Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Biểu tình phản đối Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston

Biểu tình phản đối Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2010-03-26

Nguồn

Hay tại đây

Hôm thứ Năm 25-3-2010, Cộng đồng người Việt đã tập trung biểu tình phản đối việc khai trương Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Houston, tiểu bang Texas.





Photo: RFA
Biểu tình phản đối sự hiện diện của Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston. Photo by Hien Vy, RFA


Trước nguồn tin này, Cộng đồng người Việt quốc gia Houston đã kêu gọi đồng hương tham dự biểu tình để phản đối việc thành lập tòa Lãnh sự Việt Nam.


Trên dưới một ngàn người đã cùng nhau đến trước cao ốc số 5251 trên đại lộ Westheimer, nơi tòa Lãnh sự tọa lạc trên tầng lầu thứ 11, để bày tỏ thái độ cũng như đòi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng Tự do, Dân chủ và Nhân Quyền cho người dân trong nước.Hiền Vy tường trình.


Hàng ngàn người đã cùng tụ họp trên đường phố, trước một cao ốc nằm ngay bên cạnh khu thuơng mại sang trọng của thành phố Houston, để phản đối sự hiện diện của Lãnh sự quán Việt Nam trong ngày khai trương.


Khai trương Tổng lãnh sự

Hàng ngàn người đã cùng tụ họp trên đường phố, trước một cao ốc nằm ngay bên cạnh khu thuơng mại sang trọng của thành phố Houston, để phản đối sự hiện diện của Lãnh sự quán Việt Nam trong ngày khai trương.


Theo nguồn tin thì chương trình của buổi khánh thành tòa Tổng Lãnh sự bắt đầu lúc 11 giờ, nhưng chưa đến 9 giờ sáng, nhiều người tham dự biểu tình đã có mặt.


Đúng 10 giờ sáng, ngay sau lễ chào quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa, ông Trương Như Phùng, đại diện ban tổ chức đã nói lý do cuộc biểu tình là phản đối nhà nước Việt Nam đã không bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải cũng như không tôn trọng nhân quyền:


“Hôm nay chúng ta đến trước tòa Tổng Lãnh sư của Việt Cộng để đòi Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam. Tại sao người Việt Nam chống xâm lăng lại bị ở tù?”


Có đủ mọi lứa tuổi cũng như nhiều sắc dân tham dự cuộc biểu tình, từ các em sinh viên đến cụ già 98 tuổi, ngồi trên xe lăn.


Có người đến từ California. Có người đến từ những thành phố khác của tiểu bang Texas. Ông Phan Văn Phúc, một người trong phái đoàn đến từ Dallas nói rằng họ đã không ngại đường xa để cùng góp mặt với cư dân Houston phản đối tòa Tổng Lãnh sự:


“Tôi cũng là đại diện cho hội tù nhân chính trị, đến đây để phản đối tòa lãnh sự của họ mở ở đây. Mặc dù hôm nay trời lạnh nhưng mà đồng bào tới đây rất đông. Cờ vàng ba sọc đỏ đầy hết để biểu dương lực lượng để phản đối tòa lãnh sự của họ”.



Trong khi đó, cô Phạm Lưu Giang cư dân của thành phố Houston cho biết lý do cô có mặt:

“Em đến đây để tham gia vào buổi chống lại tòa lãnh sự cộng sản Việt Nam và em đứng đây với mọi người để kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam”.

Hôm nay chúng ta đến trước tòa Tổng Lãnh sư của Việt Cộng để đòi Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam. Tại sao người Việt Nam chống xâm lăng lại bị ở tù?
Ô. Trương Như Phùng


Và anh Tú thì nói sở dĩ anh tham dự biểu tình vì anh được tin là nhà nước Việt Nam đã cho nhiều người Trung quốc đến cư ngụ trên quê hương của anh nên anh phải đến để phản đối và anh mong rằng thế hệ trẻ của anh sau này sẽ tiếp nối con đường đấu tranh của thế hệ cha chú:


“Em được nghe chú bác nói là họ đã cho 50 ngàn dân Trung quốc vào nước của em ở, và em cũng có nghe về chuyện đảo Trường Sa nên em đến đây để phản đối nhà nước Việt Nam. Em rất là cảm kích các chú bác và hy vọng lớp của tụi em sau này sẽ tiếp nối các chú bác”.


