Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

Biểu tình tố cáo Trung Quốc xâm lấn ViệtNam

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Hay nghe trực tiếp tại đây:




Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Biểu tình tố cáo Trung Quốc xâm lấn ViệtNam

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2009-05-25


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Viets-in-houston-demonstrate-against-china-border-05252009084704.html

Vào trưa thứ sáu, 22/5/2009 có khoảng trên dưới 300 người đã tụ họp trước tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston để phản đối Bắc Kinh trước việc xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việtnam, cũng như để phản đối việc Hà Nội cho Trung Quốc vào khai thác Bauxite tại Việtnam.




Photo Hien Vy RFA


Biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston để phản đối Bắc Kinh trước việc xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việtnam



Biểu tình phản đối trước lãnh sự Trung quốc tại Houston

Trước mặt tiền của toà lãnh sự Trung quốc, những lá cờ vàng ba sọc đỏ với cờ Hoa Kỳ đã cùng tung bay trong buổi trưa đầu Hè. Bên cạnh những lá cờ là những biểu ngữ tiếng Anh như: “No to China – Vietnam’s border treaty”, “Down with China”, “We demand China to withdraw from Spartlys and Paracels” “China get out of Vietnam


Xe cộ chậm hẳn lại trên đường để nhận những tờ rơi do người biểu tình phân phát trong tiếng reo hò phản đối Trung Quốc xâm chiếm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việtnam vang lên cả một góc phố.

Và những người biểu tình cũng đã phân phát những tờ rơi cho khách bộ hành.


Như đã thông tin trên báo đài địa phương, đúng 12 giờ, phần chào cờ bắt đầu. Sau đó là những lời phát biểu của ban tổ chức, cũng như của những người biểu tình.

Ông Đặng Quốc Việt, đại diện ban tổ chức, cho biết mục đích của cuộc biểu tình:

“Chúng tôi muốn nói lên sự phản đối của người dân Việtnam trước sự xâm lăng của Trung quốc vào lãnh thổ và lãnh hải của Việtnam. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam là không do dân Việtnam bầu lên qua một cuộc bầu cử tự do mà do một sự quyết định của đảng cộng sản Việtnam, do đó dân tộc Việtnam phủ nhận tất cả mọi hiệp ước mà nhà nước Việtnam đã ký kết với Trung Quốc.


Sự kiện mà nhà nước Việt nam để cho Trung Quốc vào cao nguyên trung phần để khai thác bauxite là một hành vi tiếp tay cho Trung Quốc trong vấn đề để mà thống trị Việt Nam”


Luật sư Hoàng Duy Hùng đã nói rằng thế giới cần biết đến dã tâm bành trướng thế lực của Trung Quốc và ông cũng đã lên án sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội cũng như của Bắc Kinh

Một phụ nữ tham dự cuộc biểu tình đã bầy tỏ sự bất mãn với nhà nước Việtnam trong việc cho Trung Quốc khai thác beauxite:

“Từ ngàn xưa, tổ tiên ông bà đã một lòng chống đối Tầu, đổ bao nhiêu xương máu để đánh đuổi Trung quốc ra khỏi đất nước mà ngày hôm nay, cộng sản Việt Nam đã rước rắn về cắn gà nhà, tức là rước Trung quốc vào để phá rối đất nước Việt Nam, chiếm đóng đất nước Việt Nam của chúng tôi”

Sinh viên hải ngoại kêu gọi đòan kết chống TQ

Một sinh viên của trường đại học Houston đã nói lý do em tham dự cuộc biểu tình và em góp ý về những việc người Việt hải ngoại có thể làm để hy vọng chấm dứt được việc khai thác Bauxite tại ViệtNam


“Hôm nay em đến đây để biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam. Người Việt Nam ở hải ngoại có thể ký những cái gọi là môi trường bị hiểm hoại để gửi về Việt Nam và gửi lên thế giới, nói là Việt Nam đang bị những chất độc của bauxite thải ra làm dơ môi trường.

