập bất khuất của người Việt trong và ngoài nước:

“Việc làm của chúng tôi là gợi lại lòng yêu nước của đồng bào, và cái tánh tự cường, tánh độc lập, tánh quật cường, tánh không muốn làm nô lệ của người Việt ở hải ngoại cũng như trong nước”.

Trong số những người Việt đã ký tên vào bản Tuyên Bố có anh Charlie Vương, cư ngụ tại Houston, nói rằng anh hoàn toàn ủng hộ việc làm này của nhóm NVTL và anh đã nói lên sự quan tâm của mình về Hoàng Sa và Trường Sa:

“Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa đã khẳng định là Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc về lãnh thổ ViệtNam thì không biết tại sao sau năm 1975 thì hai đảo Hoàng Sa Trường Sa lại là của Trung Quốc”

Charlie Vương cũng tỏ ra quan ngại về việc Trung Quốc khai thác Bauxit tại Tây Nguyên:

“Nhà nước Việt Nam không nên để Trung Quốc đưa quân hay là đưa công nhân vào trong lãnh thổ ViệtNam để khai thác. Thứ nhất là liên quan đến vấn đề an ninh của quốc gia, thứ hai là vì ảnh hưởng tới vấn đề môi trường”

Cô Hoài Anh, một cư dân khác tại Houston, tỏ lời cảm ơn những người đã đứng ra làm việc này vì theo cô, rất nhiều ngươì muốn lên tiếng phản đối Trung Quốc nhưng không có cơ hội, thì bản Tuyên Bố này đã tạo cơ hội cho mọi người cùng lên tiếng:

“Em rất cám ơn những người đã đứng ra làm chuyện đó. Riêng về cá nhân em thì em có nghe nhiều tin về việc Trung Quốc có kế hoạch lâu dài muốn xâm lăng Việt Nam nhưng mà em không biết cách nào để làm được một cái gì. Khi mà em đọc được bản tuyên bố đó thì em cũng thấy vui vì biết là mình cũng có cách để làm”


Chỉ là hành động của người Việt Nam có cùng nguyện vọng


Theo Cô Hoài Anh, kết quả của cuộc vận động này còn tùy thuộc vào sự tham gia của nhiều người để có thể gây được sự quan tâm của những chính khách có khả năng gây được ảnh hưởng chính trị, ngoại giao quốc tế, để họ thông cảm được những ưu tư và nguyện vọng của dân Việt:

“Làm sao mà cho những dân biểu, thượng nghị sĩ,.. những người có thể làm thay đổi được sự việc, mà họ biết đây là mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam thì như vậy họ sẽ chú ý …”


Ông Nguyễn Lương Bình, một cư dân tại Dallas, cũng lên tiếng tán thành việc làm của những người đưa ra bản Tuyên Bố,vì theo ông vấn đề này cần được đưa ra công luận quốc tế:

“Bảng Tuyên Ngôn như vậy nói lên tinh thần của dân tộc Việt, những ưu tư và phản khán của người Việt khắp nơi trước những lấn áp và những âm mưu đồ đen tối của đế quốc Trung Hoa. Phải nói cho thế giới biết những âm mưu của Trung Quốc, mình phải làm lớn, làm rùm beng lên … và Kháng Thư này là một thí dụ điển hình”

Đề cập đến diễn đàn Đặc Trưng, nơi có đăng tải kháng thư Tố Cáo Âm Mưu Xâm Lược của nhóm Người Việt Thầm Lặng, có nick Bò Kho viết rằng việc làm này là do Việc Cộng giật dây, và đây chỉ là chiêu bài kêu gọi đoàn kết yêu nước chống ngoại xâm của nhà nước Việt Nam, ông Ngô Khoa Bá cho biết:

“Chúng tôi là những người sinh viên ngày xưa đi du học ở Tân Tây Lan. Chúng tôi có lòng yêu nước. Chúng tôi theo dõi thời cuộc, chúng tôi thấy có bổn phận phải làm một Kháng Thư như vậy. Chúng tôi không thuộc một đảng phái nào cả, chúng tôi không có một tham vọng chính trị nào cả. Ông ấy có quyền phê bình, có quyền nghi ngờ nhưng tôi nghĩ là những lời phê bình của ông ấy không có dựa vào một bằng cớ nào cả.

