Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa

Moi bam vao tua bai de nghe am thanh

Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2010-01-20


Nguon

Để tưởng nhớ những chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến với Trung Quốc năm 1974, hàng trăm người đã tham dự buổi lễ Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa tại Houston vào chiều 17 tháng 1, đánh dấu 36 năm Trung Quốc xâm chiếm đất biển thuộc chủ quyền Việt Nam.









RFA photo
Tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa


Tưởng nhớ và biết ơn

Dưới làn khói hương nghi ngút với tiếng chiêng trống cổ truyền, hàng trăm người ngậm ngùi tưởng nhớ đến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì tổ quốc tại hải đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, khi tên họ được xướng đọc:

"74 anh hùng tử sĩ Hoàng Sa, những người con yêu của tổ quốc, những người lính biển đã ra đi và không bao giờ trở lại. Người thì ở lại Hoàng Sa cùng với hộ tống hạm HQ-10 để làm chứng tích cho chủ quyền của đất nước trên vùng lãnh hải này.

Người thì trôi dạt trên biển cả, tất cả đã chìm sâu trong lòng của biển mẹ Việt Nam... Hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm HQ-10, tử trận tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974..."




Mặc dù thế lực của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy rất yếu so với hải quân Trung quốc, nhưng với sự can đảm và lòng yêu tổ quốc, những chiến sĩ ViệtNam đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Ô. Nguyễn Ngọc Giang



Trong phần phát biểu của minh, cựu thiếu tá Hải quân Nguyễn Ngọc Giang, người đã tham dự cuộc hải chiến Hoàng Sa nói rằng, mặc dù thế lực của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy rất yếu so với hải quân Trung quốc, nhưng với sự can đảm và lòng yêu tổ quốc, những chiến sĩ ViệtNam đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và đã gây không ít thiệt hại cho Trung Quốc:

"... khi các chiến sĩ biệt hải và người nhái đổ bộ lên, mặc dù đối diện với một lực lượng quá đông nhưng các anh em đã không chùn bước.

Kết quả trận chiến là phía ta có một chiến hạm bị chìm, đó là HQ-10. Ba chiến hạm bị hư hại, 74 chiến sĩ hy sinh, 28 quân nhân bị thương, 48 quân nhân bị TQ bắt giữ, trong số đó có cả bộ binh, địa phương quân và hải quân.


Về phía Trung cộng, có 2 chiến hạm bị bắn chìm, 2 chiến hạm bị hư hại nặng. Số quân nhân TC bị tử thương gồm có 4 hạm trưởng, thì có 3 đại tá, 1 trung tá và tư lệnh mặt trận, tức là tư lệnh phó hạm đội Nam Hải cùng toàn bộ tham mưu của ông đều bị tử thương, gồm có 1 đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy. Và 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến thì hoặc là bị chìm hoặc bị phá hủy sau đó"



Cần hành động



Trong số hàng trăm người tham dự, có cựu thiếu tá Đặng Nhân Khang của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, ông đã xúc động khi nhắc lại cuộc chiến đấu anh dũng của những chiến sĩ đã vị quốc vong thân trong cuộc hải chiến nầy. Và ông nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam ngày nay cần hành động mạnh hơn để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, chứ không thể chỉ lên tiếng phản đối lấy có như người phát ngôn Nguyễn Phương Nga của Việt Nam đã chỉ nói rằng "Trung quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng làm phức tạp thêm tình hình biển Đông" mà thôi:


Trong nước và hải ngoại nên có tin tức về cuộc chiến Hoàng Sa, như những tài liệu của chương trình hôm nay cho giới trẻ biết nhiều thêm để cùng nhau giữ mảnh đất mà cha anh đã đổ biết bao xương máu …
Cô Hiền Nguyễn



"Sự thực thì nhà nước Việt Nam chỉ làm lấy lệ thôi. Chứ đúng ra thì họ phải dựa vào công pháp quốc tế và họ phải đưa ra những văn bản, những lời nói hay những qui ước để phản kháng thì mới đủ. Chúng tôi, đồng bào hải ngoại cũng sẽ tiếp tay..."

Có rất nhiều người trẻ tham dự, trong đó có cô Hiền Nguyễn, mà thân sinh của cô là một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cô cũng đồng ý với ông Khang và cô nói rằng giới trẻ như cô cần phải biết về cuộc chiến Hoàng Sa để cùng nhau gìn giữ đất nước:

"Bà (Nguyễn Phương Nga) phản đối thì em không biết có thực sự mạnh mẽ hay là có áp lực gì không bởi vì chống đối để lấy lệ hay sao đó, tại vì hiện giờ Trung quốc vẫn ngang nhiên nói đó sẽ là nơi du lịch sau này của họ.

Thành ra em nghĩ, trong nước và hải ngoại nên có tin tức về cuộc chiến Hoàng Sa, như những tài liệu của chương trình hôm nay cho giới trẻ biết nhiều thêm để cùng nhau giữ mảnh đất mà cha anh đã đổ biết bao xương máu ..."


36 năm đã trôi qua nhưng tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn được nhắc đến mỗi khi tháng Giêng về, nhất là những năm gần đây, khi Trung Quốc đang có kế hoặch phát triển du lịch tại đảo Tây Sa, là quần đảo mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

Và trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 cũng được người Việt hải ngoại kể cho nhau nghe như là một trận Bạch Đằng Giang của thế kỷ 20.

"Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 đã đi vào lịch sử. Việc thành hay bại, hơn hay thua không còn được đặt nặng, song nhu cầu tìm hiểu sự thật để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê cha đất tổ. Những mong sự hy sinh cao cả của những anh hùng này được vun đúc lòng yêu đất nước Việt Nam và tinh thần chống ngoại xâm của các thế hệ hôm nay và mai sau"