Thứ Hai, 29 tháng 12, 2008

Tám Giáo Dân Thái Hà Yêu Cầu Báo Đài Đính Chính về việc đưa tin sai sự thật

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe


Tám Giáo Dân Thái Hà yêu cầu báo đài đính chính về việc đưa tin sai sự thật

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-12-29


Vào ngày thứ Hai, 22 tháng 12 năm 2008, 8 giáo dân Thái Hà, là các bà Ngô thị Dung, Lê thị Hợi, Nguyễn thị Nhi, Nguyễn thị Việt, và các ông Lê Quang Kiện, Nguyễn Đắc Hùng, Thái Thanh Hải, Phạm chí Năng đã gửi văn thư yêu cầu đài truyền hình VTV1 và báo Hà Nội Mới đính chính nguồn tin sai sự thật mà họ đã loan tải về phiên toà ngày 8tháng 12.




Photo courtesy Vietcatholic


Khẳng định việc làm không hề sai trái, và không nhận tội


Trong phiên tòa này, 8 giáo dân bị buộc 2 tội là gây rối loạn công cộng và phá hoại tài sản. Mặc dầu họ luôn khẳng định rằng việc làm của họ không hề sai trái, nhưng báo đài tại ViệtNam đã nói rằng những giáo dân này đã cúi đầu nhận tội để được nhà nước khoan hồng.

Trong phiên tòa tại Ô Chợ Dừa, tất cả 8 giáo dân luôn khẳng định những việc làm của họ là không hề sai trái, nhưng báo đài trong nước đã không đưa tin như vậy.

Ông Nguyễn Đắc Hùng kể lại:

“Tất cả chúng tôi đi ra tòa hôm đó ai cũng hiên ngang hết, không ai phải cúi đầu. Chúng tôi đi trong tư thế ngẩng cao đầu chứ không như truyền hình báo chí thì họ vẫn đưa tin là mình cúi đầu nhận tội và xin hưởng sự khoan hồng của nhà nước thì cái đó hoàn toàn bịa đặt.. Chúng tôi có 1 cái đơn khởi kiện đài truyền hình và báo chí trong nước

Cái này chúng tôi bức xúc lắm nhưng cũng phải đành vì mình là người dân, không đúng thì tất nhiên mình phải kêu oan thôi. Không biết rồi sẽ đi tới đâu, không biết rồi nhà nước có chấp nhận cái sư thật không hay là họ lại không chấp nhận sự thật. Tôi xem báo đài thì bảo là mọi ngườii cúi đầu nhận tội mà hôm ấy chúng tôi không có ai cúi đầu nhận tội cả. Chúng tôi vẫn khẳng định đọc kinh là đúng chứ không sai”.


Đề cập đến việc báo đài trong nước đã đưa tin là tất cả 8 giáo dân đã cúi đầu nhận tội, Bà Nguyễn thị Việt khẳng định là bà và các giáo dân khác không có tội thì làm sao mà nhận được :

“Tám giáo dân nói chung và bản thân tôi nói riêng khẳng định là chúng tôi không có tôi cho nên rằng thì là không có việc là chúng tôi cúi đầu nhận tội được. Vì vậy mà tất cả các thông tin đại chúng, những nơi nào mà nói chúng tôi cúi đầu nhận tội để được sự khoan hồng của nhà nước là sai.

Và nếu như là cái thông tin nào mà nói những lời nói như vậy thì chúng tôi có quyền bắt họ cải chính mà nếu họ không cải chính thì chúng tôi phải kiện họ. Chúng tôi không có cúi đầu nhận tội vì chúng tôi có tội gì đâu!”


Ông Phạm chí Năng nói rằng, báo đài là của nhà nước nên họ có quyền thông tin không đúng sự thật, nhưng 8 giáo dân nhất định đòi cho được sự thật:

“Cái này là đài của ViệtNam, người ta thông tin một chiều. Người ta nói trên truyền hình, người ta có cầm bút, cầm giấy, người ta có lời nói, đưa lên những phương tiện thông tin đại chúng, thì người ta nói như thế nào, đó là phần của người ta.


Tốt nhất là mình không nên nghe thông tin một chiều để nó sai lệch đi. Chừng nào mắt mình nhìn thấy, tay mình sờ được, thậm chí là còn nhiều người thấy nữa thì mình hẳn nên tin. Còn nếu như báo đài ViệtNam, truyền hình ViệtNam mà vẫn đưa những hiện trạng không đúng sự thật thì chúng tôi sẽ gửi đơn để khiếu nại về chuyện đó. Chúng tôi đòi hỏi sự thật”.


Ông nói thêm rằng, ông mong những cơ quan truyền thông hãy nói lên sự thật và công bằng:

“Thật là nực cười, cả thế giới chưa từng có một phiên tòa như vậy. Sự thật vụ việc không có đáng là bao nhiêu mà cứ tố tình làm to lên. Hằng ngàn cảnh sát cơ động, hằng mấy trăm cảnh sát chìm, cảnh sát mật, ép vào một phiên tòa gọi là công khai. Vậy mà phải qua bảy, tám trạm công an chúng tôi mới lên được phòng xử án.


Chúng tôi cảm thấy rất tủi thân, vì nhà nước thật tình không giúp và đồng tình ủng hộ chúng tôi. Tôi rất mong những người cầm bút viết lên đâu là lương tâm của mình, đâu là sự thật, đâu là chân lý. Tôi xin đài Á Châu Tự Do nói lên sự thật. nói lên sự công bằng…”


LS Lê Trần Luật, người đã biện hộ cho 8 giáo dân Thái Hà cho biết những giáo dân này đã qúa bức xúc trước việc báo đài nhà nước đưa tin không đúng sự thật nên họ đã có thư yêu cầu báo đài đính chính:

“Các giáo dân cho rằng, việc báo Hà Nội Mới cũng như là đài truyền hình VTV1, trên phương tiện thông tin đại chúng đã bảo rằng, họ cúi đầu nhận tội, là đã xúc phạm đến danh dự của họ, bởi vì họ khẳng định tại phiên tòa cũng như trong suốt quá trình của vụ án là hành vi của họ không có phạm tôi nhưng bây giờ các báo đài, các công cụ truyền thông đại chúng đưa lên là họ cúi đầu nhận tội.


Họ có cảm giác đó là một sự xúc phạm, và một chừng mực nào đó nó ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của họ nên họ khởi kiện. Trước khi khởi kiện thì họ có đơn yêu cầu cải chính trước. Tôi cho rằng hành động như thế là rất lịch sự và rất tôn trọng pháp luật”


Chính quyền đưa tin sai sự thật nhằm mục đích gì


Được hỏi lý do gì mà báo đài lại đưa tin sai lạc về vụ án này, luật sư Lê Trần Luật cho biết ý kiến của ông:

“Trước hết tôi cần khẳng định rằng việc báo đài đưa tin giáo dân nhận tôi là đã đưa tin sai sự thật. Tôi xin tái khẳng định lại một lần nữa đó là thông tin sai sự thật. Còn việc chính quyền đưa tin sai sự thật nhằm mục đích gì, thì theo chủ quan của tôi, tôi nghĩ trước hết chính quyền muốn biện minh với dư luận.


Họ muốn cho dư luận thấy rằng, bản thân các giáo dân đã cúi đầu nhận tội thì điều đó có nghĩa là tiến trình xử lý vụ Thái Hà của nhà nước là hoàn toàn chính xác. Theo tôi thì chính quyền muốn tranh thủ dư luận và muốn tranh thủ niềm tin trong một cuộc khủng hoảng niềm tin mà chính quyền đã bị mất.


Bây giờ, tiếp theo vụ Thái Hà, họ đã hành xử quá sai trái. Để biện minh cho hành động sai trái này thì, chính quyền luôn luôn chỉ có một mục tiêu là làm sao cho giáo dân thừa nhận rằng giáo dân có tôi, nhưng chính quyền đã không đạt được mục đích này vì tất cả giáo dân đã khẳng định không có tội.


Cho nên bây giờ chính quyền dùng cái công cụ truyền thông để nói với dư luận rằng giáo dân đã thừa nhận mình sai trái, thì điều đó có nghĩa là nhà nước đang hành động đúng, và khi nhà nước hành động đúng thì đó là cách thức họ biện minh với dư luận rằng chính quyền vẫn còn uy tín đối với xã hội, đối với công luận…”



Mặc dù tất cả báo đài trong nước đều đưa tin giống nhau, nhưng 8 giáo dân chỉ đưa đơn đòi đài truyền hình VTV1 và báo Hà Nội Mới đính chính vì hai cơ quan này có trụ sở chính tại Hà Nội và các giáo dân cho biết, trong vòng một tuần lễ, nếu 2 cơ quan truyền thông này không đính chính thì họ sẽ khởi kiện để đòi bồi thường danh dự.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

Giáo Dân Thái Hà Kháng án

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe âm thanh

Giáo dân Thái Hà kháng án

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-12-22


Ngày 8 tháng 12 năm 2008, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt 8 giáo dân của giáo xứ Thái Hà về các tội danh “gây rối trật tự công cộng” và “hủy hoại tài sản”.




Photo courtesy of Vietcatholic


8 giáo dân bị buộc tội là các bà Ngô thị Dung, Lê thị Hợi, Nguyễn thị Nhi, Nguyễn thị Việt, và các ông Lê Quang Kiện, Nguyễn Đắc Hùng, Thái Thanh Hải, Phạm chí Năng.

Phiên tòa công khai trên tầng 4 UBND phường Ô Chợ Dừa, số 55 phố Hoàng Cầu, đã kết thúc chỉ trong một ngày xét xử với mức án từ cảnh cáo, tới tù treo cho các nạn nhân.

Ngày 17 tháng 12 năm 2008, tất cả tám nạn nhân đã đồng loạt kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Tòa án thành phố Hà Nội vì xét thấy hành vi của họ không vi phạm pháp luật và mức án như vậy là không công bằng.


Bản án này quá bất công với chúng tôi nên chúng tôi phải kháng án kêu oan. Chúng tôi chỉ đọc kinh cầu nguyện với lại ra đấy để đòi sự công bằng và sự thật thôi chứ chúng tôi có ra đấy đánh nhau chửi nhau đâu mà kết tội chúng tôi, do đó chúng tôi phải kháng án
Ông Nguyễn Đắc Hùng



Phản đối các bản án


Cùng với 8 giáo dân của giáo xứ Thái Hà, Luật sư Lê Trần Luật đã đến tòa án quận Đống Đa nộp đơn kháng cáo kêu oan cho họ. Một trong 8 giáo dân là ông Nguyễn Đắc Hùng đã cho biết lý do ông kháng cáo:

"Bản án này quá bất công với chúng tôi nên chúng tôi phải kháng án kêu oan. Chúng tôi chỉ đọc kinh cầu nguyện với lại ra đấy để đòi sự công bằng và sự thật thôi chứ chúng tôi có ra đấy đánh nhau chửi nhau đâu mà kết tội chúng tôi, do đó chúng tôi phải kháng án"

Bà Nguyễn thị Việt nói rằng dù là bản án treo, bà cũng bị mất những tự do căn bản của người dân:

"Ngay từ đầu, công việc cầu nguyện của chúng tôi là hướng về Đấng tối cao. Chúng tôi nhìn thấy Đức Mẹ đứng trong khu đất trống đấy. Đức Mẹ là Đấng chúng tôi tôn sùng, chúng tôi yêu mến và chúng tôi cầu xin cái gì cũng được. vì vậy với lòng thôi thúc của đức tin, chúng tôi đập bức tường ấy để đi vào nhanh hơn và sạch hơn chứ chúng tôi không có ý định là ghét bỏ hay bực bội gì.

Cho nên cái việc này, chúng tôi không có tội vì đất này là đất của nhà thờ mà chúng tôi muốn vào với Đức Mẹ thì đâu có tội. Nơi đấy là linh địa của chúng tôi, từ xưa đến nay chúng tôi đã khẳng định đất đấy là của nhà thờ. Chúng tôi có đập cái tường đó để vào thì chúng tôi cũng không có tội, mà đã không có tội thì chúng tôi phải kháng cáo. Bị cái án treo này chúng tôi cũng mất tự do đi lại, mất tự do sinh hoạt của chúng tôi và thứ hai là chúng tôi còn cái danh dự nữa"


Tôi không có tội gì hết mà nhà nước ghép cho tôi cái tội như vậy. Tôi có làm cái gì đâu! Tôi chỉ đập mấy mét tường trong vòng có một hai phút, còn nhà nước thì đập hết đi đó thôi. Bây giờ người ta đã làm cái công viên cây xanh rồi.
Ông Phạm Chí Năng



Ông Phạm Chí Năng chỉ muốn thấy công lý và sự thật được thực thi :


"Tôi không có tội gì hết mà nhà nước ghép cho tôi cái tội như vậy. Tôi có làm cái gì đâu! Tôi chỉ đập mấy mét tường trong vòng có một hai phút, còn nhà nước thì đập hết đi đó thôi. Bây giờ người ta đã làm cái công viên cây xanh rồi.

Mà một phiên tòa người ta xử bất công với tôi như vậy thì lý do gì mà tôi không làm đơn kháng cáo vì tôi không có tội. Tự dưng nhà nước ghép cho tôi cái tội như thế thì tôi không đồng ý nên tôi làm đơn kháng cáo. Đề nghị toà án xét xử để trả lại sự tự do và công bằng cho tôi. Đâu là công lý! Đâu là sự thật! Tôi chỉ đòi hỏi như vậy"

Khuyến cáo của chính quyền

Sau phiên tòa ngày 8 tháng 12, những nạn nhân của giáo xứ Thái Hà đã được công an và nhân viên an ninh khuyến cáo là không nên kháng án vì có thể bản án sẽ nặng hơn cho họ, như lời của ông Nguyễn Đắc Hùng:

"Trước đó có mấy người gọi điện về nhà tôi bảo là đừng kháng án. Hôm trước thì lại có một người bên tòa án gọi về, ý là muốn thăm dò coi có kháng án hay không. Cái vụ án này đối xử với chúng tôi rất là bất công nên bắt buộc chúng tôi phải kháng án.