Chúng tôi làm việc rất là minh bạch, trắng đen rõ ràng. Tôi tin là người Việt Nam rất thông minh, sáng suốt họ nhìn thấy công việc của chúng tôi làm sẽ biết rõ ràng không phải là do đảng cộng sản Việt Nam giật dây gì cả mà biết chúng tôi là những người độc lập chỉ là do lòng yêu nước mà làm thôi”.


Và ý kiến của ông Nguyễn Hùng là:

“Tôi thông cảm sự nghi ngờ của đồng bào mình, nhưng chúng tôi xin bảo đảm với mọi người, nhất là những người ở trong nước là hành động của chúng tôi chỉ hành động của người Việt, chúng tôi không trực thuộc một đảng phái hay một tổ chức chánh trị nào trong cũng như ngoài nước”.


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009

Luật sư Lê Trần Luật và Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe âm thanh

Hay vào đây để nghe:

http://www.haokhidienhong.com

Luật sư Lê Trần Luật và Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư

Thông tín viên Hiền Vy, RFA
2009-08-16



Vào ngày 14 tháng 8 năm 2009, Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã mời luật sư Lê Trần Luật đến làm việc tại trụ sở của Ủy ban.



RFA file -
Luật sư Lê Trần Luật



Tìm hướng giải quyết


Thông tín viên Hiền Vy của ban Việt Ngữ RFA đã liên lạc được với luật sư Lê Trần Luật và được ông cho biết về nội dung của buổi làm việc:

LS Lê Trần Luật:
Bốn giờ chiều ngày thứ Sáu, 14 tháng 8 họ có mời tôi đến trụ sở của Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư (UBBVQLLS). Thành phần tham dự gồm có LS Tiến sĩ Phan Trung Hoài, là chủ tịch UBBVQLLS, LS Nguyễn Huy Thiệp, LS Trần văn Tạo là phó chủ tịch. Ngoài ra còn có 2 vị luật sư nữa là chủ nhiệm Đoàn luật sư Hải Phòng và chủ nhiệm Đoàn luật sư Daklak. Nội dung của buổi làm việc thì họ lắng nghe tôi trình bày lại hoàn cảnh và thực trạng đã cũng như đang xảy ra với tôi, nói riêng và văn phòng luật sư nói chung. Trong buổi làm việc đó thì các bên trao đổi thông tin và cùng nhau tìm ra một hướng giải quyết nhất định.


Hiền Vy:
Thưa, cách đây vài tháng LS có viết đơn nhờ Liên đoàn Luật sư Việt Nam can thiệp để được hành nghề cũng như giúp ông được quyền đại diện tranh cãi trong các vụ án của những nhà Dân chủ miền Bắc trong thời gian tới. Thưa theo ông, việc gặp gỡ này có phải là do bức thư ông đã viết không?


LS Lê Trần Luật:
Vâng, xuất phát từ cái thư tôi đã viết cho Liên đoàn nên chiều 14 vừa rồi họ đã mời tôi lên làm việc. Qua cái buổi làm việc thì một số luật sư trong UBBVQLLS cũng thống nhất rằng các biện pháp mà cơ quan an ninh hạn chế tôi đi lại là thực chất của một dạng biến tướng của cái lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và sắp tới đây, liên đoàn sẽ tìm cách tháo gỡ cái việc này để tạo điều kiện cho tôi có thể hành nghề, nói chung và có thể bào chữa cho các nhà dân chủ ngoài Bắc, nói riêng.

Nhà nước vi phạm pháp luật


Hiền Vy:
Thưa, trường hợp của ông là trường hợp một người không bị án tù hay bị câu lưu mà lại bị cấm cản di chuyển. Như vậy, có phải nhà nước vi phạm hiến pháp hay pháp luật không?


LS Lê Trần Luật:
Chắc chắn là họ vi phạm hiến pháp bởi vì một trong những quyền hiến định là quyền tự do đi lại của công dân. Rõ ràng khi họ hạn chế trên tôi, mặc dù tôi chưa có 1 cái lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của các cơ quan tư pháp, tòa án, kiểm sát v.v. nhưng họ vẫn hạn chế việc đi lại của tôi thì rõ ràng là họ đã tiến hành cái hành động trái pháp luật hay nói chính xác hơn là họ đã tiến hành những hành động trái với hiến pháp.

Hiền Vy:
Thưa ông trong khoảng thời gian qua, khi họ đóng cửa văn phòng luật sư pháp quyền của ông, thì theo như chúng tôi được biết là ông đã phải “làm việc” rất thường xuyên với cơ quan an ninh, thì thưa diễn tiến đến đâu rồi ạ?