Trong việc tranh đấu, người dân trong nước phải làm nhiều hơn, phải có tiếng nói nhiều hơn người Việt hải ngoại. Theo em biết thì người dân trong nước cũng đã ký tên phản đối những việc mà nhà nước Việt Nam đang làm và cũng phản đối việc Trung Quốc đang xâm chiếm ViệtNam”


Một sinh viên khác, tên Duy nói rằng việc khai thác bauxite tại cao nguyên trung phần mang lại nguy hại cho dân tộc Việt:

“Dân Việt Nam hiện tại đang còn thiếu công ăn việc làm, dân còn nghèo khổ mà lại cho cả chục ngàn người vào đất nước mình để làm việc trong khi dân mình thì không có việc làm. Thứ hai là vấn đề môi trường sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này là vùng đất đó sẽ bị ô nhiễm, không thể nào trồng trọt được, không thể nào sinh sống được, người dân sẽ bị nguồn nước nhiễm độc …”

Trong tiếng la hét phản đối nhà cầm quyền Việtnam của đoàn người biểu tình, có cả sự hiện diện của các tín đồ Pháp Luân Công, người Mỹ gốc Trung Hoa. Họ đến không những để ủng hộ người Việt hải ngoại mà còn để nói cho thế giới biết rằng nhân quyền đang bị chà đạp trầm trọng tại Trung Quốc

Mặc cho bên ngoài hô hào khẩu hiệu phản đối bằng 3 ngôn ngữ, cánh cửa của tòa lãnh sự Trung Quốc vẫn đóng kín nhưng điều đó đã không làm nản lòng những người biểu tình, anh Michael Hoàng cho rằng:


“Có hàng ngàn người đi qua đi lại, chúng tôi không cần Trung quốc có nghe hay không nhưng Trung Quốc phải biết là dù có đóng cửa thì hàng ngàn người đang đi ngang qua đây, thấy việc chúng tôi đang làm. Những gì chúng tôi làm là cho đất nước Việt Nam, chứ không phải riêng gì cho Trung Quốc …”

Cô Phan Dụy cũng đồng ý như vậy:

“Điều quan trọng là đồng bào của chúng ta đoàn kết và nói cho người dân bản xứ biết rằng là chúng tôi đứng trước một tòa lãnh sự đóng cửa nhưng mà tiếng nói của chúng tôi không vì họ đóng cửa mà không nói lên được nguyện vọng của chúng tôi”

Trước khi cuộc biểu tình chấm dứt, sinh viên tên Duy cho biết, em mong mỏi rằng các người trẻ trong nước cũng như tại hải ngoại hãy cùng nhau cố gắng gìn giữ đất nước:

“Tụi em ai cũng yêu nước cả. Hy vọng những bạn trẻ ở Việt Nam cùng nhau nắm tay lại để mà nói với chính phủ bên đó là đất nước này không phải chỉ của những người trong chính phủ bên đó, mà còn là đất nước của tương lai tụi em sau này nữa. Mảnh đất đó là của cha ông bao nhiêu đời hy sinh xương máu để gìn giữ …Nhiệm vụ của tương lai thế hệ trẻ là phải tiếp tục gìn giữ mảnh đất đó …”




Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2009

Bảo Vệ Lãnh Thổ trước nguy cơ xâm chiếm của Trung Quốc qua việc khai thác bauxite

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Hay nghe trực tiếp tại đây :

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



Bảo Vệ Lãnh Thổ trước nguy cơ xâm chiếm của Trung Quốc
By Hiền Vy



Một cuộc hội thảo về “Bảo vệ lãnh thổ trước nguy cơ xâm chiếm Việtnam của Trung Quốc trong việc khai thác bauxite tại cao nguyên trung phần”, đã được tổ chức vào ngày 17 tháng 5 tại Houston với 2 diễn giả là tiến sĩ Mai Thanh Truyết và tiến sĩ Phan văn Song.