Bên phía chính quyền thì họ gọi về bảo là không nên kháng án bởi vì kháng án có thể là không tốt, cũng có thể là y án, cũng có khi là tăng hơn và cũng có khi là không giảm"

Còn ông Phạm Chí Năng thì khẳng định là ông sẵn sàng chấp nhận kết qủa của việc kháng cáo, để công lý được sáng tỏ:


Bên phía chính quyền thì họ gọi về bảo là không nên kháng án bởi vì kháng án có thể là không tốt, cũng có thể là y án, cũng có khi là tăng hơn và cũng có khi là không giảm

Ông Nguyễn Đắc Hùng



"Cái đó thì phụ thuộc nhà nước, vì nếu đã là một phiên tòa thì tôi đòi hỏi một sự công bằng, đúng pháp luật. Tôi không sợ đi tù. Nếu nhà nước kể cả xử y án thì tôi sẽ kêu lên tòa án cao hơn, hoặc nếu tòa án cao hơn vẫn bắt tôi phải ngồi tù thì tôi sẽ chấp nhận ngồi tù vì sự thật vẫn là sự thật. Tôi có làm gì đâu mà phải cảm thấy xấu hổ, nhục nhã."

Kháng cáo

Nhưng theo LS Lê Trần Luật, thì việc kháng cáo không làm tăng án được:

"Tôi được nghe các giáo dân trình bày rằng các cơ quan công an hoặc là chính quyền địa phương có đến khuyên họ là đừng kháng cáo vì kháng cáo như thế chẳng có lợi gì và có khả năng tăng án.

Tôi xin khẳng định rằng nói như thế là sai với qui định của luật hình sự Việt Nam. Kháng cáo chỉ có lợi chứ không bao giờ có hại vì như thế này; Cấp phúc thẩm xem xét lại bản án cua cấp sơ thẩm là chỉ có thể y án hoặc là giảm nhẹ, chứ không thể có tăng lên.

Hãy hỗ trợ cho chúng tôi bởi vì nếu không có truyền thông và công luận thì khó có thể thành công được. Do vậy tôi luôn luôn mong muốn giới truyền thông hỗ trợ cho chúng tôi trong bước đường kháng cáo kêu oan sắp tới

LS Lê Trần Luật



Họ chỉ tăng lên trong trường hợp viện kiểm sát là kháng nghị, đề nghị tăng án nhưng trong trường hợp này thì không được, bởi vì tại cấp sơ thẩm vị kiểm sát đã đề nghị một mức án và tòa đã xử giống như vị kiểm sát đề nghị cho nên viện kiểm sát không có lý do nào để kháng nghị.

Như vậy chỉ còn lại là kháng cáo của các bị cáo thì cấp phúc thẩm không được làm bất lợi tình trạng của bị dáo đang có. Có nghĩa là họ chỉ có thể xử y án hoặc là giảm chứ không thể có trường hợp tăng được."

Dù luật pháp của Việt Nam đã có ghi rõ như vậy, nhưng LS Lê Trần Luật vẫn rất mong sự hỗ trợ của mọi người, đặc biệt là giới truyền thông

"Hãy hỗ trợ cho chúng tôi bởi vì nếu không có truyền thông và công luận thì khó có thể thành công được. Do vậy tôi luôn luôn mong muốn giới truyền thông hỗ trợ cho chúng tôi trong bước đường kháng cáo kêu oan sắp tới"

Và các giáo dân cũng trông mong sự hiệp thông cầu nguyện của mọi người

"Chúng tôi đang kháng cáo nhưng cũng đang cầu nguyện xin Chúa và Đức Mẹ soi chứng mở lòng cho các nhà lãnh đạo quốc gia để tìm ra sự thật mà giải oan cho chúng tôi"

"Xin tất cả hãy cầu nguyện cho chúng tôi để giúp chúng tôi đòi lại được công bằng, đòi lại sự thật để bớt cái bất công" .

Download attachment >>

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008

Sinh viên Việt Nam bị ngăn chận biểu tình phản đối Trung Quốc

Mời bấm vào tựa bài để nghe âm thanh

Sinh viên Việt Nam bị ngăn chận biểu tình phản đối Trung Quốc


Hiền Vy, phóng viên RFA
2008-12-09


Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của sinh viên thanh niên Việt Nam hôm 6-12-2008 đã bị lực lượng an ninh dày đặc dập tắt ngay từ đầu.



AFP PHOTO/RADIO NEW HORIZON

Trước đây cũng đã từng xảy ra nhiều vụ hành hung, đánh đập các nhà tranh đấu. Hình: Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị công an khóa tay bóp cổ trước chợ Đồng Xuân Hà Nội hôm 29-4-2008, vì tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc.



Bảo vệ chủ quyền

Bức xúc trước việc tập đoàn dầu khí Trung Quốc bỏ ra gần 30 tỉ Mỹ kim để khai thác dầu khí trên vùng biển đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, sáng thứ Bảy 6-12-2008, thanh niên sinh viên trong nước đã tổ chức biểu tình trước các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn để phản đối.

Tại Sàigòn, theo tin tức từ Blog Vàng Anh thì có khoảng 70 hay 80 sinh viên tản mác gần khu vực toà Tổng lãnh sự Trung Quốc trên đường Nguyễn thị Minh Khai và vài nhóm sinh viên khác cũng có mặt gần Nhà thờ Đức Bà:

“Tôi đi tới chỗ… thì thấy có một toán sinh viên khoảng 70 hay 80 người. Tôi đảo xe lên nhà thờ Đức Bà thì thấy vài nhóm xinh viên nữa. Bao quanh hồ Con Rùa thì xe jeep và những xe khác rất nhiều kể cả lực lượng xe… bao quanh khu vực đó và cả khu diamond plaza… Khu mà công viên nhà thờ Đức Bà ngó qua, thì công an ngồi hết trơn rồi, ít thanh niên và sinh viên lắm. Chỗ em đang đứng ở đây thì vài sinh viên đang ngồi coi tình hình thôi. Toàn là thấy công an nhiều thôi…”

Tôi đến biểu tình để chống sự xâm lấn của tập đoàn Bắc Kinh, Trung Quốc. Họ đã tuyên bố Trường Sa, Hoàng Sa là của họ và chi 29 tỉ đô để khai thác dầu khí trên biển đông của nước Việt Nam.
SV Nguyễn Tiến Nam



Tại Hà Nội, trên đường đến nơi tụ họp, sinh viên Nguyễn Tiến Nam cho biết:

“Tôi vừa bắt đầu đi, trên đường đến 46 Hoàng Diệu, tôi đến biểu tình để chống sự xâm lấn của tập đoàn Bắc Kinh, Trung Quốc. Họ đã tuyên bố Trường Sa, Hoàng Sa là của họ và chi 29 tỉ đô để khai thác dầu khí trên biển đông của nước Việt Nam. Họ đã gây áp lực với 2 công ty của Mỹ để không hợp tác với tập đoàn Petro Vietnam mà khai thác dầu khí trên vùng biển đông của Việt Nam”.

Anh Nguyễn Tiến Nam cũng nói thêm rằng, các cuộc biểu tình là do lòng yêu nước của giới trẻ:

“Điều đó là do sự làm việc và lòng yêu nước của thanh niên và của người dân Việt Nam chúng tôi. Vào hồi trung tuần tháng 12 năm 2007, nhà cầm quyền Bắc Kinh Trung Quốc đã tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của họ và tuyên bố thành lập huyện đảo Tam Sa, thì khi đó, chúng tôi cũng đã đứng lên, để bảo vệ đất nước Việt Nam, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, bằng những cuộc xuống đường biểu tình của sinh viên học sinh. Sau đó thì nhà cầm quyền Trung Quốc không thành lập Tam Sa nữa”.


Bị ngăn chận, dập tắt


Riêng cuộc biểu tình vào sáng thứ Bảy, ngày 6 tháng 12 tại Hà Nội, anh Nguyễn Tiến Nam nói là do sự kêu gọi của sinh viên nhiều trường đại học tại Hà Nội:

“Tôi đang ở khu vực trường đại học bách khoa, có một số các bạn sinh viên bắt xe buýt đi ra khu vực 46 Hoàng Diệu. Các khu đại học khác như đại học công nghiệp, đại học kinh tế quốc dân và những đại học khác thì cặp những chuyến xe như chuyến 32, chuyến xe 02, về để tụ tập trưóc 46 Hoàng Diệu”.

Khi đến trước Đại sứ quán Trung Quốc, anh Nam thấy rất nhiều công an đã có mặt tại đấy:

“Hiện tại tôi thấy có khoảng 70 công an tại số 46 Hoàng Diệu, vườn hoa Lenin. Riêng tôi thì có 2 công an và 1 người thường đuổi tôi đi”.

Sau khi bị ép buộc rời khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, sinh viên Nguyễn Tiến Nam kể lại sự việc đã xảy ra:

Biểu tình phản đối sự xâm lấn biển đông của Trung Quốc là một hành động vô cùng thiết thực và thích hợp nhưng chính nhà cầm quyền làm tôi thất vọng tràn trề.
SV Nguyễn Tiến Nam


“Hôm nay là mùng 6 tháng 12, chúng tôi một nhóm sinh viên có 25 người, chúng tôi tản mác quanh khu vực Đại sứ quán Trung Quốc để chờ đợi anh em tập trung để biểu tình phản đối Trung Quốc, phản đối sự hình thành dự án Tam Sa của Trung Quốc, đầu tư 29 tỉ đô la mới đây để khai thác dầu mỏ trên đất nước vùng lãnh hải Việt Nam.

Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại vu cho chúng tôi những tội danh rất chi là lạ đời, như chống phá nhà nước, rồi thế này, thế nọ, thế kia… Chúng tôi hoàn toàn cực lực phản đối việc đó của nhà nước Việt Nam. Tôi thì không bị bắt nhưng bạn của tôi là anh Phạm Hồng Vỹ thì bị làm việc từ sáng đến giờ vẫn chưa được thả ra”.


Tại phường công an Điện Biên, quận Ba Đình, anh Phạm Hùng Vỹ đã kể lại:

“Vào khoảng 7giờ 30 sáng, tôi đã có mặt ở khu vực cách đại sứ quán Trung Quốc 46 Hoàng diệu khoảng 300 mét và đến khoảng 9 giờ rưỡi thì tôi ra đứng cùng với các anh em sinh viên. Sau đó các anh em sinh viên có nói rằng là chúng ta có thể đưa cờ lên không thì tôi bảo; thứ nhất ở đây không có qui luật nào cấm chúng ta tụ tập, thứ hai là không có một qui định nào cấm người ta cầm cờ tổ quốc mình cả.

Thế là tôi cùng một số anh em sinh viên nữa, bắt đầu đưa cờ ra và đứng đối diện với Đại sứ quán Trung Quốc số 46 Hoàng Diệu. Chỉ tầm 3 phút thôi thì rất nhiều người họ vây chúng tôi lại và lúc đầu họ bảo rằng là không được tụ tập ở đây, sau đó thì họ đẩy chúng tôi đi”.



Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy gửi đến Ban Việt ngữ ý kiến của Bạn. email: vietweb@rfa.org, hoặc có thể tham gia thảo luận tại trang blog của RFA www.rfavietnam.com

Sinh viên Nguyễn tiến Nam đã bày tỏ tâm tình và nguyện vọng của anh:

“Biểu tình phản đối sự xâm lấn biển đông của Trung Quốc là một hành động vô cùng thiết thực và thích hợp nhưng chính nhà cầm quyền làm tôi thất vọng tràn trề. Đất nước Việt Nam là của nhân dân Việt Nam, hải đảo Việt Nam là của đất nước Việt Nam.

Cho dù chúng ta có chết, có sống hay vi một lý do gì thì vì đất nước Việt Nam, vì vận mệnh của quốc gia, chúng ta có thể bỏ hết mọi việc để đòi lại công lý và sự thật cho đất nước Việt Nam”.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2008

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, Sài Gòn

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe âm thanh


Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, Sài Gòn

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-12-06



Phản đối Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông, Sáng thứ Bảy 6-12-2008, thanh niên sinh viên học sinh Việt Nam đã biểu tình trước các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn.


Theo các nguồn tin tại chỗ, cuộc biểu tình diễn ra trước Đại sứ quán Trung Quốc, 46 Hoàng Diệu, Hà Nội và Tổng sứ quán Trung Quốc tại 39 Nguyễn thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh; để phản đối Trung Quốc về việc đã chi gần 30 tỉ Mỹ kim để khai thác dầu khí trên vùng biển đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy gửi đến Ban Việt ngữ ý kiến của Bạn. email: vietweb@rfa.org, hoặc có thể tham gia thảo luận tại trang blog của RFA www.rfavietnam.com

Công an, an ninh thành phố Hà Nội đã ngay tức khắc giải tán họ. Anh Phạm Hùng Vỹ bị bắt đưa về đồn công an phường Điện Biên quận Ba Đình Thành phố Hà Nội.


Thông tín viên Hiền Vy đã có cuộc trảo đổi nhanh với Anh, và tường trình như sau:


Hiền Vy
Đây là Hiền Vy, phóng viên của đài ACTD

Phạm Hùng Vỹ
Chào phóng viên của đài ACTD. Tôi là Phạm Hồng Vỹ tôi đang ở đồn công an phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Hiền Vy
Thưa anh chuyện gì đã xảy ra sáng hôm nay, khi các anh bị bắt vậy ạ ?