LS Lê Trần Luật:
Vào ngày thứ Tư, 12 tháng 8, bên An ninh có mời tôi lên làm việc và họ đặt vấn đề như thế này: Họ bảo là sắp tới họ muốn đưa ra một quyết định xử lý hành chánh là phạt tiền, đồng thời là trả lại các máy móc cũng như là tài sản của tôi. Họ đặt vấn đề đó ra và họ bảo rằng khi đưa ra một quyết định xử lý như thế thì cần phải dựa trên một biên bản vi phạm. Họ kêu tôi ký vào biên bản vi phạm thì họ sẽ ra quyết định xử phạt và trả lại tài sản cho tôi. Nhưng tôi không đồng ý bởi vì đơn giản thứ nhất là tôi không có vi phạm, thứ hai nữa là cái việc mà ký vào biên bản để hợp thức hóa cái chuyện để trả lại tài sản thì tôi không chấp nhận. Họ bảo là nếu không có biên bản vi phạm mà xử lý thì sẽ sai luật, bởi vì không có vi phạm gì thì làm sao mà xử lý. Tôi có nói với họ rằng; nếu như thế thì tại sao cách đây khoảng 4 tháng, tức là vào ngày 29 tháng 4, họ đã tiến hành cái lệnh là khám xét khẩn cấp Văn phòng Luật sư và họ đã tịch thâu hết. Như thế thì tại thời điểm ra cái lệnh, ra quyết định khám xét đó họ cũng đâu có dựa vào cái biên bản vi phạm nào mà họ vẫn cứ tiến hành. Khi tôi đặt vấn đề là chẳng lẽ 86 triệu dân Việt Nam họ muốn khám xét lúc nào cũng được hay sao thì họ bảo riêng trường hợp của tôi là khác. Họ thích khám xét thì họ khám xét. Tôi nói với họ, nếu lúc trước họ lập luận như thế thì bây giờ trả lại tài sản cũng như quyết định xử lý tôi thì họ không cần phải dựa vào biên bản làm gì. Họ bảo như vậy thì trái luật rồi mất công tôi phải khiếu nại, khiếu kiện. Họ bảo nếu tôi không ký vào biên bản vi phạm thì làm 1 tờ cam kết là sẽ không khiếu nại, khiếu kiện thì họ sẽ trả lại tài sản cho tôi. Tôi cũng không đồng ý chuyện đó bởi vì có gì đâu mà phải cam kết như vậy, chuyện khiếu nại, khiếu kiện là quyền của tôi, tại sao tôi phải cam kết là không khiếu nại khiếu kiện. Cuối cùng, sau khi họ trao đổi với lãnh đạo thì họ thống nhất là làm một biên bản làm việc với tôi vào ngày 12 đó.


Hiền Vy:
Như luật sư vừa nói thì có thể nhà nước sẽ cho LS mở lại văn phòng làm việc sau một thời gian bắt đóng cửa. Thưa họ có ra điều kiện gì không ạ?


Nói xấu nhà nước?


LS Lê Trần Luật:
Họ bảo là phải có 1 cái đơn trình bày hoàn cảnh hiện tại là thất nghiệp và muốn làm lại văn phòng, đồng thời trong lá đơn đó phải cam kết rằng là sẽ không làm vụ án chính trị nhạy cảm cũng như là không bào chữa theo cái hướng nói xấu nhà nước thì bên An ninh sẽ xem xét và cho làm lại …

HiềnVy:
Thưa ông, nói xấu nhà nước là sao?


LS Lê Trần Luật:
Tôi cũng không hiểu họ diễn đạt cái nói xấu nhà nước là như thế nào, nhưng họ nói với tôi là họ đọc lại toàn bộ những bài bào chữa của tôi thì cơ quan An ninh thấy rằng tôi không có dựa trên lập luận nào hết, không dựa trên chứng cứ mà chủ yếu là nhằm nói xấu nhà nước thôi, chứ không có đưa ra lập luận, chứng cứ để bảo vệ cho hành vi của thân chủ của tôi. Theo họ, chủ yếu là tôi đi nói xấu nhà nước Việt Nam.

Tôi không đồng ý làm cái đơn như thế. Tôi nói với họ nếu đưa ra điều kiện như thế thì thà rằng tôi thất nghiệp chứ tôi không thể làm như thế được.