Còn cụ bà Trần thị Muôn, ngồi trên xe lăn thì nói là cụ phải tham dự biểu tình để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đương thời:
“Tôi qua đây năm 1975, năm ni tôi 98 tuổi, tôi đi đây để đả đảo cộng sản Việt Nam…”


Lý do phản đối?

Ông Cooley, một cựu chiến binh Hoa Kỳ, từng chiến đấu tại Việt Nam trước năm 1975 chia sẻ rằng, ông tham dự biểu tình là để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh để bảo vệ Tự do trong cuộc chiến Việt Nam, và ông cho rằng việc Hoa Kỳ cho phép tòa Tổng lãnh sự Việt Nam thành lập tại đây là sự phản bội các chiến sĩ đã hy sinh.


Ông Cooley cũng cho rằng tòa Lãnh sự Việt Nam tại Mỹ chỉ là một cơ quan gián điệp nhằm gây khó khăn cho người Mỹ gốc Việt cũng như cho gia đình họ còn đang ở Việt Nam

Tham dự biểu tình là để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh để bảo vệ Tự do trong cuộc chiến Việt Nam, và ông cho rằng việc Hoa Kỳ cho phép tòa Tổng lãnh sự Việt Nam thành lập tại đây là sự phản bội các chiến sĩ đã hy sinh.
Ông Cooley, cựu chiến binh Hoa Kỳ



Cô Thu Nga cùng với em gái tham dự cuộc biểu tình, cũng lo ngại là tòa Tổng lãnh sự có thể làm chia rẽ cộng đồng người Việt tị nạn:


“Tụi em đến đây để biểu tình phản đối nhà nước cộng sản về chuyện nhân quyền, bỏ tù những nhà tranh đấu với là đã dâng đất dâng biển cho Tàu. Cộng đồng Việt Nam đang sinh sống an lành ở đây, bây giờ đặt tòa Tổng lãnh sự ở đây thì họ sẽ len lỏi để phá hoại cộng đồng Việt Nam”.




Một cụ bà 98 tuổi cũng tham dự cuộc xuống đường. Photo by Hiền Vy, RFA


Khoảng 11 giờ trưa, thì tin cho hay, tòa Tổng Lãnh sự của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phải âm thầm khánh thành lúc 9 giờ sáng, trên tầng lầu thứ 11 của cao ốc để tránh đối diện với đoàn người biểu tình và tất cả nhân viên của tòa lãnh sự đã đi cửa sau của cao ốc để đến một nhà hàng trong khách sạn Westin Oaks gần đó để dự tiệc mừng.


Đoàn người biểu tình đã cùng nhau kéo sang trước mặt khách sạn để hô hào phản đối. Luật sư Hoàng Duy Hùng có mặt tại chỗ và đã nhận định sự việc này như sau:

Theo thủ tục ngoại giao thì nhà nước Việt Nam phải gửi thiệp mời đến các cơ quan truyền thông báo chí của Hoa Kỳ cũng như là gửi thiệp mời đến hội đồng thành phố, gửi thiệp mời đến chính quyền liên bang và tiểu bang.
LS Hoàng Duy Hùng


“Theo thủ tục ngoại giao thì nhà nước Việt Nam phải gửi thiệp mời đến các cơ quan truyền thông báo chí của Hoa Kỳ cũng như là gửi thiệp mời đến hội đồng thành phố, gửi thiệp mời đến chính quyền liên bang và tiểu bang.