Phạm Hùng Vỹ
Vào khoảng 7giờ 30 sáng, tôi đã có mặt ở khu vực cách đại sứ quán Trung Quốc 46 Hoàng diệu khoảng 300 mét và đến khoảng 9 giờ rưỡi thì tôi ra đứng cùng với các anh em sinh viên. Sau đó các anh em sinh viên có nói rằng là chúng ta có thể đưa cờ lên không thì tôi bảo; thứ nhất ở đây không có qui luật nào cấm chúng ta tụ tập, thứ hai là không có một qui định nào cấm người ta cầm cờ tổ quốc mình cả. Thế là tôi cùng một số anh em sinh viên nữa, bắt đầu đưa cờ ra và đứng đối diện với Đại sứ quán Trung Quốc số 46 Hoàng Diệu. Chỉ tầm 3 phút thôi thì rất nhiều người họ vây chúng tôi lại và lúc đầu họ bảo rằng là không được tụ tập ở đây, sau đó thì họ đẩy chúng tôi đi.

Anh em sinh viên bị tách riêng ra và một số người thì đã bị xuất trình giấy chứng minh nhân dân và rồi họ thả về. Tôi thì họ không làm gì nhưng thấy tôi đi vòng vòng tới lúc tôi quay lại thì người ta kéo tôi vào quán Café đối diện và lúc đấy có một số người tự xưng là công an thành phố Hà Nội họ bắt đầu đôi co với tôi việc này việc kia, sau đó có một anh rất sừng sộ, nói với tôi như thế này “Nếu mà cậu không ngừng lại thì chúng tôi không đảm bảo tính mạng cho cậu từ giờ trở đi”.

Tôi không thể hiểu đấy là đe dọa kiểu gì và tôi nói rằng: Thứ nhất anh đe dọa một người khác rất nghiêm trọng. Thứ hai là tôi khẳng định nếu anh nói câu đấy ra, dám ghi ra, anh ký vào, thì OK, chúng ta không cần phải nói gì nữa. Sau đó thì tôi bảo anh là người làm về pháp luật mà anh vi phạm pháp luật thì tôi không nói chuyện với anh nữa. Tôi quay ra, muốn bỏ về thì họ giữ tôi lại và đưa tôi đến công an phường Điện Biên và họ lấy lời khai của tôi và giữ tôi từ 10 giờ đến bây giờ. Bây giờ họ đang muốn kéo tôi vào làm việc tiếp

HiềnVy
Thưa anh bên HàNội bây giờ là mấy giờ ạ ?

Phạm Hùng Vỹ
Dạ HàNội bây giờ là 5 giờ chiều ạ

HiềnVy
Vâng, thưa anh sáng nay có nhiều sinh viên ở 46 Hoàng Diệu không ạ ?

Phạm Hùng Vỹ
Anh em sinh viên và cả những người khác nữa, họ đến đứng tản mác chung quanh khu vực ấy. Riêng trước vườn hoa Lenin thì tôi quan sát thấy có khoảng 100 người. Nói chung thì mọi người vẫn chờ đợi, có một biển hiệu hay bandrole hoặc cờ phướng giăng lên thì họ ra đứng. Khi chúng tôi vừa kéo cờ ra thì một số anh em chạy ra thì ngay lập tức lực lượng an ninh họ bao vây ngay

HiềnVy
Vâng, thưa an ninh có đông không ạ ?

Phạm Hùng Vỹ
Có thể nói đến khoảng 60 phần trăm số người có mặt trong vòng bán kính cách đại sứ quán 500 mét, thì hết 60 phần trăm là lực lượng công an phường, rồi công an quận, công an thành phố và an ninh các thứ, họ mặc thường phục và quân phục

HiềnVy
Có tất cả bao nhiêu người bị bắt, thưa anh ?

Phạm Hùng Vỹ
Dạ có mình tôi bị bắt thôi. Họ kéo tôi vào họ yêu cầu tôi 2 việc rất vô lý. thứ nhất là họ cấm tôi không được đến khu vực đại sứ quán, vườn hoa, lăng Bác, nếu không được phép của cơ quan an ninh. Thứ hai là họ yêu cầu tôi là khi đi ra đường thì phải mang theo chứng minh nhân dân để khi người ta yêu cầu thì phải xuất trình. Họ yêu cầu tôi ký vào đấy hoặc là nhận xét gì về cái văn bản. Tôi khẳng định rằng văn bản đấy là văn bản vi phạm pháp luật …

(Tiếng qua lại giữa nhân viên của đồn công an và anh Phạm Hồng Vỹ)

Tôi xin tiếp tục, cái văn bản họ đưa ra bắt tôi ký thì tôi nói đó là văn bản vi phạm pháp luật bởi vì pháp luật qui định công dân có quyền đi bất cứ đâu, trừ trường hợp họ là một tội phạm hình sự hoặc là họ bị tước quyền, hạn chế quyền. Tôi yêu cầu họ trả lời tôi thứ nhất là cái việc sáng nay tôi có mặt (tại đại sứ quán Trung Quốc) tôi đã vi phạm điều khoảng nào của luật ViệtNam, thứ hai là nếu tôi không vi phạm luật, thì tại sao lại giữ tôi trong 7 giờ đồng hồ và tôi khẳng định rằng tôi sẽ không rời khỏi đây nếu tôi không được câu trả lời thích đáng

HiềnVy
Thưa lý do nào mà sáng nay sinh viên tụ tập tại 46 Hoàng Diệu vậy ?

Phạm Hùng Vỹ
Tôi không dám đại diện cho ý kiến của các anh em sinh viên và mọi người nhưng chúng tôi theo dõi thông tin thì ngày 22 tháng 11 vừa qua, thì tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã công bố dự án trị giá 29 tỉ đô la Mỹ để khai thác dầu khí trên vùng biển Đông. Và đây là một trong những hành động mà có thể khẳng định là vi phạm trắng trợn chủ quyền của ViệtNam. Trước đó họ đã có nhiều những hành động gây hấn và liên tục gây hấn và theo tôi nghĩ thì chắc chắn rằng là với trách nhiệm công dân thì ít nhất là mọi người có một nguyện vọng cất lên tiếng nói là chúng tôi phải bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của mình

HiềnVy
Thưa anh có muốn nhắn gửi gì đến thính giả của đài ACTD không ạ ?

Phạm Hùng Vỹ
Tôi nghĩ rằng, việc công dân đi biểu tình hoặc đi thể hiện cái quan điểm của mình là một chuyện hết sức bình thường và ở tất cả các nước thì họ đều mong muốn người dân bày tỏ nguyện vọng để mà các cơ quan chính quyền phục vụ dân tốt hơn nhưng riêng ở Việt Nam thì biểu tình là sự rất nhậy cảm mà tôi không hiểu tại sao khi đất nước mình bị một kẻ bao vây, cô lập, rồi cướp đất, cướp biển mà dân đi biểu tình cũng bị theo dõi, bị hạch sách nọ kia. Điều đó không thể chấp nhận được. Tôi muốn là ở góc độ thứ nhất là công dân thì họ được quyền làm được những điều pháp luật không cấm và pháp luật Việt Nam phải tuân thủ điều đó …

Xin lỗi chị và xin lỗi thính giả, là họ yêu cầu tôi làm việc tiếp ạ

HiềnVy
Vâng, xin chúc anh may mắn ạ

.

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2008

Vụ Án Thái Hà - Quan Điểm của LS Lê Quốc Quân

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe âm thanh

Quan điểm của Luật sư Lê Quốc Quân về vụ án giáo dân Thái Hà


Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-12-06



Chỉ còn vài hôm nữa là phiên tòa xét xử 8 giáo dân Thái Hà về hai tội là hủy hoại tài sản quốc gia và gây rối trật tự công cộng. Luật sư Lê Quốc Quân đã viết một bài để bào chữa cho 8 bị cáo này.


Bà Ngô thị Dung - Hình từ NET


Bà Nguyễn thị Nhi - Hình từ NET


Bài viết có tựa là “Bài Bào Chữa cho Công Lý ở Thái Hà” đã được đăng trên rất nhiều tờ báo và truyền đi khắp nơi trên thế giới qua mạng internet.

Không đủ yếu tố pháp lý

HiềnVy hỏi chuyện Luật sư Lê Quốc Quân về vụ việc này. Trước hết LS Lê Quốc Quân cho biết:

“Tôi là một luât sư, đồng thời là một tín hữu, một giáo dân của giáo xứ Thái Hà cho nên trong việc xét xử như thế, tôi rất nhiều cảm xúc. Trên 2 phương diện, nếu trên phương diện tình cảm thì tôi rất là thương và thấy rất bất công đối với những nạn nhân. Còn trên phương diện pháp lý thì chính tôi đã có một bài bào chữa nói rằng đem người ta ra xét xử như thế là không đúng. Vừa không đúng luật mà có thể sẽ có tác động rất là tiêu cực đối với chính những giáo dân mà đồng thời đối với hình ảnh của Việt Nam. Nếu kết án họ nặng nề thì theo tôi quả thực là sai trái.”



Những người nào nhận sai thì được tại ngoại còn mấy người không nhận sai thì vẫn bị nhốt.”
Bà Lê thị Hợi



Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng nhà nước không đủ yếu tố pháp lý khi truy tố 8 giáo dân Thái Hà về 2 tội hủy hoại tài sản quốc gia và phá rối trật tự công cộng.

“Nhà nước nói đến chuyện hủy hoại tài sản và gây rối trật tự, thế nhưng mà nếu đã xét vào luật thì phải xét về động cơ, mục đích và hậu quả. Cuối cùng thì họ (những bị cáo) đã không gây ra một hậu quả gì cả, mà đất thì đã trở thành vườn hoa. Bức tường mà người ta phá thì cuối cùng nhà nước đã phá đi. Thứ hai là bảo họ gây rối thì bản thân họ không gây rối gì cả mà họ lại còn có công trong việc phát hiện, mà theo tôi thì họ đã đập tan được một âm mưu tham nhũng rất là lớn ở chỗ này.”

Khi được hỏi tại sao không trực tiếp tham dự bào chữa cho các giáo dân Thái Hà, Luật sư Lê Quốc Quân cho biết:

“Tôi thật sự cộng tác một cách rất tích cực với Luật sư Lê Trần Luật và Luật sư Lê Như Hương là hai luật sư bào chữa cho vụ này vào ngày 8 tháng 12. Tôi liên lạc với họ thường xuyên , tâm sự, nói chuyện với nhau những góc độ về mặt pháp lý, về cách thức đọc hồ sơ để tìm hiểu bản chất vụ án. Nhưng khi ra xét xử trước tòa thì cá nhân tôi bị người ta rút giấy phép hành nghề của tôi và họ khai trừ khỏi đoàn luật sư. Hiện nay tôi đang khiếu nại và họ chưa có quyết định giải quyết. Thành ra tôi không có tư cách đó.”

Hủy hoại tài sản quốc gia?

Trong số 8 bị cáo sẽ phải ra tòa vào ngày 8 tháng 12 tới đây thì có 2 người là bà Ngô thị Dung và Nguyễn thị Nhi vẫn đang bị giam giữ tại hỏa lò vì cương quyết cho rằng việc làm của họ không hề sai trái:

“Chúng tôi chỉ có một mục đích là vào để cầu nguyện. Khi cha Uy làm lễ thì chúng tôi chỉ có làm dễ đường vào để cầu nguyện. Mọi người ở bên ngoài còn tôi đang ở bên trong. Những mảnh tường rơi xuống thì tôi lấy cái cuốc sang những gạch vỡ.

Chúng tôi không có một hành vi gì để gây phá hoại tài sản của xã hội. Họ cho là tôi phá hoại tài sản nhưng mà tôi nghĩ đó là không phải. Tôi không có tội. Tôi nghĩ đơn giản là tôi không có tội. Sự việc của tôi làm đúng chứ tôi không có làm sai.”


Còn 6 người khác thì đang được tại ngoại. trong đó có bị cáo Lê thị Hợi đã cho biết lý do bà được tại ngoại là vì trong tiến trình điều tra, công an đã ép buộc bà phải nhận hành động của bà là sai:

“…Cứ nói mãi nói mãi, dằn co đúng sai nên tôi bảo: Nếu không có đất của giáo hội thì không bao giờ tôi phá bức tường này để vào. Vì đất của giáo hội cho nên chúng tôi mới đẩy cái bức tường này để vào cầu nguyện cho nó tiện. Thế mà họ cứ ép mãi, nói mãi, họ bảo tôi: Bà phải nhận cái sai của bà, là bà phá bức tường này đi là sai.

Thế là cuối cùng tôi phải nhận là: Vâng, thế là tôi đập cái bức tường là sai, nhưng mà nếu không có cái đất của giáo hội thì tôi không bao giờ tôi phá cái bức tường đó. Những người nào nhận sai thì được tại ngoại còn mấy người không nhận sai thì vẫn bị nhốt.”


Công lý và sự thật

Luật sư Lê Quốc Quân cho biết ý kiến của ông về việc này:


Nhà nước nói đến chuyện hủy hoại tài sản và gây rối trật tự, thế nhưng mà nếu đã xét vào luật thì phải xét về động cơ, mục đích và hậu quả. Cuối cùng thì họ (những bị cáo) đã không gây ra một hậu quả gì cả, mà đất thì đã trở thành vườn hoa.
LS Lê Quốc Quân


“Việc này hết sức là thú vị và đáng lưu tâm bởi vì nếu như ai đó mà thừa nhận tội thôi và chỉ nói là việc làm của mình sai thì có thể lúc đó người ta quay trên vô tuyến và người ta nói là đã thừa nhận tội như vậy. Và thừa nhận tội trong việc làm của mình, một việc làm chính đáng như thế, thì coi như là phủ nhận luôn cái tính chính đáng của những người khác đang cầu nguyện cho công lý, sự thật và hòa bình cho ViệtNam.