Hiền Vy:
Thưa, có sự hậu thuẫn của Liên đoàn Luật Sư Việt Nam trong việc nhà nước có ý định trả lại tài sản và cho ông mở lại văn phòng luật sư không?


LS Lê Trần Luật:
Tôi không biết tác động qua lại như thế nào nhưng qua những diễn biến vừa xảy ra, như là ngày 14 họ làm việc với tôi, rồi tới ngày 16 thì Liên đoàn làm việc với tôi ,thì tôi nghĩ cũng có thể là cơ quan An ninh chịu một sức ép nào đó, hoặc là buộc phải làm việc với Liên đoàn, thì tôi cho rằng cũng có thể là có tác động từ phía Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Hiền Vy:
Xin cảm ơn luật sư, và kính chúc ông nhiều may mắn.


LS Lê Trần Luật: Vâng, xin cảm ơn cô.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Tam Toà tại Houston





Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Tam Toà tại Houston

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2009-08-04



Thể hiện sự cảm thông và chia sẻ những khó khăn mà giáo dân của giáo xứ Tam Toà đang trải qua tại quê nhà, tại Houston trong cuối tuần qua đã có 2 buổi lễ hiệp thông cầu nguyện.



Photo courtesy Vietcatholic
Không riêng ở VN nhiều nơi trên thế giới cũng cầu nguyện cho giáo phận Tam Tòa. Ảnh trên giáo dân GP Vinh thắp nến cầu nguyện




Buổi thắp nến cầu nguyện ngoài trời vào tối thứ Bảy, ngày 1 tháng 8 do Cộng đồng người Việt Houston tổ chức và một buổi hiệp thông cầu nguyện khác vào trưa Chủ Nhật 2/8, của những người con dân vùng Đồng Hới, Quảng Bình, Vinh do Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên chủ tế, tại Nhà thờ Thánh Tử Đạo, nhân dịp Ngài ghé lại Hoa Kỳ trong chuyến công du Rome.

Người giáo dân chỉ muốn đòi Tự do Tín ngưỡng


Trong không khí nóng ẩm của buổi tối thứ Bảy mùa Hè, nhiều người Việt không phân biệt tôn giáo đã cùng nhau tề tựu tại công viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, để thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa

Trong buổi lễ, luật sư Hoàng Duy Hùng đã nói lên sự quan ngại của ông trước việc nhà cầm quyền Việt Nam đối xử với giáo dân Tam Tòa và ông cũng nhắc đến một câu nói của Đức giám mục Cao Đình Thuyên, trong vụ Thái Hà và theo ông, đó có lẽ là lý do đã gây nên vụ Tam Tòa:


“Khi Đức Giám mục Cao Đình Thuyên ra thăm giáo xứ Thái Hà, ngài có nói là “Chuyện Thái Hà cũng là chuyện của Vinh”, thị bộ công an của CS Việt Nam đã gửi một văn thư luân lưu ở tại Nghệ An, nói rằng; hãy coi chừng mấy ông linh mục và giáo dân vì họ đang có âm mưu “lật đổ nhà nước”. Điều đó không có đúng. Người giáo dân đang chỉ muốn đòi Tự do Tín ngưỡng mà thôi, nhưng mà nhà nước CS Việt Nam đã sợ và đã ngăn chận liền.

Do đó cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận thắp nến cầu nguyện hiệp thông với giáo dân Tam Tòa. Cầu nguyện cho Giáo hội Việt nam cũng như cho tất cả các tôn giáo khác, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Tin Lành, Hòa Hảo được tự do sinh hoạt tín ngưỡng và cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình tại Việt Nam”


Dịp này, Đức giám mục Mai Thanh Lương, từ California, qua điện thoại đã cùng hiệp thông cầu nguyện với dân Houston:

“Hôm nay không phải chỉ có một mình Houston mà là khắp nhiều nơi cộng đồng ViệtNam hải ngoại cùng chung lời cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà, và cho Giáo hội Việt Nam, cho quốc gia Việt Nam, nên tôi cũng xin hợp lời hiệp thông với tất cả quí vị cầu nguyện để xin Thiên Chúa đánh động lòng người cộng sản để họ biết mở rộng lương tâm, biết điều hay lẽ phải để họ đối xử với dân chúng một cách nhân đạo và một cách hợp với luật của quốc tế.