“Chúng tôi long trọng tuyên cáo: Mạnh mẽ phản đối trước cộng đồng quốc tế những hành động bành trướng của Trung quốc, chiếm đọat bất hợp pháp lãnh thổ, lãnh hải và đô hộ Việtnam như một thuộc địa của đế quốc mới. Điều 2; hoàn toàn phủ nhận tất cả các văn kiện, hiệp ước được ký kết giữa 2 đảng và nhà nước cộng sản là Việtnam và Trung Cộng liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải Việtnam …”

Thưa quí thính giả, đó là vài điều trong bản tuyên cáo của cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston do luật sư Hoàng Duy Hùng tuyên đọc, sau cuộc hội thảo dài gần 3 tiếng đồng hồ với rất nhiều người tham dự.

Trong phần đầu của chương trình, tiến sĩ Mai Thanh Truyết đến từ tiểu bang California đã trình bày những nguy cơ của bauxite, và theo ông, bauxite đã không mang lại lợi ích về kinh tế cho Việtnam mà lại mang nguy hại về môi sinh và đặc biệt là nguy hại về an ninh quốc phòng

“Đối với nông trường Nhân Cơ thì sử dụng 4,000 hecta để khai thác quặng mỏ thì sử dụng tối đa là 5,000 công nhân. Nếu sử dụng 4,000 hecta để trồng cây cao su thì sẽ sử dụng tới 129,000 ngàn công nhân cao su”

“Chỉ khai thác một mẫu cao su thì phải cần khai quật 30 tấn và phát thải ra 15 tấn bùn đỏ và nước. Nhưng cao su thì năm sau lại có 2 tấn cao su khác còn vùng đất đã đào lên thì chỉ để ngó với trăng với trời mà thôi”

“Đất nước của chúng ta hoàn toàn bị bao phủ, chúng tôi dùng chữ bao phủ trong nghĩa đen và nghĩa bóng của nó, nghĩa là từ mặt biển đông, từ phường phía tây của dãy trường sơn, từ phía bắc của biên giới Việtnam và ngay cả từ phía nam của mũi Cà mau và điểm cuối cùng là cái xương sống, cái yết hầu của Việtnam là cao nguyên trung phần Việtnam. Và một lần nữa tôi xác nhận; cao nguyên đó hiện nay có thể là một giai đọan sau cùng của sự xâm chiếm của đảng cộng sản Trung quốc với sự hiệp đồng, sự thỏa thuận, sự đồng thuận hay sự kết hợp của đảng cộng sản Việtnam”


Tiến sĩ Phan văn Song, đến từ Pháp quốc trình bày việc Trung Quốc vào ViệtNam đã khuấy động những dân tộc thiểu số với mục đích dùng vùng cao nguyên trung phần để cắt ViệtNam thành 2 phần:

“Người thượng, những người thiểu số có những cuộc bất mãn thì ngày hôm nay Trung quốc đang xử dụng những anh em người Thượng. Họ nhìn nhận phong trào Đêga, nhìn nhận phong trào người Chàm tự trị, nhìn nhận những người thiểu số tự trị … Giấc mơ của Trung quốc là cắt cao nguyên trung phần và những giải đất Bình Thuận thành những vùng tự trị, mà khi cắt ra những vùng tự trị như vậy là nước Việtnam của chúng ta bị cắt làm hai”

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cũng cho rằng việc Trung Quốc vào vùng cao nguyên Trung phần của Việt nam là để hình thành một Tây Tạng thứ 2 của họ

“Nơi đây, nếu tất cả đều thuận tiện theo đúng dự định của họ, thì có thể đây sẽ là Tây Tạng thứ 2 của của Trung quốc”

Trong phần hội thảo, Một tham dự viên cũng nêu lên quan ngại của ông về việc công nhân Trung quốc đã lấy đi công việc làm của người Việt trong nước:

“vấn đề công nhân hiện tại là thất nghiệp mà công nhân Trung quốc đang đổ vào cướp công việc của họ”

Trả lời câu hỏi là người dân Việt trong nước cũng như tại hải ngoại có thể khiếu nại hay phản đối đến liên hiêp quốc hay những cơ quan bảo vệ môi sinh trên thế giới, do sự gây ô nhiễm môi sinh trong việc khai thác bauxite tại Việtnam hay không, tiến sĩ Mai thanh Truyết cho biết:

“Liên hiệp quốc chỉ là một cơ quan có tính cách khuyến cáo hơn là áp đặt luật lệ cho mỗi quốc gia”
Và luật sư Hoàng Duy Hùng thêm rằng:

“Sự khiếu nại không có trực tiếp được lên Liên hiệp quốc mà phải trực tiếp qua chủ quyền của quốc gia. Mà rất tiếc, hiện nay chủ quyền quốc gia đang nằm trong tay cộng sản Việtnam”

Về việc nhà nước Việtnam đang tuyên truyền trên báo đài là sự phản đối về dự án bauxite của trí thức ViệtNam trong nước, mà trong đó có cả cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp, là do những nhóm phản động ở hải ngoại giật dây, tiến sĩ Phan văn Song cho rằng:

“Mỗi khi trong nước có người nói gì thì chắc chắn là nhà nước họ đổ thừa cho chúng ta là những người giật giây. Người Việtnam trong nước không đủ sức, không có sáng suốt để nhận định hay sao!”

Còn ý kiến của luật sư Hoàng Duy Hùng là hải ngoại chỉ cổ súy cho những tiếng nói trong nước mà thôi:

“Trong nước có những tờ báo như tờ Du lịch, tờ Tuổi trẻ, vừa lên tiếng thì nhà cầm quyền đã dùng sức mạnh của mình để bóp nghẹt tiếng nói đó. Đương nhiên ở hải ngoại có nhiệm vụ cổ súy cho tiếng nói đó và mang tiếng nói đó phát huy một cách mạnh mẽ hơn chỉ vì 600 tờ báo và nhiều cơ quan truyền thông trong nước bị bóp nghẹt tiếng nói, không được có tự do”

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã không đồng ý với một số người cho rằng có lẽ vì Việtnam hiện tại quá yếu so với Trung Quốc nên nhà cầm quyền ViệtNam đã phải nhượng bô để bảo toàn lực lượng:

“Chúng tôi không nghĩ rằng nhà nước Việtnam phải nhượng bộ, mà nhà nước Việtnam đã hợp đồng với Trung quốc để thành lập một bành trướng của đảng cộng sản trong chiến dịch nam tiến, nghĩa là kiểm sóat toàn vùng Đông nam á. Do đó cuộc chiến ngày hôm nay không phải là cuộc chiến đối với đảng cộng sản Trung quốc mà là cuộc chiến của cả dân tộc Việtnam ở quốc nội và hải ngoại đối với hai đảng cộng sản là cộng sản Trung quốc và cộng sản Việtnam”

Kết thúc buổi hội thảo là bản tuyên ngôn với điều thứ 5 là lên án hành động bá quyền của Trung quốc:

“Khẩn thiết kêu gọi hơn 86 triệu công dân Việtnam quốc nội và hơn 3 triệu đồng bào hải ngoại cùng ra tay chận đứng đại hoạ diệt chủng và Bắc thuộc mới bằng cách dũng mãnh đứng lên đòi cộng sản ViệtNam ngưng ngay các dự án cho Trung quốc đưa người theo các hãng thầu vào khống chế dân Việt, đồng thời chấm dứt ngay các dự án khai thác bauxite trên toàn lãnh thổ Việtnam.

Thứ 4; Mạnh mẽ đòi hỏi CS Việtnam trả tự do cho các người tù lương tâm tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận. Trao trả quyền tự quyết cho dân tộc Việtnam thông qua cuộc bầu cử dân chủ tự do đa đảng có sự giám sát của quốc tế.