Rất nhiều lần tôi đã nghe các Cha nói rằng không phải là chuyện 2 miếng đất, mà là chuyện mình đòi hỏi công lý và sự thật. Thế thì cái việc làm của người nào đó là để bảo vệ, để dành lấy công lý và sự thật, nhưng nếu thừa nhận, mà cái thừa nhận đó bị chính phủ tuyên truyền lên, làm cho mạnh lên thì nó sẽ mất đi cái tính chính đáng trong công cuộc đòi công lý và sự thật”


Và ông giải thích thêm rằng:

“Thứ hai nữa là cần phải lưu tâm là có thể có nhiều nhận tội trong quá trình điều tra nhưng người ta có quyền thay đổi tư tưởng, tức là có quyền thay đổi ý. Trong luật gọi là phản cung. Rất nhiều vụ án trải qua nhiều năm tháng khác nhau, quá trình điều tra rất phức tạp, khi thì người ta thừa nhận những điều đó đúng, sau đó người ta đổi ý, bảo rằng những điều người ta làm hoàn toàn sai, nhưng một thời gian sau nữa, thì người ta lại bảo rằng người ta làm như vậy là đúng rồi …Cái tiến trình đó xảy ra rất thường xuyên, thế nhưng mà theo qui định của pháp luật thì chỉ có những lời người ta nói ra tại tòa trong lúc phiên xử và cái quan điểm của người ta thể hiện một cách công khai tại tòa vào ngày xử mới đáng lưu ý. Và cái đó là cái tòa phải xem xét, chứ không phải là dựa vào cái bản cung của công an khi họ dụ dỗ, khi họ ép buộc hoặc khi họ thuyết phục mà đồng ý, rồi xong rồi lấy cái đó làm căn cứ coi như phản ánh cái quan điểm chính thức và chính thống của họ thì điều đó không đúng.”

Thứ hai, ngày 8 tháng 12 , 8 giáo dân Thái Hà sẽ bị xét xử trước tòa án Nhân dân, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, vì tranh đấu cho công lý và sự thật. Nhưng theo Linh mục Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Phạm Trung Thành thì họ sẽ không cô đơn trong phiên toà đó.

“Không phải chỉ có 8 anh chị em bị cáo đó đâu, mà những người khác cũng là bị cáo, có các cha dòng Chúa Cứu Thế, có các anh chị em, có chúng ta đây…”

.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2008

Phản Ứng của Bị Cáo và Nhân Chứng trước ngày xét xử giáo dân Thái Hà

Mời click vào tựa bài bên trên để nghe âm thanh


Phản ứng của bị cáo và nhân chứng trước ngày xét xử giáo dân Thái Hà


Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-12-04




Photo: Vietcatholic.
Parishioners pray at Thai Ha parish in Hanoi.



Ngày 26/11/2008, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa đã ra thông báo thay đổi thời gian khai mạc phiên tòa xét xử 8 giáo dân liên quan đến vụ việc giáo xứ Thái Hà.

Thay vì ngày 05/12/2008 theo quyết định trước đây, nay Tòa đã quyết định khai mạc phiên tòa xét xử các giáo dân vào lúc 8 giờ sáng ngày 08/12/2008, tại Ủy ban Nhân dân phường Ô Chợ Dừa, số 55 đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Trong thời gian chờ đợi đến ngày xét xử, dư luận trong nước cũng như quốc tế đặc biệt quan tâm đến vụ này.


Đề nghị được tham dự


Linh mục Nam Phong, thuộc giáo xứ Thái Hà phát biểu:

“Từ lúc vụ việc Thái Hà xảy ra, chúng tôi rất bức xúc về cách hành xử của chính quyền. Họ không tôn trọng pháp luật. chúng tôi phản đối kịch liệt việc xét xử bất công này và tôi cầu mong làm sao cho vụ án thực sự được công bằng, công minh để giải oan cho giáo dân chúng tôi. Xin tất cả hiệp ý cùng chúng tôi để cầu nguyện cho 8 bị can được bình an được can đảm để làm chứng cho đức tin và công lý”.


Chúng tôi phản đối kịch liệt việc xét xử bất công này và tôi cầu mong làm sao cho vụ án thực sự được công bằng, công minh để giải oan cho giáo dân chúng tôi.
LM Nam Phong



Trả lời câu hỏi tại sao trên trang nhà của Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) có đăng tờ đơn “đề nghị được tham dự phiên tòa" với một vụ xét xử công khai, linh mục Nam Phong giải thích:

“Về mặt nguyên tắc pháp luật thì việc xét xử công khai là mọi người được phép tham dự nhưng một số giáo dân đến yêu cầu được tham dự thì họ không cho. Họ nói phải có đơn cho nên chúng tôi phải làm đơn để xin tham dự, nhưng chúng tôi cũng tin rằng họ sẽ không cho tham dự. Xưa nay nó như vậy rồi, về mặt luật thì người ta nói như vậy nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Còn chúng tôi thì chắc chắn là sẽ tham dự phiên tòa bởi vì đó là quyền của chúng tôi, là quyền của mọi người”


Các tội trạng


Về 2 tội trạng mà những bị cáo đang bị truy tố là phá rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản quốc gia thì ông Thông, chồng của bà Ngô thị Dung, là một trong 2 bị cáo, hiện đang bị giam tại Hỏa Lò, nói rằng, với lực lượng cảnh sát hùng hậu trong ngày 15 tháng 8, là ngày Lễ Đức Bà Lên Trời, thì làm sao giáo dân có thể phá rối trật tự được:

“Cảnh sát thì cả chìm cả nổi cũng có trăm hai hay trăm ba (120 hay 130) người, nhưng việc mình làm thì họ cứ để yên cho mình làm thôi. Nếu như gây rối trật tự thì họ sẽ lập biên bản, sẽ gô cổ ngay, chứ làm sao mà họ để yên cho mình làm như thế được. Nếu mình gây mất trật tự thì cảnh sát 113 sẽ tới, họ sẽ lập biên bản, bắt người ngay lập tức, chứ không để sự vụ kéo dài như thế được .

Đất của giáo hội, giấy tờ mình có. Đất của mình thì mình không có hủy hoại tài sản của nhà nước. Mình không gây rối, không gây mất trật tự nơi công cộng mà chỉ cầu nguyện.”


Giáo dân Nguyễn Xuân Diệu, người đã có mặt tại Linh địa Đức Bà ngày hôm đó, chia sẻ quan niệm:

“Nếu chúng tôi làm cái việc mang tính bạo động thì lúc bấy giờ có lẽ là có đến vài trăm công an và cán bộ nhà nước ở đấy, cũng không để chúng tôi làm cái việc đó mà họ đã sẵn sàng bắt chúng tôi ngay chứ không bao giờ họ lại để yên cho chúng tôi làm như thế.

Ở đây không phải tài sản quốc gia, kể cả bức tường mà chúng tôi đập thì cũng là tường của chúng tôi đã xây từ xưa. Tài sản này là tài sản của Giáo hội Công Giáo Việt Nam, mà của Dòng Chúa Cứu Thế, người Canada đã mua để xây dựng nhà thờ chứ không phải tài sản quốc gia.”


Bà Lê thị Hợi, một bị cáo đang được tại ngoại cho biết, trong khi bị giam tại Hỏa Lò bà bị bắt buộc phải nhận là bà đã hành động sai. Bà kể lại:

“…Cứ nói mãi nói mãi, dằn co đúng sai nên tôi bảo: Nếu không có đất của giáo hội thì không bao giờ tôi phá bức tường này để vào. Vì đất của giáo hội cho nên chúng tôi mới đẩy cái bức tường này để vào cầu nguyện cho nó tiện. Thế mà họ cứ ép mãi, nói mãi, họ bảo tôi: Bà phải nhận cái sai của bà, là bà phá bức tường này đi là sai.

Thế là cuối cùng tôi phải nhận là: Vâng, thế là tôi đập cái bức tường là sai, nhưng mà nếu không có cái đất của giáo hội thì tôi không bao giờ tôi phá cái bức tường đó. Những người nào nhận sai thì được tại ngoại còn mấy người không nhận sai thì vẫn bị nhốt. Bà Dung và bà Nhi giờ này vẫn còn ở Hoả Lò”.


Bà Hợi phân trần về sự vô lý của nhà nước khi truy tố giáo dân ra tòa:

Xin tất cả mọi người cầu nguyện cho 8 người bị nạn chúng tôi được mọi sự bình an, được công bằng công lý và sự thực làm đúng công minh chính trực cho chúng tôi.
Bà Lê thị Hợi


“Nếu mà đất của giáo hội họ vẫn để như cũ, bức tường chúng tôi phá họ vẫn để nguyên và họ xây tiếp vào thì tôi mới thấy là mình phạm lỗi chứ bây giờ đã phá hết cả đi rồi, đất của giáo hội thì lại thành công viên mà vẫn còn đưa chúng tôi ra truy tố thì truy tố cái tội gì ? Tường thì phá hết, đất thì làm công viên mà vẫn truy tố chúng tôi thì không biết truy tố cái tội gì”


Cầu nguyện và Hy vọng

Bị cáo Lê thị Hợi mong mỏi được mọi người hiệp thông cầu nguyện:

“Xin tất cả mọi người cầu nguyện cho 8 người bị nạn chúng tôi được mọi sự bình an, được công bằng công lý và sự thực làm đúng công minh chính trực cho chúng tôi”.

Ông Lân, chồng của bị cáo Lê Thị Hợi nói rằng:

“Qui về vợ tôi là bà Hợi tội phá hủy tài sản nhà nưóc thì tôi hoàn toàn không công nhận. Bức tường đó là tường của chúng tôi xây đã từ lâu rồi. Chúng tôi lúc ấy chỉ phá ra để vừa đi vào thôi, thế rồi sau này nhiều người nữa tiếp tục. Họ cứ lấn tới để mở rộng ra, chứ không phải là chỉ có mấy người này.

Còn điều thứ 2 là gây rối trật tự công cộng thì tôi hoàn toàn bác bỏ việc này. Hôm 15 tháng 8 công an đứng đấy rất đông, không hề can ngăn và chúng tôi cho rằng họ ủng hộ chúng tôi để chống tham nhũng, thế mà sau đó cuối cùng lại quay ngoắc lại bắt chúng tôi là có tội.

Thì tôi thấy có một điều gì đó ẩn ở bên trong việc này. Giáo dân chúng tôi và giáo xứ chúng tôi và mọi người cầu nguyện để cho công lý, công bằng hiện diện trên quê hương của chúng tôi . Xin cầu nguyện cho chúng tôi.”


Chỉ còn vài ngày nữa là phiên tòa xét xử 8 giáo dân Thái Hà, nhiều nơi trên thế giới đã có những buổi hiệp thông cầu nguyện cho họ, Riêng tại Sàigòn, vào chiều Chủ Nhật 30.11.2008, trong Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục chủ tế đã nói:

“Không phải chỉ có 8 anh chị em bị cáo đó đâu, mà những người khác cũng là bị cáo, có các cha dòng Chúa Cứu Thế, có các anh chị em, có chúng ta đây. Thành ra trong thánh lễ này, chúng ta hòa mình với các bị cáo, chúng ta ngồi chung vói họ. Có thể chúng ta là những người, bị cho là phá rối trật tự vì chúng ta cầu nguyện như thế này. Chúng ta có thể bị người ta cho rằng chúng ta phá hoại những tài sản của Giáo Hội đã trở thành tài sản của Xã hội Chủ nghĩa …”

(Hiền Vy, thông tín viên RFA)

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2008

Giáo Dân SàiGòn Cầu Nguyện Cho 8 Bị Cáo Vụ Thái Hà

Giáo dân Sài Gòn cầu nguyện cho 8 bị cáo vụ Thái Hà


Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-12-01



Vào chiều Chủ nhật 30.11, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, đã cử hành một Thánh lễ đặc biệt cầu nguyện cho 8 giáo dân Giáo xứ Thái Hà sẽ bị mang ra xét xử về tội phá rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản quốc gia.

Photobucket

Photo courtesy of Vietcatholic

Giáo dân đứng cầu nguyện tận đến bên ngoài nhà thờ. Photo courtesy of Vietcatholic



Cầu nguyện…


Có khoảng 20 linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế đã tham dự thánh lễ tại Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng Q3, thành phố HCM, với sự chủ tế của Linh Mục Giám Tỉnh Phạm Trung Thành. Trong Thánh lễ, tên tuổi của 8 bị cáo đã được đọc lên để mọi người hiệp thông cầu nguyện cho họ:

“Bà Ngô Thị Dung, Anh Thái Thanh Hải, Anh Nguyễn Đắc Hùng. Bà Lê Thị Hợi. Ông Lê Quang Kiện. Ông Phạm Trí Năng. Bà Nguyễn Thị Nhi. Bà Nguyễn Thị Việt

Chiều hôm nay đến đây, chúng ta cùng nhau dâng thánh lễ này để ngợi khen, tạ ơn Chúa, khai mạc mùa Vong của một niên lịch phục vụ mới và đặc biệt cầu nguyện cho những anh chị em của chúng ta bị oan sai, sẽ bị xét xử bởi tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, vào ngày mùng 8 tháng 12 tới đây”


Trước Thánh lễ, Linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn vẫn luôn hiệp thông cầu nguyện với giáo xứ Thái Hà:

“Tất cả những biến cố từ lúc xảy ra đến giờ thì ở Saigon vẫn liên lạc mật thiết và hiệp thông một cách đặc biệt với giáo xứ Thái Hà. Mồi khi ngoài đó có sự việc gì căng thẳng thì chúng tôi hiệp thông cầu nguyện. Lần này cũng vậy, biến cố sắp tới ảnh hưởng đến các giáo dân Thái Hà và cộng đồng giáo xứ ngoài đó, nên chúng tôi tổ chức hiệp thông cầu nguyện.”

Linh mục Thoại còn cho biết thêm:

“Trong bức thư của Cha Giám Tỉnh vừa mới viết cho các anh em trong Dòng, ngài đã nói rõ rằng; Tự trong lương tâm cũng như theo pháp lý thì những giáo dân Thái Hà này hoàn toàn vô tội. Họ không phạm một cái tội nào trong 2 tội mà họ bị truy tố cả.

Thứ nhất, theo pháp luật thì họ đã phá vỡ một bức tường mấy mét, là bức tường đã xây trái phép trên đất của họ, nên không thể nói là họ phá hủy tài sản của nhà nước được.