Rồi sau đó đến ngày giờ thì người ta đến chung vui thì có các vị dân cử có mật để cắt băng khánh thành, Nhưng mà ngày hôm nay cộng sản Việt Nam không có chuyện đó.


Cộng sản Việt Nam không có một viên chức ngoại giao nào đến để cắt băng khánh thành. Không có 1 viên chức nào trong hội đồng thành phố đến vì không ai được mời.


Báo chí Hoa Kỳ cũng không có. Họ chỉ được đón chào bởi một rừng Cờ Vàng ba sọc đỏ và những lời phản đối, kêu gọi tẩy chay tòa Tổng lãnh sự. Và đồng hương của chúng ta gọi đây là cái ổ của tội ác.


Cho nên nếu nói đây là một sự khai trương thì không đươc mà phải nói đây là sự mở cửa lén lút, chui rúc của một nhà nước vô nhân quyền tại Việt Nam”.


(Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)

Người Việt Houston hiệp thông cầu nguyện cho Đồng Chiêm

Người Việt Houston hiệp thông cầu nguyện cho Đồng Chiêm

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2010-03-03

Nguồn

Hay tại đây

Tối Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2010, hàng ngàn người đã tụ tập tại khuôn viên HongKong Mall thuộc khu vực Tây Nam thành phố Houston, để cùng thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm.


RFA PHOTO/ Hiền Vy

Thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm.


Thắp nến cầu nguyện

Buổi thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm do Hội đồng Liên Tôn tổ chức, với sự yểm trợ của Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston.

Trong cái lạnh bất thuờng của ngày cuối tháng 2 tại tiểu bang Texas, hàng ngàn người đã không ngại những cơn gió buốt cắt da từ miền Bắc thổi về, đã cùng nhau đến thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Đồng Chiêm. Có những cụ già tuổi đã cao mà đi đứng phải cần người giúp, đến những bé thơ 5, 6 tuổi cũng theo cha mẹ tham dự.



Đây là một cơ hội để các tôn giáo ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ những nỗi thống khổ về tôn giáo Việt Nam.
Ông Thảo.

Ai ai cũng không khỏi xúc động khi được xem video chiếu lại những cảnh tượng đã xảy ra tại Việt Nam trong những tháng ngày vừa qua. Từ vụ việc Thái Hà, đến Giáo xứ Tam Tòa rồi tu viện Bát Nhã, giáo xứ Đồng Chiêm. Đến những phiên tòa xét xử người tranh đấu cho Tư do, Dân Chủ và Nhân quyền cho Việt Nam, xét xử những sinh viên, bloggers biểu tình hay viết blog để khẳng định lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia.

Buổi lễ có sự hiện diện của đại diện các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo… Mỗi vị đều dâng lời cầu nguyện theo đức tin của tôn giáo mình:

Linh mục Vũ Thành:
“Chúng con huớng về Việt Nam quê huơng thân yêu, đang có những vi phạm nhân quyền trầm trọng. Tượng ảnh bị đập phá, làm nhục. Tín đồ bị đánh đập tàn nhẫn. Người dân thì bị oan ức, mất đất đai nhà cửa ruộng vườn. Những người xả thân tranh đấu cho nhân quyền thì bị tù đày. Thật không kể xiết nỗi thống khổ của chúng con. Kính lạy Thiên Chúa từ bi xin đoái thương ban phước cho người dân lành, sức mạnh cho các vị lãnh đạo tinh thần, sự khôn ngoan cho các người dấn thân tranh đấu để dân nước Việt Nam chúng con được an cư lạc nghiệp, lãnh thổ được bảo toàn…”

Lễ Suy Tôn Thánh Giá. RFA PHOTO/Hiền Vy.