Thứ 5; Khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên án hành động bá quyền và âm mưu bành trướng của Trung quốc trên lãnh thổ và lãnh hải của dân tộc ViệtNam ”


Hiền Vy, tường trình từ Houston
.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Tâm Tình của Giới Trẻ Việtnam trong mùa tốt nghiệp đại học tại Hoa Kỳ

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Hay nghe trực tiếp tại đây:



Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Tâm tình của giới trẻ Việt Nam trong mùa tốt nghiệp đại học


Hiền Vy, thông tín viên RFA
2009-05-12



Tháng Năm là mùa tốt nghiệp của các trường đại học tại Hoa Kỳ. Vào ngày thứ Bảy, 9/5/2009, một buổi lễ tốt nghiệp đã được long trọng tổ chức tại đại học Rice, một trong những trường nổi tiếng của Hoa Kỳ, Hiền Vy tham dự và gửi bài tường trình từ Houston


Thành công không quên công lao cha mẹ

Trong tiếng reo hò vui mừng của các tân khoa và gia đình khi tên của những sinh viên được xướng danh, có những phụ huynh đã xúc động nhớ lại những khó khăn mà họ đã trải qua trong bước đầu đến Mỹ để ngày nay thấy được sự thành công của con cái. Bà Hanna Hoàng cho biết con trai của bà ra trường với 2 bằng cử nhân trong khóa học 4 năm, bà chia sẻ:


“Chúng tôi sang đây bằng diện HO. Nhà tôi bị đi học tập cải tạo 8 năm. Chúng tôi sang đây với gia tài là 20 Mỹ kim. Chúng tôi có 2 đứa con. Năm cháu học đến lớp 11, cháu phải đi làm cho chợ Fiesta. Cháu phải đi nhặt và đẩy những chiếc xe hàng. Nhìn thấy như vậy, chúng tôi rất là thương con, thương vô cùng nhưng tôi luôn khuyên cháu là phải học và phải làm thì mới có thể tiến thân được. Sau hai mươi mấy năm thì niềm mong ước của tôi đã toại nguyện, tôi rất là mừng”

Tân khoa Hoàng Bách Hỷ đến Hoa kỳ lúc 7 tuổi, cho biết đối với em, gia đình rất quan trọng và gia đình đã giúp em thành công. Nói tiếng Việt lưu loát, em cũng cho biết em không muốn quên nguồn gốc của mình:

“Gia đình cháu lúc nào cũng giúp cháu và khuyến khích cháu học nhiều hơn để giỏi hơn. Cháu muốn nói tiếng Việt vì cháu không muốn quên nguồn gốc của mình”

Một tân khoa khác, Sinh ra và lớn lên tại Hoa kỳ, Brian Ngô không nói tiếng Việt nhưng khẳng định là văn hóa Việt Nam ảnh hưởng rất sâu đậm trong em và em luôn tự hào em là người Việt.



Ở đại học sức chịu đựng đôi khi cần hơn kiến thức

Năm nay với tình trạng khủng hoảng kinh tế khắp nơi, rất nhiều sinh viên đang khó khăn trong sự tìm kiếm việc làm, nhưng Hoàng Bách Hỷ cho biết em đã ký hợp đồng làm việc, từ vài tháng truớc, và theo em thì học đại học ở Mỹ chỉ cần có sức mà thôi, giầu hay nghèo không thành vấn đề

“Khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng đến cháu. Cháu nghĩ là nếu mình giỏi thì sẽ có việc làm. Đại học Mỹ không thử thách mình bằng kiến thức mà là bằng sức chịu đựng. Người Việt nam có sức chịu đựng rất giỏi … ”

Brian Ngô thì khiêm nhường cho rằng do may mắn, em đã có sẵn việc đang chờ em nhưng với tình trạng kinh tế khó khăn hiện tại, em thật sự lo lắng cho những bạn cùng ra trường năm nay.

Brian Ngô cho biết vì bố mẹ em rất quan tâm về chính trị nên em cũng để ý nhiều đến vấn đề này. Em theo dõi sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Mỹ và theo em, dân biểu liên bang Cao Quang Ánh cũng như dân biểu tiểu bang Hubert Võ đã tạo niềm tin cho giới trẻ gốc Việt muốn tham dự vào chính trường của Hoa Kỳ


Vẫn quan tâm đến quê nhà


Tốt nghiệp ngành Kinh tế Chính trị, Brian Ngô cũng rất quan tâm đến sinh hoạt kinh doanh của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, cũng như sự thành công của lớp người Mỹ gốc Việt đi trước.