Thứ hai là tội gây rối trật tự công cộng, thì định nghĩa thế nào là nơi công cộng? Nơi công cộng là nơi không có chủ nhân, còn miếng đất mà họ đến cầu nguyện là miếng đất có chủ và miếng đất đang tranh chấp, tức là phải thuộc về một người chủ nào đó thì không thể gọi là đất công cộng được, cho nên, theo pháp luật hiện hành của nhà nưóc thì họ không thể nào phạm hai tội đó được”



…và hy vọng

Linh mục Đinh hữu Thoại cũng cho rằng thật là phi lý khi mảnh đất của giáo xứ Thái Hà nay đã trở thành công viên của thành phố Hà Nội mà 8 giáo dân Thái Hà lại bị kết tội:

“Rõ ràng là nhà nước tự mâu thuẫn, khi mà, lấy đất của giáo xứ làm công viên. Cái việc phá hủy của nhà nước còn lớn hơn với việc phá vài mét tường. Nếu mà định cho công bằng thì phải thưởng công cho 8 giáo dân này vì họ giúp cho nhà nước phá một phần bức tường, thay vì nhà nước phải thuê người đến phá. Những người này đã phá giùm cho một đoạn rồi thì phải trả công cho họ chứ không thể kết tôi họ được. Họ mà có tội thì nhà nước có tội lớn hơn”.

Em rất muốn cầu nguyện cho những người đã sẵn sàng đấu tranh cho sự công bằng, công lý. Em nghĩ những giáo dân Thái Hà vô tội vì vậy không thể nào họ lại phải lãnh những tội vô lý như vậy. Họ chỉ đòi sự công bằng, nên không thể bị kết án được.

Một giáo dân trẻ


Ông Vũ sinh Hiên, một cư dân Sàigon nói rằng việc nhà nước truy tố 8 giáo dân Thái Hà về tội phá rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản quốc gia thật là vô lý:

“Không có chứng cớ gì để đưa họ ra tòa cả. Cái kiểu như là một đàn gà ngoài vườn, họ quơ đại, anh nào bị bắt thì anh đấy bị làm thịt. Như vậy thì không có công lý, không có pháp luật”

Và theo linh mục Đinh Hữu Thoại thì phiên tòa xét xử 8 giáo dân Thái Hà có vẻ không khả quan:

“Theo như từ trước tới nay thì phần bất lợi nhiều hơn cho 8 giáo dân Thái Hà ngoại trừ có một cuộc đổi mới nào đó trong toà án này thì những giáo dân này mới được trắng án. Ngay cả luật sư Lê Trần Luật, là luật sư sẽ bào chữa cho 8 người này thì cũng không lạc quan cho phiên tòa sắp tới.”

Trong khi đó, ông Vũ Sinh Hiên thì tin rằng một bản án nhẹ sẽ được công bố vào ngày xét xử các giáo dân Thái Hà:

“Ngày mùng 5 tháng 12 là ngày phong chức giám mục cho đức cha phụ tá Hà Nội, nên nhà nưóc đã dời lại ngày mùng 8. Đó cũng là một nhượng bộ của phía nhà nước. Chúng tôi đang đoán già đoán non rằng, sẽ có một bản án nhẹ nhàng, thí dụ như 2 người vẫn đang bị giam từ hồi đó tới giờ thì sẽ có bản án tương đương với số ngày mà họ đã ở trong tù. Thế là tuyên án xong thì cho họ về. Còn 6 người kia, thì có thể sẽ có bản án treo thế nào đó thôi.

Tôi nghĩ đó là cách để giảng hòa giữa nhà nước và giáo hội, chứ tôi không nghĩ sẽ có một bản án nặng đâu, vì bản án nặng thì rất là phi lý, không căn cứ trên pháp luật”


Một giáo dân trẻ tham dự thánh lễ cho biết cô tin là việc cầu nguyện sẽ đem lại tốt lành cho 8 giáo dân Thái Hà:

Bạn nghĩ gì về vụ xét xử này? Hãy gửi đến Ban Việt ngữ ý kiến của Bạn. email: vietweb@rfa.org, hoặc có thể tham gia thảo luận tại trang blog của RFA www.rfavietnam.com

“Em rất muốn cầu nguyện cho những người đã sẵn sàng đấu tranh cho sự công bằng, công lý. Theo quan điểm của em, niềm tin của em thì sự cầu nguyện bao giờ cũng được Chúa chấp nhận. Em nghĩ những giáo dân Thái Hà vô tội vì vậy không thể nào họ lại phải lãnh những tội vô lý như vậy. Họ chỉ đòi sự công bằng, nên không thể bị kết án được”

Linh mục Đinh hữu Thoại kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà:

“Xin quí vị cùng cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà trong một phiên tòa mà lành ít, dữ nhiều. Xin hãy hiệp thông đặc biệt cầu nguyện cho họ để may ra công lý sẽ được thực thi trong lần này. Chúng tôi vẫn hy vọng, hy vọng sẽ có một thay đổi nào đó. Xin hãy cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà.”

(Hiền Vy – thông tín viên RFA)

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

Công Lý và Sự Thật Cho Giáo Dân Thái Hà




Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-11-25



Vào ngày 22 tháng 11 năm 2008, trên trang nhà của Vietcatholic.net có đưa một thông báo, với đề tựa: Ngày xét xử các nạn nhân vì Công Lý và Sự Thật ở giáo Xứ Thái Hà.

Trong thông báo cho biết 8 giáo dân của giáo xứ Thái Hà là: Bà Ngô Thị Dung, Bà Nguyễn Thị Nhi, ông Thái Thanh Hải, ông Nguyễn Đắc Hùng, Bà Lê Thị Hợi, Ông Lê Quang Kiện, Ông Giuse Phạm Trí Năng, Bà Nguyễn Thị Việt, sẽ ra tòa vào ngày mùng 5 tháng 12tại Hà Nội.

Không xử ở tòa mà ở trụ sở UBND

HiềnVy đã tiếp chuyện với luật sư Lê Trần Luật, người sẽ bào chữa cho họ và đã được LS Luật xác định:

“Tôi đã chính thức nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án quận Đống đa về những người Thái Hà vào ngày 5 tháng 12 năm 2008. Theo thông tin của các Cha thì ngày mùng 5 sẽ là ngày phong chức cho 1 linh mục ở một tỉnh phía Bắc.

Thông thường thì khi phong chức cho một linh mục nào đó thì tất cả các Cha của giáo phận Thái Hà sẽ phải có mặt để làm lễ tấn phong cho Cha đó.

Có thể là một chọn lựa ngẫu nhiên, mà cũng có thể họ có một chủ đích. Nếu có chủ đích thì rõ ràng là họ muốn chọn ngày đó, vì các linh mục sẽ không có mặt ở Hà Nội để tham dự phiên tòa ngày hôm đó”


Vụ án của giáo dân Thái Hà sẽ không được xét xử tại tòa án như những vụ án khác:

“Họ không xét xử tại trụ sở của toà án Hà Nội mà họ xét xử ở tầng bốn của một tòa nhà mà họ bảo rằng đó là trụ sở của Ủy ban Nhân Dân phường Ô Chỗ Dừa, là một phường thuộc quận Đống Đa, Hà Nội, chứ không xử ở toà”

Xử công khai nhưng tham dự phải làm đơn

Và không phải ai cũng có thể tham dự được:

“Theo luật Việt Nam, thì tòa án phải xét xử công khai. Mọi người trên 16 tuổi đều có thể tham dự được. Một trong những nguyên tắc của phiên tòa là phải được xét xử công khai, trừ những trường hợp mà có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phảm của người bị hại thì được xét xử kín, nhưng những vụ án khác thì bắt buộc phải xử công khai. Đặc biệt trong phiên tòa này thì tòa án nhân dân Hà Nội bảo rằng là, trừ luật sư và bị can ra, người nào muốn tham dự phiên tòa thì phải xin phép. Họ yêu cầu phải xin phép tòa mới được tham dự phiên tòa là trái với tắc xét xử công khai. Điều đó phản ánh là chính quyền Hà Nội muốn hạn chế số lượng người tham gia.”

Tuy nhiên những điều này lại không được viết trên một văn bản nào cả:

“Họ triệu tập bị can lên, và bảo rằng nếu người thân hay những người nào đó, mà bị can hay luật sư biện hộ, muốn họ có mặt thì những người phải làm đơn xin phép tòa”

Phá rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản quốc gia

Theo luật sư lê Trần Luật, những giáo dân Thái Hà bị truy tố hai tội là phá rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản quốc gia

“Lúc đầu họ khởi tố tội hủy hoại tài sản, nhưng sau đó họ thấy không ổn, vì tội này rất khó mà chứng minh là người giáo dân hủy hoại tài sản, nên họ lại chuyển qua một cái tội danh khác. Đó là tội gây rối trật tự công cộng.

Nên khi họ hoàn tất hồ sơ để truy tố những giáo dân này tội gây rối trật tự công cộng, thì đến khi chuẩn bị xét xử, tòa án lại yêu cầu họ khởi tố thêm một tội danh nữa là tội hủy hoại tài sản. Như vậy thì cho đến ngày 5 tháng 12 năm 2008 này, tất cả các giáo dân đó bị truy tố và xét xử 2 tội là tội gây rối trật tự công cộng và tội hủy hoại tài sản.”


Nhưng luật sư Lê Trần Luật tin rằng khi cầu nguyện thì giáo dân không thể gây rối loạn cho xã hội được

“Theo quan điểm của tôi thì tất cả những giáo dân trong trạng thái cầu nguyện là một trạng thái thể hiện cái ước muốn, mong muốn bề trên ban ân phước hoặc là cầu nguyện cho một cái gì đó. Cầu nguyện trong tấm lòng họ im lặng thì không thể khởi tố họ vào tội gọi là gây rối trật tự công cộng như là Tòa Án Nhân dân thành phố Hà Nội truy tố họ.”

Bà Ngô thị Dung, một bị cáo, cũng đã khẳng định điều này:

“Chúng tôi chỉ có một mục đích là vào để cầu nguyện. Khi cha Uy làm lễ thì chúng tôi chỉ có làm dễ đường vào để cầu nguyện. Mọi người ở bên ngoài còn tôi đang ở bên trong. Những mảnh tường rơi xuống thì tôi lấy cái cuốc sang những gạch vỡ.

Chúng tôi không có một hành vi gì để gây phá hoại tài sản của xã hội. Họ cho là tôi phá hại tài sản nhưng mà tôi nghĩ đó là không phải. Tôi không có tội. tôi nghĩ đơn giản là tôi không có tội. Sự việc của tôi làm đúng chứ tôi không có làm sai”


Luật sư Lê Trần Luật rất mong được sự hỗ trợ của giới truyền thông để việc xét xử các giáo dân Thái Hà được công minh:

“Mặc dầu chính quyền muốn hạn chế dư luận trong nước và dư luận quốc tế bằng cách di chuyển trụ sở đến một nơi không phải là tòa án để xét xử, rồi lại bảo là những người muốn tham dự phiên tòa phải có đơn xin phép thì mới tham dự được. Như vậy thì họ đã cố tình hạn chế số lượng người tham dự phiên tòa để tránh đi những dư luận xấu.


Nên tôi rất mong muốn dư luận trong nước và quốc tế hãy hỗ trợ cho tôi và cho những giáo dân Thái Hà bằng cách lên tiếng để thấy rõ bản chất của nhà nước ViệtNam, là dù họ muốn vụ này, mặc dù gọi là xét xử công khai, nhưng bản chất kế hoạch của họ là một vụ xử kín để tránh dư luận, nên xin hãy hỗ trợ chúng tôi”


.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

Bảo Vệ Sự Sống - Nhóm Fiat

http://blog.360.yahoo.com/blog-YYdb1lwhc6megpOkaEtJqLA-?cq=1&p=3541

Bảo vệ sự sống

Nhịp Sống Fiat - Hình trên NET

Hình Nhóm Fiat

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-11-24



Trong thời gian gần đây, việc phá thai tại Việt Nam lên cao đến mức đáng lo ngại khiến các nhà tôn giáo phải có những hoạt động tinh thần cũng như giáo dục giới trẻ để mong giảm thiểu tình trạng thương tâm này.


Duy trì sự sống là một yếu tố căn bản cho sự tồn tại của một dân tộc. Tại các quốc gia kinh tế phồn thịnh, phá thai là sự chọn lựa giữa quyền tự do cá nhân và ý niệm tôn giáo. Ở các quốc gia chậm tiến và độc tài thì nhà nước khuyến khích việc phá thai để tránh nạn nhân mãn và công nhân viên của nhà nước sẽ bị khiển trách nếu có nhiều con.


Nhóm Fiat

Cách đây trên 3 năm, vào ngày 27 tháng 9 năm 2005, vì quá bức xúc trước tình trạng phá thai kinh hoàng tại Việt Nam, Linh mục Lê Quang Uy, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, đã đứng ra thành lập nhóm Bảo Vệ Sự Sống, do sự gợi ý của Linh Mục Phạm trung Thành, hiện đang là Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế.

Ban đầu, ngoài các Linh Mục của dòng tu, đã có sự hưởng ứng của 9 thành viên, đến nay nhóm có trên 30 người và mang tên là Nhóm Fiat.

Linh mục Lê Quang Uy cho biết trong thời gian qua, nhóm Bảo Vệ Sự Sống đã có những sinh hoạt như sau:

“Sinh hoạt thứ nhất là đi vào bệnh viện để thuyết phục người ta đừng phá thai rồi đưa về. Hoạt động thứ hai là đưa được người nào về thì chăm sóc họ để cho họ được mẹ tròn con vuông. Họat động thứ ba là đi xin xác các cháu bé đem về lo hậu sự.

Hoạt động thứ tư là chúng tôi chia nhau ra khắp mọi nơi để nói chuyện, để giảng dạy cho người ta thấy phá thai là sai lầm, là tội ác và chúng tôi giúp họ hiểu về giới tính để rồi ngừa thai bằng phương pháp tự nhiên. Và hoạt động cuối cùng là giúp cho những người đã trót phá thai để họ có cơ may phục hồi lại niềm bình an trong tâm hồn.”