Trước nhiều sự việc chúng ta cảm thấy bất lực nhưng sức mạnh của sự cầu nguyện sức mạnh vô song. Vì thế cho nên các hội đoàn và các tôn giáo cùng tất cả anh chị em chúng ta hiệp thông hôm nay và cuối tuần này để cầu nguyện cho xứ Tam Toà và cho quê hương. Chúng ta cũng đừng quên cầu nguyện cho sự vẹn toàn của lãnh thổ Việt Nam vì lãnh thổ của chúng ta đang bị đe doạ rất nhiều bởi sự xâm lấn của người Tàu”


Cho thế giới biết không có tự do tín ngưỡng ờ VN

Trong số những người đến hiệp thông cầu nguyện có một giáo dân trẻ tên Kim cho biết là cô rất bức xúc trước việc đối xử của nhà cầm quyềnViệt Nam với giáo dân :

“Với người cộng sản, giữa con người với con người đã đối xử với nhau không có sự tôn trọng. Hy vọng với sự cầu nguyện làm người ta thấy được điều đó và thay đổi. Với những người dân ở Việt Nam, mà đặc biệt là những giáo dân Công giáo thì không thể nào khuất phục, bắt buộc mình phải lên tiếng nói. Chắc chắn một ngày nào đó ViệtNam sẽ phải thay đổi nhưng trong lúc này thì không nên lùi bước”

Một giáo dân khác, cô Trần Thanh Thuý cho rằng người Việt hải ngoại cần lên tiếng để thế giới biết được hành động đàn áp tôn giáo tại ViệtNam:

“Mọi người nên đi thắp nến, vận động để cho các chính phủ ở các nước tự do biết. Lên tiếng nói để cho nhà cầm quyền cộng sản bớt đàn áp giáo dân. Tôi muốn nói cho những giáo dân ở Tam Tòa, ở tòa Khâm sứ, ở Thái Hà … biết là giáo dân ở nước ngoài luôn luôn hướng về Giáo hội ở Việt Nam. Và tôi mong muốn rằng tất cả các tôn giáo đều được tự do thờ phượng niềm tin của họ”


Ông Đỗ Tiến Hải, một Phật tử đến hiệp thông cầu nguyện, nói rằng ông rất ngưỡng mộ lòng can đảm của giáo dân Tam Tòa:


“Tôi là một người Phật giáo, tôi đến đây để hiệp thông với các tín đồ Thiên Chúa giáo để cùng cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa bên Việt nam. Tôi muốn nói với các giáo dân rằng họ rất là anh dũng khi đã đứng lên để bảo vệ tín ngưỡng của mình”


Và vào trưa hôm sau, đã có một buổi hiệp thông cầu nguyện với sự chủ tế của Đức Giám mục gịáo phậnVinh Cao Đình Thuyên, tại nhà thờ Thánh Tử Đạo.


Tại đây, một giáo dân tên Tuấn cho biết:

“Khi nghe Đức cha Cao Đình Thuyên, Ngài là Đức cha của địa phận nhà, ghé đây trên đường về từ Roma, chúng tôi cảm thấy đây là bổn phận của mình phải đến để gặp người Cha chung mà gốc của giáo phận nhà, để hiệp thông với mọi người, cầu nguyện cho bà con của chúng tôi ở Tam Toà nói riêng và cho tất cả giáo hội tại Việt Nam và người Việt Nam nói chung, ở tại quê nhà”

Và chị Huệ, một giáo dân khác đã bức xúc nói về việc bắt giam giáo dân Tam Tòa của nhà cầm quyền Việt Nam:

“Người cộng sản là vô thần. Cùng chung một quê hương mà họ hành động như vậy là vì họ theo Trung Quốc, giống như là tay trong của Trung Quốc để hành động bắt Đạo một cách công khai như vậy”


Ông Tuấn cũng đã tỏ bày rằng trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại của giáo dân Tam Tòa, mọi người cần đặt hết niềm tin vào Thiên chúa :

“Có những lúc, có những điều mà chúng ta không làm gì được thì mình phải sống bằng tinh thần phó thác cho Thiên Chúa. Có thể bây giờ xin nhưng mà mình chưa thấy, nhưng có những chuyện sẽ đến và mình tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, của Thượng Đế thì Ngài sẽ ban cho, bởi vì những điều mình xin là những điều chính đáng thì Chúa sẽ giúp cho mình”


Hiền Vy tường trình từ Houston


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.