Em cũng cho biết em đặc biệt quan tâm đến vấn đề tranh cãi giữa các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhất là giữa Trung Quốc và Việt Nam, trên chủ quyền của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trả lời câu hỏi về tình hình kinh tế cũng như chính trị tại Việt Nam, Brian Ngô cho rằng trong những năm gần đây Việt Nam đã tạo được những thành quả về phát triển kinh tế nhưng về Tự do, Dân chủ thì Việt Nam còn yếu và Việt Nam cần có sự cởi mở thật sự

Hoàng bách Hỷ cho biết, em vẫn muốn giúp những người Việt trong nước vượt qua những đau khổ và bất công trong xã hội Việt Nam

“Cháu làm việc trong nhiều cơ sở tình nguyện cho Việt Nam, và sau khi ra trường cháu cũng sẽ tiếp tục giúp cho những người Việt trong nước vượt khỏi những khó khăn và bất công họ đang trải qua”

Về tương lai chính trị của Hoa kỳ, Brian Ngô cho rằng, dân chúng Mỹ chưa sẵn sàng cho một vị tổng thống gốc Việt trong thế hệ của em mà có lẽ phải chờ đến thế hệ mai sau, tuy nhiên em hy vọng sẽ trở thành một Thượng nghị sĩ trong tương lai

HienVy RFA
.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Buổi Hội Thảo hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Hay nghe trực tiếp tại đây:

Buổi Hội Thảo hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Hiền Vy , thông tín viên RFA
2009-05-05



Hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa thượng Thích Quảng Độ, “Biểu tình tại gia, bất tuân dân sự”, trước việc nhà nước cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên, một buổi hội thảo đã được tổ chức tại thành phố Houston.


Cuộc hội thảo tổ chức vào chiều 3 tháng 5, nhằm trình bày những dữ kiện liên quan đến môi sinh và an ninh quốc phòng cũng như những lợi hại về kinh tế của quốc gia


Quyết định cho khai thác bô xít là thiếu trách nhiệm

Buổi hội thảo, có hai diễn giả chính là Thượng toạ Thích Giác Đẳng thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Có khoảng trên 500 người tham dự, trong số này, ngoài cư dân của Houston và vùng phụ cận, còn có những người đến từ Dallas, Austin, và từ tiểu bang California. Đặc biệt còn có người đến từ Phần Lan và vương quốc Anh.


Hoà thượng Thích Huyền Việt đã đọc lại lời kêu gọi của đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trong đó có đoạn nói về việc bất tuân dân sự, biểu tình tại gia cho người trong nước vào Tháng 5, và với người Việt hải ngoại, Hoà Thượng kêu gọi không về nước du lịch và không gửi tiền về ViệtNam cũng trong tháng 5.

Thượng toạ Thích Giác Đẳng đã giải thích về những khó khăn mà đất nước đang phải đối phó, tuy nhiên ông cho rằng việc nhà cầm quyền ViệtNam chấp nhận cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một sự lựa chọn thiếu trách nhiệm :

“Đất nước Việtnam không phải là đất nước rừng tiền biển bạc mà nhà cầm quyền muốn xoay xở thế nào cũng được. Chúng ta có nhiều lý do để lựa chọn những điều khó lựa chọn.


Chúng ta phải đặt ưu tiên cho sách lược lâu dài của đất nước, nhưng trường hợp hiện tại khi chúng ta nói về sự khai thác bauxite thì đó là một sự đặc trưng, đặc trưng của một sự lựa chọn thiếu trách nhiệm. Một sự lựa chọn không thể chấp nhận được đối với tiền đồ đất nước”

Nhà cầm quyền Việtnam còn một sự lựa chọn khác đó là giữa lòng dân và thế lực của ngoại bang.