Những bác sĩ có lương tâm, có uy tín, cho biết là mỗi năm Việt Nam có gần 3 triệu ca phá thai. Có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 8 ngàn ca phá thai.
LM Lê Quang Uy

Thực trạng nạo phá thai

Theo Linh Mục Lê Quang Uy thì dù nhà nước cố tình che dấu con số những thai nhi bị hủy hoại nhưng Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới:

“Nhà nước không bao giờ công bố con số thống kê thật sự đâu, nhưng những bác sĩ có lương tâm, có uy tín, cho biết là mỗi năm Việt Nam có gần 3 triệu ca phá thai. Có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 8 ngàn ca phá thai.

Có thể nói Sài Gòn là nơi có phá thai nhiều nhất, kế đến là Hà Nội, Huế, Cần Thơ… Chúng tôi không biết chắc chắn con số nhưng dựa trên những xác thai nhi nhận được đem về thiêu, thì mỗi ngày, Sài Gòn có trung bình khoảng 500 ca, có ngày cao điểm thì lên đến 7 hay 8 trăm case phá thai.”


Trong công tác đi xin xác thai nhi đem về lo hậu sự, Linh mục Uy còn cho biết có thai nhi đã hơn 8 tháng mà vẫn còn bị hủy hoại trong bụng người mẹ:

“Có những bào thai đã 7 tháng rưỡi, thậm chí có 1 thai nhi đã bị giết khi cháu đã 8 tháng rưỡi, tức là không bao lâu nữa cháu sẽ được sinh ra đời. Đứa bé đó chúng tôi đặt tên là Terisa Canvista Võ Hồng Ân, cháu bị phá thai, giết chết vào ngày 21 tháng 3 năm 2007”

Nhiều người mẹ sau khi đã phá thai thì tâm lý bị khủng hoảng và họ tìm đến nhóm Bảo Vệ Sự Sống để tìm sự giúp đỡ về tâm lý:

“Những trường hợp chúng tôi biết được thì rõ ràng là có một hậu quả để lại rất nặng nề và lâu dài về mặt thể lý, tức là trên thân xác của họ bị tổn thương kinh khủng. Về mặt tâm lý thì họ bị ám ảnh bởi một nỗi đau đớn xót xa mà dằn vặt kinh khủng.

Và cuối cùng là ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm linh, họ mang mặc cảm như là đã mang tội sát nhân, mang tội chống lại thượng đế, chống lại Thiên Chúa. Chúng tôi giúp họ sám hối với Thiên Chúa, rồi giao hòa với chính đứa con của họ đã từ bỏ, và thứ ba là họ giao hòa với chính bản thân của họ. Chính họ cũng phải biết tha thứ cho bản thân để mà quên cái quá khứ đi.”


Một trong những hoạt động lớn của chúng tôi là giáo dục giới tính, đó là đi giảng dậy, mở các khóa rồi thuyết trình, nói chuyện, phát các tờ bướm, tổ chức hội thảo cho sinh viên học sinh.
LM Lê Quang Uy


Trợ giúp các bé gái

Song song với công tác này, nhóm Bảo Vệ Sự Sống còn có những chương trình giảng dậy cho giới trẻ, vì đã có những bé gái tuổi 15, 16 cũng là nạn nhân của việc phá thai:

“Ở Việt Nam bây giờ, có những em bé còn là học sinh, mới 15, 16 tuổi đi phá thai bằng cách trốn một tiết học ở nhà trường để chạy đi phá thai. Nên vì thế, một trong những hoạt động lớn của chúng tôi là giáo dục giới tính, đó là đi giảng dậy, mở các khóa rồi thuyết trình, nói chuyện, phát các tờ bướm, tổ chức hội thảo cho sinh viên học sinh.

Nói chung là giáo dục giới tính và giới thiệu sự mầu nhiệm của sự sống, làm sao để chính các bạn trẻ đó nhận thức được vấn đề, chính họ đừng bị rơi vào các thảm họa đó, rồi chính họ cộng tác với mình để làm chiến sĩ bảo vệ sự sống ngay trong cái môi trường, ngay trong cái độ tuổi, ngay trong trường học, ngay trong sân chơi… nơi giới trẻ đến với nhau, hội tụ với nhau.”


Được hỏi tại sao ngày nay tệ nạn phá thai xảy ra nhiều như vậy tại Việt Nam, LM Lê Quang Uy trả lời:

“Việt Nam, đã sống mấy chục năm qua dưới chế độ Cộng Sản, theo chủ thuyết vô thần, duy vật. Vấn đề lương tâm bị xói mòn, đưa tới sự phát triển nghịch biến. Đời sống vật chất đại thể có tăng nhưng đời sống tinh thần thì tụt giảm ở mọi mặt đến mức báo động...

Thế nhưng cũng không thể đổ lỗi hết cho bên ngoài, chính là ở trong các tôn giáo, trong một thời gian dài đã có nỗi sợ sệt trước cường quyền, trước áp bức, trước bạo lực của chuyên chính vô sản, thành ra một cách nào đó, các tôn giáo đã không dám can đảm mạnh dạn lên tiếng.

Đáng lẽ chúng ta phải đủ can đảm để mạnh dạng nói cho con chiên bổn đạo của mình, nói cho tín đồ của mình biết rằng phá thai là một tội ác, mà tội ác này chống lại quyền căn bản là trước hết của con người, đó là quyền được sống.”


Và LM Lê Quang Uy kêu gọi sự hợp thông cầu nguyện của tất cả mọi người:

“Chúng tôi đã trình bày hết sức chân thành cái thảm trạng hiện tại đang diễn ra trên quê hương đất nước đối với đồng bào của chúng ta. Xin quí vị hiệp thông với chúng tôi trong lời cầu nguyện.

Trong các tôn giáo khác nhau, chúng ta đều tôn trọng sự sống, quí trọng sự sống. Mỗi một lời cầu nguyện sẽ có tác dụng thiêng liêng là cứu lấy được một sản phụ nào đó, một thai phụ nào đó, sắp sửa phá thai, cứu lấy được một đứa bé sắp sửa phải chết …”


http://blog.360.yahoo.com/blog-YYdb1lwhc6megpOkaEtJqLA-?cq=1&p=3541

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2008

Kêu gọi hợp tác bênh vực các nhà dân chủ

Hiền Vy, phóng viên đài RFA
2008-11-02

Kêu gọi hợp tác bênh vực các nhà dân chủ


Từ đầu tháng 9, nhà nước ViệtNam đã bắt bớ giam cầm rất nhiều người đấu tranh cho Tự do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam.

Gia đình của những nhà dân chủ này đã nhờ luật sư Lê Trần Luật biện hộ cho họ. Vì có quá nhiều người cần được bảo vệ, luật sư Lê Trần Luật đã lên tiếng mời gọi sự tham gia của giới luật sư trong nước giúp ông trong công việc này.

Vào ngày 26/9/2008 trên trang nhà của văn phòng Luật Sư Pháp Quyền, đã có một thông báo kêu mời sự hợp tác. Hiền Vy đã tiếp xúc với một số người trong nước để tìm hiểu phản ứng của họ về việc này.

Ủng hộ, hoan nghênh, ngưỡng mộ

Trước hết là ý kiến của Hòa Thượng Thích Không Tánh:

“Luật sư Lê Trần Luật đã lên tiếng mời gọi các luật sư trong nước hợp tác nhằm bênh vực các nhà đấu tranh dân chủ đang bị nhà cầm quyền giam giữ, những điều luật sư Luật đã kêu gọi đó rất là chân thành trung thật. Luật sư có tâm nguyện và mục đích đối với những anh em đấu tranh dân chủ đang bị khó khăn, đang bị tù đày. Đó là một việc rất cao quí tốt đẹp và rất cần được sự giúp đỡ, sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người.

Trong một xã hội mà không có công lý, không có dân chủ, không có nhân quyền thì sự dấn thân của các nhà dân chủ đó rất cần được sự bênh vực của mọi thành phần quần chúng và nhất là rất cần sự bênh vực của giới luật sư.”


Anh Nam một cư dân của Sàigòn cho biết là rất ngưỡng mộ việc làm này của luật sư Lê Trần Luật:

“Tôi rất kính phục và ngưỡng mộ tinh thần dân tộc và thích sự tự do dân chủ của luật sư Lê trần Luật. Đây là một luật sư rất là yêu nước, luật sư đã can đảm, không sợ bất cứ một trở ngại, một sự khó dễ của nhà cầm quyền. Luật sư đã mạnh dạn kêu gọi các luật sư khác trong nước đứng ra bào chữa cho các nhà đấu tranh dân chủ.

Từ trước tới giờ, người dân cũng như giới luật sư ở đây đã sợ sự bắt bớ, sự cầm tù của nhà cầm quyền, đó là đảng cộng sản ViệtNam nhưng mà qua tiến trình dân chủ hóa toàn thế giới, thì có nhiều nhà dân chủ đã đứng lên, chẳng hạn như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Phạm thanh Nghiên, thày giáo Vũ Hùng…”


Anh Chung cũng hoan nghênh tinh thần bảo vệ lẽ phải mà pháp luật cần đạt được trong xã hội:

“Những người thi hành luật rõ ràng là đang sợ một thế lực đen tối nào đó đang đi trên pháp luật. Một thế lực nào đó đang đè nặng trên những người đang tham gia vào hệ thống pháp luật tại ViệtNam này, nên việc anh Lê Trần Luật đưa ra một bản thông báo như thế thì tôi rất hoan nghênh tinh thần bảo vệ lẽ phải mà pháp luật cần đạt được trong xã hội nên tôi rất ủng hộ việc làm của anh.”

Và anh cho biết thêm:

“Nếu có được sự hợp tác giữa các luật sư thì tôi nghĩ, sẽ tác động được phần nào vào những người làm hành pháp ở Việt Nam. Cho nên tôi hy vọng anh Lê Trần Luật sẽ thành công.”

Dấu hiệu tốt cho phong trào dân chủ VN

Anh Nam thì cho rằng đây là dấu hiệu tốt cho phong trào dân chủ của đất nước Việt Nam:

“Khi mà LS Lê Trần Luật đã có tâm thư kêu gọi giới luật sư trong nước đứng lên tranh đấu cho các nhà dân chủ trong nước và nếu có được sự can đảm tiếp tay của các luật sư khác thì đây là dấu hiệu cho thấy phong trào dân chủ của đất nước Việt Nam đang đi lên và lan rộng trong mọi thành phần, mọi giới.”

Khi nói về lý do cô Phạm Thanh Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt, chiếu theo điều 88 bộ luật hình sự, là tàng trữ những tài liệu đe dọa an ninh quốc gia, anh Nam bức xúc:

“Hiến pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 53, là cho phép tất cả công dân mọi giới, không phân biệt thành phần chính kiến, tôn giáo … đều có quyền được bàn và được nói về việc nước. Điều 69 của hiến pháp có nói là tất cả công dân có quyền tự do đi lại, có quyền hội họp và có quyền bầu cử … Nhưng khi nhà cầm quyền CSVN đưa ra điều luật 88 bộ luật hình sự là tuyên truyền chống phá lại nhà nước thì thật là điều vô lý. Như vậy điều 88 giống như là 2 cái vòng số 8, đó là cái công cụ để bắt người dân khi nói lên chính kiến của mình.”

Còn Anh Chung thì e ngại là mọi người vẫn chưa hiểu được là có điều luật do nhà nước đưa ra ngược với hiến pháp ViệtNam:

“Điều 88 rất là mập mờ. Họ cố tình tạo sự mập mờ trong hiến pháp để họ có thể dựng lên cái luật mà có thể gọi là luật rừng. Cho nên những cái mà họ cảm thấy chướng tai gai mắt thì tự họ định nghĩa là đe dọa an ninh quốc gia, mà trong chữ “đe dọa” là đã chứa cái hành động bạo lực, nhưng mà những hành động tham gia vào công việc bảo vệ tổ quốc thì nó đâu có chứa chút gì gọi là bạo lực, tuy nhiên ở giữa cái đất nước này khi mà có người đè lên luật pháp thì thứ gì cũng có thể xảy ra. Thật sự tôi cũng lo sợ vấn đề này trong tương lai, khi nhiều người cứ không hình dung thế nào là hiến pháp và hiến pháp nó ra sao. Tôi hy vọng trong thời gian tới, người dân sẽ hiểu sâu hơn về hiến pháp Việt Nam và họ thấy rõ được ai đang đi trên pháp luật và ai dựng lên những cái luật mà vi hiến như ngày nay.”

Mong mỏi hợp tác và khắc phục sợ hãi

Được hỏi về phản ứng của giới luật sư trước lời mời cộng tác của ông, luật sư Lê Trần Luật cho biết đã có một số luật sư hồi đáp:

“Sau khi tôi đăng thông báo mời hợp tác thì có 3 người gọi điện đặt vấn đề hợp tác, tôi đã nói chuyện với họ rồi. Ba người khác thì gửi trên mail, thông báo chi tiết, tên họ luật sư, số điện thoại, văn phòng ở đâu và họ sẵn sàng công cuộc hợp tác với tôi và tôi đã gặp họ. Chính thức thì hiện nay tôi đã hợp tác với 2 người luật sư rồi. Một luật sư ở Phú Thọ và một luật sư ở Đắc Lắc, Buôn Mê Thuộc. Ngoài ra có nhiều mail gửi tới đề nghị hợp tác. Trong vụ những nhà dân chủ tại miền Bắc, treo biểu ngữ trên cầu thì tôi đã có được 2 người hợp tác rồi.”

Và ông mong rằng mọi người sẽ khắc phục được sự sợ hãi:

“Là người ViệtNam, đã bao năm nay chúng ta sống trong sự sợ hãi thì ngay giờ phút này, hãy chôn sâu sự sợ hãi. Hãy lên tiếng để cùng với dân tộc mình mong muốn một ngày mai tốt đẹp hơn. Đừng sợ hãi nữa. Nếu mọi người vẫn còn sợ hãi thì có nghĩa là chúng ta đã giao số phận trong tay cộng sản định đoạt, chúng ta sẽ không có một cơ may nào để tự làm chủ bản thân mình, làm chủ dân tộc mình.”