Không phân biệt tôn giáo

Hòa thuợng Huyền Việt:
“Chúng con thành tâm cầu nguyện ơn trên tam bảo chứng minh gia hộ chư thiện thần hộ pháp, gia hộ cho bản nguyện, cho sở nguyện, sở cầu của toàn dân Việt Nam sớm thoát khỏi gông cùm độc đảng toàn trị để cho dân tộc Việt Nam có ngày vinh quang, tự do, độc lập, có được tự do tôn giáo để hành đạo, dựng nước, giữ nước và xây dựng một đất nước phú cường ở vùng Đông Nam Á.”

Một cư dân Houston tên Thảo cho biết ông tham dự buổi thắp nến vì thấy tất cả tôn giáo tại Việt Nam đều đang bị bức áp:

“Ở Việt Nam hiện nay có nhiều tôn giáo lớn nhưng tất cả các tôn giáo đều bị uất hại như nhau. Đây là một cơ hội để các tôn giáo ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ những nỗi thống khổ về tôn giáo Việt Nam. Chúng tôi là một Phật tử, nhưng chúng tôi thấy rằng đó là nổi đau chung của tâm linh cho nên chúng tôi đến tham dự buổi hiệp thông hôm nay.”



Nhìn những hình ảnh họ đập phá cây thánh giá và những tượng của đức Mẹ tôi rất đau lòng. Và những linh mục, những giáo dân bị đánh đập tôi thấy quá tàn nhẫn.
Chị Liên.


Một người khác là ông Trần Năm nói rằng ông đến buổi thắp nến để góp phần trong việc kêu gọi sự công bằng tại Việt Nam và muốn thế giới biết những gì đang xảy ra tại quê huơng của ông:

“Cộng sản đàn áp tôn giáo rồi thì đã đưa đến những sự kinh khủng cho đồng bào mình thì mình phải đi để nói lên sự công bằng và để tố cáo với quốc tế là Cộng sản lật lọng lắm. Tôi đã sống với cộng sản mấy chục năm rồi, đừng có tin họ.”

Trong khi đó, chị Liên thì nói rằng hình ảnh đập phá thánh giá làm chị đau lòng:

“Nhìn những hình ảnh họ đập phá cây thánh giá và những tượng của đức Mẹ tôi rất đau lòng. Và những linh mục, những giáo dân bị đánh đập tôi thấy quá tàn nhẫn. Tôi đến đây để đốt nến cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm và những giáo xứ bên Việt Nam đang bị bức hại.”

Hiệp thông cầu nguyện cho các tôn giáo tại Việt Nam. RFA PHOTO/Hiền Vy.


Một phụ nữ khác, tên Tuyết thì cho rằng thế giới cần biết là tại Việt Nam hiện đang không có những tự do căn bản của con người:

“Cộng sản đàn áp tôn giáo, cướp đất đánh người, hà hiếp nhân dân. Việt Nam không có tự do. Các soeur, các cha ở Đồng Chiêm bị họ đàn áp, họ đánh. Tôi đến đây để phản đối việc họ ăn hiếp dân chúng.”

Còn anh Tuấn là một phật tử thì cho biết anh đến để ủng hộ các chư tăng ni bị đàn áp tại Việt Nam:

“Em thấy trên TV và Đài nói là ở Việt Nam các Ni, các Cô, các Thầy bị nhà nước CS áp bức nên em tới đây để ủng hộ tinh thần.”

Trong tiếng nhạc lời ca của ca khúc Xót Thương Đồng Chiêm và với niềm tin vào Kito giáo, người bạn trẻ johnathon Nguyễn nói rằng hãy giữ vững niềm tin vào thượng đế, và giữ vững niềm hy vọng, mọi sự sẽ được Thiên Chúa giải quyết tốt đẹp.

Hiền Vy tường trình từ Houston.

Theo dòng thời sự:

Tình hình Đồng Chiêm một tháng sau
Đồng Chiêm: chuyến đi không thành
Đi thăm Giáo xứ Đồng Chiêm, 3 tu sinh bị công an đánh
Dư luận về việc đàn áp giáo dân ở Đồng Chiêm
Ban tôn giáo chính phủ làm gì cho Đồng Chiêm