Ở đây nhà cầm quyền coi dân như là một thành phần bị thống trị và thay vì lắng nghe lòng dân, thay vì tìm hiểu xem dân chúng thực sự muốn thế nào thì nhà cầm quyền đã chọn lựa đứng về thế lực của ngoại bang. Đó cũng là một sự lựa chọn rất đáng tiếc”


Cái hại không lường được


Trước khi giải thích những dữ kiện có hại cho nền kinh tế ViệtNam, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa đã nói qua về lịch sử nước nhà rồi ông dẫn đến những tai hại do sự khai thác bauxite mang đến cho người dân cũng như cho an ninh của quốc gia

“Để có 1 tấn ốc xít nhôm, chúng ta phải bỏ ít ra là 2 triệu lít nước để rửa nó ra thì sẽ có được 4 tấn bùn đỏ, còn lại 1 tấn ốc xít nhôm để xuất cảng ra ngoài. Và khi nước đó chảy thì sẽ chảy xuống dưới, tức là cả sông Kê-prong chảy xuống sông Đồng Nai”

“Trước hết là sự hủy diệt môi sinh, kế đến là hủy diệt toàn bộ nền văn hóa của địa phương đó, của 19 sắc tộc người thiểu số. Và sau đó là xâm phạm vào an ninh quốc gia. Từ cao nguyên Bô la Văng, giáp giới với Lào, xuống đến cao nguyên Komtum, cao nguyên Komplum, cao nguyên Kom hà Nừng, Pleiku … cao nguyên Lâm Viên … và cao nguyên Chi Linh.. Cả vùng đó là vùng chiến lược của đất nước chúng ta.


Đấy là xương sống của chúng ta. Khai thác bauxite ở ngoài, bên trong đoàn ngũ hoá, thành những trại lính. Có thể họ đã đem cả sư đoàn vào trong đó, họ làm gì ta cũng không biết”


Và theo ông, việc để cho Trung Quốc khai thác bauxite đã được thảo luận trong Đảng từ nhiều năm trước nhưng mãi đến gần đây thì dân chúng mới biết tin:

“Nhiều chuyên gia, nhiều đảng viên lão thành trong Đảng đã nói lên chuyện này từ cuối năm trước trong khi thực sự dự án này đã manh nha từ nhiều năm trước rồi mà bây giờ dần dần dân chúng ở trong nước mới biết.”

Trong phần thảo luận, các cử tọa đã góp nhiều ý kiến cũng như phương pháp để đưa tin tức về đến người dân trong nước. Một tham dự viên đến từ Dallas cho biết là cô sẽ tuân theo lời kêu gọi của đại lão hòa thượng Quảng Độ vì không bằng lòng với việc nhượng bộ Trung quốc của nhà cầm quyền Việtnam


“Đảng cộng sản Việtnam đã nhường đất, nhường lãnh hải cho Trung quốc và bây giờ khai thác bauxite nữa thì đó là một điều lợi cho Trung quốc sau này vì vậy người Việt hải ngoại rất phẫn uất. Đây là môi trường để cho Trung quốc chiếm dần đất đai và có thể đồng hóa luôn người Việt mình”

Cô Thiên Hương chia sẻ cảm nghĩ của cô :

“Em đến từ Phần Lan. Em rất ủng hộ và rất quí trọng Hòa thượng Quảng Độ. Đã có những công trình to lớn để cho người dân có thể làm nhưng nhà nước lại không cho đồng bào chúng ta làm việc đó mà lại đưa công nhân của nước ngoài đến. Đó là điều chúng ta không thể chấp nhận được”

Anh Dương Ngọc cũng không đồng ý việc Trung Quốc đưa công nhân của họ đến Việtnam làm việc trong khi người dân Việt lại không có việc làm

“Người mình có khả năng làm công việc đó mà tại sao lại để cho hãng Trung quốc đưa người của họ vào ?”

Buổi hội thảo đã kết thúc khi tất cả tham dự viên đã đồng ý một bản quyết nghị, ủng hộ lời kêu gọi của đại lão hòa thượng Quảng Độ và cũng yêu cầu nhà nước Việtnam gấp rút nạp hồ sơ phân định thềm lục địa ngoài khơi của ViệtNam cho liên hiệp quốc trước thời hạn chót là ngày 13 tháng 5.