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

Nhà nước tiếp tục hạ uy tín ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt

Nhà nước tiếp tục hạ uy tín ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt

Hiền Vy , thông tín viên RFA
2008-10-21



Ngày 15 tháng 10 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mời họp và thông báo với đại diện ngoại giao quốc tế rằng sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức TGM Ngô Q Kiệt ra khỏi giáo phận Hà Nội.

Ông Nguyễn Thái Thảo giải thích việc này là nhằm theo tâm niệm chung của người dân và giáo dân thủ đô

Trong khi đó tại Sàigòn, thì vào tuần trước, tại thành phố HCM, trong những buổi họp Công đoàn của thành phố, công đoàn viên đã nhận được 1 văn bản trong đó đề nghị tuyên truyền bài báo đăng tải việc TT NTD tiếp đoàn đại diện Công Giáo. Bài báo được đăng trên trang mạng của nhà nước trong đó có đoạn, rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không hài lòng “những việc làm sai trái của Tổng Giám Mục Hà Nội” và “yêu cầu TGM Ngô quang Kiệt phải nghiêm túc tự xem xét lại hành vi của mình …”

Đừng khơi dậy khi mọi sự đã yên bình

Hiền Vy đã tiếp xúc với giáo dân trẻ trong nước về vụ việc này, mời quí thính giả nghe phản ứng của họ.

“Hôm rày chuyện giáo xứ Thái Hà đã lắng dịu bớt rôì, anh em giáo dân không ai muốn bạo động xảy ra nữa, trên tinh thần chỉ có cầu nguyện và hướng về đó để cầu nguyện thôi, thì vừa đây lại có việc là đưa ra những trang web đó, in ra, rồi đề nghị phát động và tuyên truyền ra. Tự nhiên khơi dậy vấn đề đó ra! Khi được tuyên truyền như vậy, em là người công giáo thì em không hiểu là có vấn đề gì mà lại bảo là, khi đã tuyên truyền rồi thì lại còn phải xem coi dư luận xã hội như thế nào chung quanh vấn đề đó. Thật sự là không hiểu được mục đích của nhà nước là như thế nào. Bây giờ mọi sự đã bình yên rồi thì cứ để cho nó bình yên trôi qua để người dân được sống yên bình, nhất là giáo dân Công giáo, chỉ muốn sự bình yên “tốt đời đẹp đạo”

Đó là phản ứng của cô Tâm, một công đoàn viên sau buổi họp công đoàn.

Còn cô Tiên, người đã được đọc văn bản của Liên Đoàn Lao Động TP HCM gửi tới liên đoàn lao động quận, huyện Công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty, và các cấp tương đương… với nội dung đề nghị triển khai thực hiện trong các báo cáo định kỳ về dư luận xã hội, liên quan đến bài báo về cuộc gặp gỡ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hội đồng giám mục, thì cho rằng:

“Không có một người con nào lại tự ý đi bêu rếu cha mẹ của mình, tức là, em là giáo dân, vị chủ chăn là cha mẹ của em mà cha mẹ của em làm đúng, không làm sai, làm đúng chức năng bổn phận của mình, rất là đúng.

Rồi lại còn dạy dỗ con cái là phải biết cái đúng, thì lên tiếng, cái sai, lên tiếng để xây dựng nhau, để giúp nhau đi lên, chứ không phải mang nó ra để dè bĩu nó để làm nó xấu hỗ, muối mặt, bỏ trốn đi …

Không có người cha, người mẹ nào làm điều đó hết thì tại sao nhà nước lại muốn những người con đi bán đứng cha, bán đứng mẹ của mình, đi nói xấu, bêu rếu cha mẹ của mình. Những người con đó không ai làm điều đó. Sẽ không ai làm điều đó”


Cô Tâm cũng nói về chỗ đứng của các vị chủ chăn:

“Là một người Công giáo thì Giám mục, Linh mục hoặc Tổng giám mục, Hồng y đối với họ thiêng liêng lắm vì đại diện cho Đức Kito. Cái việc đưa ra bài này làm cho tinh thần của người Công giáo hoang mang”

Đề cập đến 1 đoạn viết trong bài báo rằng, đức TGM HN đã sai trái khi phát biểu câu nói, mà đã bị cắt xén trên báo đài: “… chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam,… ” Cô Tâm có ý kiến:

“Tiếng Việt phải đặt vào ngữ cảnh thì nó mới có cái nghĩa chính xác nhất của ngôn ngữ tiếng Việt. Bình thường mà không có một cái ngữ cảnh thì chưa chắc gì Đức giám mục Ngô Quang Kiệt thốt ra lời như vậy.

Một cái hoàn cảnh nào đã đưa đến để rồi cuối cùng họ bực dọc quá, họ mới phát ra một câu nói như vậy. Phải ở một ngữ cảnh nào đó thì câu nói đó mới phát sinh ra từ miệng của Đức giám mục Ngô Quang Kiệt thôi”


Tạo nên sự chia rẽ

Trong khi đó cô Tiên cho rằng:

“Tôi nghĩ ngài TGM Hà nội không có một ý nào nói đến sự sỉ nhục quốc thể mà chỉ là muốn nhắc nhở toàn thể người dân cùng khoát tay nhau để làm cho đất nước tốt đẹp hơn, sánh vai ngang bằng với các nước Đông Nam Á xung quanh”

Cô Tâm rất bức xúc về việc Công đoàn phát động chiến dịch tuyên truyền về vụ việc này:

“Bên Công Đòan thì phát động chung như vậy trong môi trường đi làm, cho anh em được biết rồi xem coi cái phản hồi của anh em, cái dư luận như thế nào … Mọi người đang bình yên, tự nhiên đưa một vấn đề cho người ta rối lên, người ta xào xáo, người ta bàn luận với nhau, để làm gì trong khi những vấn đề đó không ảnh hưởng gì đến người ta hết.

Đâu nhất thiết phải đưa ra một tiếng vang lên để thăm dò chỗ này, thăm dò chỗ kia như vậy thì em thấy chẳng hay”


Theo cô thì chẳng cần phải gây nên sự mâu thuẫn trong dân chúng:

“Những vấn đề đó bây giờ mà lại đưa ra để bàn cãi để gây một tiếng xôn xao lên rồi bắt đầu tuyên truyền cho mọi người thì vô tình khơi gợi lại cái vấn đề đã qua rồi.

Trong bài viết đó nói về cuộc gặp gỡ, rồi vẫn lại xuay quanh vấn đề Đức TGM Ngô Quang Kiệt, tức là đề nghị Hội đồng giám mục là yêu cầu Ngô Quang Kiệt hãy tự xem xét lại hành vi của mình, tự ăn năn, tự hối cãi lại, tự biết mình đã sai phạm. Cái điều đó chẳng cần phải loan báo"


Và cô mong rằng mọi việc sẽ được xếp lại:

“Em là một giáo dân, em chỉ mong rằng vấn đề này không nên được tuyên truyền nữa. Coi như là dĩ vãng thì hãy để cho nó qua, cho người dân được sống yên bình”

Còn cô Tiên thì khẳng định rằng giáo dân vẫn chỉ biết cầu nguyện mà thôi:

“Mình không thể nào thắng được vì mình là người có lòng nhân. Nếu mình muốn thắng được thì mình phải ác hơn, phải xấu hơn họ thì mới thắng được, cho nên chỉ còn một cách là cầu nguyện, lại tiếp tục cầu nguyện mà lại cầu nguyện yêu thương kẻ thù mình.

Người mình yêu thương nhau rất là dễ, ai yêu mình mình yêu lại người đó, chuyện đó là chuyện bình thường trong cuộc đời nhưng yêu thương kẻ thù của mình điều đó là điều khó làm nhất mà mình phải cố gắng làm”

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

Dư luận trong nước bất bình trước chiến dịch công kích TGM Hà Nội

Dư luận trong nước bất bình trước chiến dịch công kích TGM Hà Nội

Hiền Vy, phóng viên đài RFA
2008-10-11


Trong tờ Thiếu Niên Tiền Phong số 79 (tháng 9.2008), mục câu chuyện thứ tư, trên trang 3, một bài viết của tác giả Thành Long với tựa đề “Ông Ấy Có Còn Xứng Đáng?”
Một đoạn trong bài viết đó như thế này:


“- Ông Ngô Quang Kiệt có phải người Việt Nam không?

- Cha là người Việt Nam chính hiệu đấy. Cha hít thở khí trời an bình của Việt Nam do bao người đổ máu xương mới có được và ăn cơm Việt Nam do các giáo dân Việt góp tiền nuôi các cha hằng ngày …

- Thế tại sao ông ta lại hằn học khi là một công dân Việt Nam? Tổ quốc, đất nước là cha mẹ mình. Tớ biết Chúa vẫn dạy rằng “Đáng rủa sả thay kẻ nào khinh bỉ cha mẹ mình”. Ông TGM Ngô Quang Kiệt là “kẻ khinh bỉ cha mẹ mình”. Liệu ông ta có đủ tư cách rao giảng kinh thánh cho các con chiên không? Chủ nhật cậu vẫn vào nhà thờ nghe ông Kiệt giảng kinh. Liệu cậu có tin những lời rao giảng của ông ta không? Liệu cậu có cần nghe “một người khinh bỉ cha mẹ mình” rao giảng đạo đức cho cậu không?”


Giới phụ huynh và sinh viên nghĩ gì về bài viết đó. Mời quí thính giả nghe cảm nghĩ của họ:

Thông tin một chiều gây chia rẽ

“Bài báo này nhằm mục đích tiếp tục triệt hạ uy tín của Đức Tổng Giám Mục Kiệt và gây mất đoàn kết giữa các em không Công giáo và Công giáo. Và một điều nữa là tiếp tục thông tin một chiều mà đảng và nhà nước ta đã đưa ra để chứng minh cái sức mạnh của nó.”

Đó là lời nói của sinh viên Nguyễn Đình Anh, còn chị Xinh thì cho rằng:

“Bản thân người lớn đây, nhiều người không Công giáo nhiều khi họ cũng chẳng quan tâm là gì hết, mà đưa lên báo việc 2 đứa bé trao đổi những câu hỏi vô lý như “Linh Mục là gì ? Giám Mục là gì, Tổng Giám Mục là gì ? Hồng Y là gì ?...” chẳng ai giải thích điều đó hết. Có chăng chỉ là bậc cha mẹ giải thích cho con cái hiểu, để con cái nắm vững đạo Công Giáo hơn thôi, chứ còn những đạo khác chẳng ai mà bới móc.”

Anh Nguyễn Đình Anh không nghĩ là những lời nói đó do các em thiếu niên nói ra:

“Thiếu niên thường là cấp 2, từ 14, 15 tuổi trở xuống. Đây là sự sắp đặt của người lớn, lời nói của người lớn, bởi vì với lứa tuổi này thì không thể có những danh từ, những ngôn từ mà gọi là chuẩn của thiếu niên.”

Anh Chung cũng cùng quan điểm:

“Cái mẩu chuyện này là do ai đó muốn dựng nên chuyện và vẽ lên một câu chuyện để áp đặt vào lứa tuổi của các em chứ các em làm sao mà nghĩ nên những chuyện đó. Làm sao mà các em có thể hiểu được ý nghĩa của tôn giáo. Nếu nó đi nhà thờ thì nó cũng chỉ biết là thờ phượng ai thôi, chứ nó làm sao hình dung được ông này ông nọ…, làm sao nó hiểu được, vậy mà rồi cũng dựng lên một câu chuyện thật là ngộ nghĩnh.”

Và chị Xinh thì rất bức xúc:

“Có những người lớn cũng chẳng quan tâm, thì tại sao báo Tiền Phong lại đưa 1 đứa con nít mà hỏi những câu quá cắc cớ như vậy. Chỉ một đứa bé ngồi nói chuyện chơi với nhau như thế thôi mà lại đưa lên một bài báo để cho tất cả mọi người cùng đọc thì điều đó không hay. Nó không hay ở chỗ là bây giờ con nít mà lại nhồi nhét quá sớm những cái chính trị.”

Anh Nguyễn Đình Anh khẳng định là bài báo nhằm mục đích chia rẽ các em không cùng tôn giáo:

“Chắc chắn là sẽ có gây chia rẽ bởi vì các em không được thông tin đúng các em chỉ nhận được thông tin một chiều.”

Tuyên truyền, đánh phá Công Giáo


Chị Xinh cũng đồng ý như vậy:

“Sự chia rẽ đã bắt đầu có vì người lớn đưa lên để rồi các em phải suy nghĩ đến. Đưa ra cái tuyên truyền chính trị như vậy là đánh vào người Công giáo rồi. Không có lý do gì mà lại lôi cái chuyện của người Công giáo lên hỏi như vậy, ngay cái thời điểm đang sôi bỏng của Công Giáo, mà lại đưa 1 việc của Công giáo lên báo nữa thì rõ ràng là xoáy mạnh vào người Công giáo như vậy, làm cho những người có đạo Thiên Chúa cảm thấy bức xúc hơn nhiều vì tại sao càng ngày anh càng bôi nhọ cái Đạo của họ như thế?”

Đề cập về việc kiểm soát sách báo của giới phụ huynh cho con em, anh Nguyễn Đình Anh cho biết:

“Phụ huynh thì không phải lúc nào cũng theo sát cái vấn đề đọc sách, đọc truyện của con em. Nhiều khi họ cũng không biết những vấn đề đang được nhồi nhét trong những tờ báo. Nhiều khi họ cũng chỉ coi chương trình và biết như thế. Nếu gặp những gia đình Công giáo thì, vấn đề sẽ được giải quyết theo hướng khác, còn những gia đình không phải là Công giáo, thì tôi nghĩ, vấn đề sẽ rất khó mà giải quyết với các em.”

Còn ý kiến của chị Xinh là:

“Bản thân em là phụ huynh thì chẳng bao giờ đem bàn những chuyện đó với những đứa trẻ nhỏ như vậy”

Và Anh Chung thì cho rằng:

“Phụ huynh mà hiểu rõ được chuyện này thì không ai để cho con em đọc những tờ báo như vậy, còn những phụ huynh mà không có tư tưởng thì vấn đề đó phụ thuộc vào họ.”

Đầu độc thế hệ tương lai

Anh Nguyễn Đình Anh lo ngại về tương lai của Việt Nam nếu những bài báo như trên vẫn tiếp tục xuất hiện:


“Có một câu mà ông bà đã dạy là ‘gieo nhân nào gặt quả đó’ thì tôi nghĩ, với một lối tuyên truyền mà các em được nhồi nhét bây giờ vào cái ý thức hệ rất còn non nớt như vậy, thì lớn lên chắc chắn sẽ phát huy ra cái nói láo, nói xạo … thì từ đó các em sẽ không trở thành những người có ích cho xã hội mà nó sẽ là những người tiếp tục làm công việc hỗ trợ cho sự nói láo. Từ đó nền giáo dục chắc chắn sẽ không phát triển mà là đi xuống.”

Chị Xinh thì nói, các em chỉ nên được học những cái hay, cái đẹp:

“Những bé mới 13, 14, 15 tuổi thôi mà đã gieo vào đầu những tư tưởng chính trị như thế thì không hay. Những chuyện dính dáng đến tôn giáo thì để người lớn giải quyết với nhau. Còn trẻ em thì chỉ nên cho bé học những cái hay như là tìm hiểu về thiên nhiên của đất nước, tìm hiểu về con người, về nền văn minh khoa học kỹ thuật của đất nước, chứ không nên gieo vào đầu con trẻ những chuyện chính trị xã hội như thế.”

Mặc dù phần đông giới trẻ trong nước ngày nay chỉ quan tâm về những trò chơi điện tử, nhưng anh Chung vẫn lo ngại cho tương lai của đất nước nếu giới trẻ không nhận được thông tin chính xác từ báo đài:

“Bấy lâu nay nhà cầm quyền luôn dùng cơ quan truyền tin của họ để giữ thể diện và bộ mặt xảo trá của họ trước toàn dân mà thôi.


Ngay từ thuở ban đầu của sự phát triển nhân tố con người, họ đã cưỡng bức tư tưởng từ thời điểm đó. Họ cưỡng bức sự phát triển của các em, trong khi những điều trẻ cần biết thì lại không được biết, mà lại biết những vấn đề nằm ngoài cái cốt lõi của cuộc sống. Trong tương lai, cái thế hệ trẻ này, nếu không nhận được sự thật về các nguồn tin thì cả thế hệ sẽ bị thui chột.”

Hiền Vy - RFA

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2008

Phản ứng của giới trẻ trước việc nhà nước sẽ quản lý những trang blogs

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-10-06


Ngày 2/10, Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ Thông Tin - Truyền thông ViệtNam bắt đầu xây dựng các văn bản để quản lý thông tin trên Internet, bao gồm cả blog cá nhân.
Giới blogger trẻ nghĩ gì về vụ việc này, mời quí thính giả nghe các bạn trẻ chia sẻ quan ngại của họ với Hiền Vy

Vi phạm quyền tự do ngôn luận

“Sự việc này nếu xảy ra thì rõ ràng là ta thấy chính quyền này là muốn bảo toàn thông tin mà họ muốn theo cái đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước. Biện pháp này vẽ ra cái bộ mặt thật của họ trong thời đại mà chúng ta đang chạy vào cái dân chủ thông tin”

Đó là lời của blogger tên Trung, còn Anh sinh viên Nguyễn cho biết:

“Blog là một loại “nhật ký mở” trên mạng. Nếu nói là nhật ký thì dĩ nhiên là có cá tính riêng tư cho nên cái việc quản lý này là không đúng và không được ai chấp nhận cả. Hiện nay cộng đồng Blog ViệtNam rất là xôn xao và có rất nhiều ý kiến phản đối về vấn đề này”

Trong khi đó, chủ nhân của một blog có số truy cập hằng ngày rất cao thì nói rằng việc nhà nước muốn quản lý các blog cá nhân sẽ không dễ thực hiện:

“Việc nhà nước thành lập một cơ quan quản lý Blog là một việc không nên làm và cũng không thể nào làm được. Không nên làm bởi vì blog là môi trường mà mọi người có thể tự do bày tỏ những suy nghĩ, những tâm tư, nguyện vọng của mình đối với xã hội và đặc biệt blog là môi trường mà mọi người có thể tự do bày tỏ những chính kiến của mình đối với những vấn đề nóng bỏng của đất nước.

Thế nên việc nhà nước quản lý blog là một hành động, chẳng khác nào đi ngược lại với quyền tự do ngôn luận và đi ngược lại với những giá trị tốt đẹp của nền văn minh. Và nói không thể quản lý blog bởi vì trào lưu blog hiện nay phát triển rất mạnh mẻ, con số người viết blog ở Việt Nam đã lên tới trên 1 triệu người.

Trong tương lai số lượng có thể lên tới gấp ba hay bốn lần hiện nay. Với số lượng viết blog khổng lồ như vậy thì việc nhà nước quản lý blog là một việc không thể làm được và không khả thi”

Blogger Businesshoa thì không ngạc nhiên trước tin này:

“Việc quản lý blog từ chính quyền không có gì ngạc nhiên cả vì nhiều người ở Việtnam dùng blogs để đọc tin. Theo tôi nghĩ (việc chính quyền quản lý blogs) sẽ làm cho nhiều bloggers trong nước e ngại. Họ sẽ không dùng blog để viết tin nữa và nhất là đối với những nhà báo dùng blog để viết chính trị thì họ sẽ e ngại”.

Trước sự bức xúc của rất nhiều người trong nước cũng như tại hải ngoại về nguồn tin này, thì vẫn có blogger nhất định không chịu dừng bước:

“Tôi sẽ vẫn viết blog bởi vì blog là môi trường mà tôi có thể thực thi quyền tự do ngôn luận của mình, thì không có lý gì mà vì sợ bị quản lý hay sợ bị kiểm duyệt mà tôi ngưng viết blog. Nếu tôi ngưng viết blog vì những lý do đó thì đồng nghĩa là tôi tự đánh mất đi cái quyền tự do ngôn luận của mình mà tự do ngôn luận là quyền tự nhiên khi con người sinh ra đã có cho nên tôi sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do ngôn luận của tôi”

Còn blogger businesshoa thì cho rằng có thể nhiều người sẽ không còn viết blog nữa

“Việc quản lý blog sẽ làm cho nhiều bloggers trong nước sợ sệt vì gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền nên sẽ có nhiều người không tham gia nữa. Và cái đó là những gì chính quyền mình đang muốn”

Và sinh viên Nguyễn nói rằng mọi người sẽ kín đáo hơn trong việc chia sẻ tin tức cá nhân để không ai biết chính xác chủ nhân của blog:

“Nếu nhà nước ra đạo luật quản lý blog cá nhân như thế này thì mọi người sẽ từ chính danh chuyển sang không chính danh. Có nghĩa là có những người họ vẫn dùng tên thật, cho mọi người biết họ là ai, nhưng nếu vụ quản lý blog áp dụng thì mọi người sẽ dần dần cảnh giác và họ sẽ tự bảo vệ họ bằng cách là họ không để tên thật thì trên mạng mọi người không biết họ là ai cả”

Blogger Trung chia sẻ những tự do đã có từ khi viết blog:

“Ba mươi mấy năm qua, người cọng sản đã quản lý đất nước này một cách kèm chặt thông tin. Từ ngày có internet và blog phát triển thì đây là cơ hội cho tôi, cũng như cho nhiều người, bước vào một sân chơi mà không hề có một giới hạn nào. Và khi không có giới hạn thì chúng tôi thỏa thích truyền đạt ý tưởng mà chúng tôi cảm thấy thấy cần phải truyền bá cho mọi người biết. Cho nên việc tham gia vào blog để đăng bài thì tôi sẽ cố gắng tham gia để bảo vệ toàn vẹn sự thật mà bấy lâu nay vẫn đang còn che dấu”

Truy tìm IP không đơn giản


Trả lời câu hỏi có lo ngại về việc bị nhà nước tìm ra tung tích qua căn cước (IP) của máy không, sinh viên Nguyễn cho biết:

“Dĩ nhiên việc bị phát giác qua IP thì rất là ngại, nhưng những bạn trẻ có tâm huyết, và họ cần có sự tự do thì vẫn kiếm cách để vượt qua điều đó”

Blogger Trung thì khẳng định là không có gì phải lo ngại:

“Cái việc họ kiểm tra được IP cũng khó, hơn nữa IP bây giờ không phải là loại IP tĩnh mà IP của người bây giờ đa phần là IP động, cho nên việc kiểm tra IP rất khó nên chúng ta không có gì đáng phải lo ngại”

Chủ nhân cái blog có nhiều người truy cập cũng đồng ý với Trung:

"Về vấn đề công an phát giác ra IP thì tôi cũng không e ngại bởi vì tôi cũng không làm điều gì trái với pháp luật, tôi chỉ thực thi cái quyền ngôn luận của mình.

Quyền tự do ngôn luận là quyền hiến định. Khi tôi viết blog thì tôi viết lên những thông tin trung thực, tôi không làm một điều gì trái với pháp luật hiện hành nên tôi không phải e ngại điều này"

Riêng Trung thì mong rằng mọi người sẽ cùng nhau bảo vệ quyền lợi của blogger:

“Giới blogger phải cố gắng bảo vệ quyền lợi của blogger. Nếu nhà nước Việtnam đưa ra bộ luật đó thì họ đang vi phạm trầm trọng hiến pháp trong vấn đề tự do ngôn luận. Cho nên nếu văn bản pháp luật đó (quản lý blog) ra đời thì hy vọng rằng giới blogger sẽ chuẩn bị một phong trào vận động để chống lại cái văn bản này.

Chống lại văn bản pháp luật của một nước thì là chuyện hiển nhiên thôi vì không thể nào xác nhận rằng, một văn bản đi vào đời sống mà không thông qua được thành phần mà chịu trách nhiệm trên cái văn bản đó. Tôi hy vọng trong thời gian tới phải có một phong trào giá trị để phản lại cái đòn mà muốn khóa chặt blogger …”

Còn những bloggers khác thì tin rằng việc nhà nước đưa ra vấn đề quản lý các blog cá nhân chỉ nhằm mục đích làm nao núng lòng dân mà thôi:

“Việc nhà nước quản lý blog sẽ không gây ảnh hưởng nào đối với sự tiếp cận những luồng thông tin đa chiều ở trong nước”

“Họ quản lý kiểu gì cũng chẳng được đâu tại vì đa số những thông tin đa chiều đều được đăng lại bởi các bloggers bên ngoài và ở trong nước vẫn tiếp xúc được những thông tin ấy. Tôi nghĩ họ đưa ra việc quản lý blog để tạo sự sợ hãi cho blogger ở trong nước thôi chứ không thể kiểm soát được”

“Cái văn bản này, thực chất là làm lung lay cái tinh thần lo sợ của bloggers, chứ họ không thể cản được con đường thông tin của bloggers. Xét về giá trị thì tôi nghĩ chỉ có thể đánh động tâm lý của những bloggers mà thôi”
.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

LS Lê Trần Luật Mời Gọi Luật Sư Trong Nước Hợp Tác

LS Lê Trần Luật Mời Gọi Luật Sư Trong Nước Hợp Tác Bênh Vực Các Nhà Dân Chủ

Hiền Vy - Thông Tín Viên RFA
September 30 2008



Từ cả tháng nay, nhà nước ViệtNam đã bắt bớ giam cầm rất nhiều người đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân Quyền tại ViệtNam. Gia đình của những nhà dân chủ này đã và đang nhờ luật sư Lê Trần Luật biện hộ cho họ. Vì có quá nhiều người cần được bảo vê, luật sư Lê Trần Luật đã lên tiếng, kêu gọi sự tham gia của giới luật sư trong nước giúp ông trong công việc này.
Vào ngày 26/9/2008 trên trang nhà của Văn phòng Luật Sư Pháp Quyền, đã có một thông báo kêu mời sự hợp tác. Mời quí thính giả theo dõi buổi nói chuyện của Hiền Vy và luật sư Lê Trần Luật

Hiền Vy:
Thưa luật sư, được biết trên trang nhà của Văn phòng Luật sư Pháp quyền và trên blog Công Lý và Sự thật có một thông báo, kêu gọi sự hợp tác của giới Luật sư trong nước, xin Luật sư vui lòng cho biết thêm chi tiết

LS Lê trần Luật:
Việc nhà cầm quyền bắt rất nhiều các nhà hoạt động cho Dân chủ và Nhân quyền tại ViệtNam, như trong thông báo tôi đã ghi rất rõ cụ thể một số tên, đồng thời còn một số người khác nữa. Thứ nhất là tôi muốn có sự hợp tác của những luật sư, quan tâm đến số phận những nhà hoạt động dân chủ đã bị bắt. Thứ hai là thông qua vấn đề kêu gọi, nếu tôi có nhiều luật sư khác ủng hộ thì việc này ít nhiều sẽ gây sức ép lên cơ quan an ninh, hiện đang giam giữ những nhà hoạt động cho dân chủ

Hiền Vy
Xin luật sư nhắc lại cho biết hiện tại nhà dân chủ nào bị bắt và gia đình họ đang nhờ luật sư, ạ ?

LS Lê trần Luật:
Hiện tại tôi đã có, tạm gọi như là hợp đồng, của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, của mẹ cô Phạm Thanh Nghiên, của anh Ngô Quyền là anh của Ngô Quỳnh, của cô Trang là vợ anh Trội, của em anh Túc, và một số những người khác nữa

Hiền Vy
Vâng, như vậy là gồm có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Phạm văn Trội, ông Nguyễn văn Túc, cô Phạm Thanh Nghiên, sinh viên Ngô Quỳnh, phải không ạ ?

LS Lê trần Luật:
Dạ, vâng

Hiền Vy
Thưa ông cho biết thủ tục tham gia của luật sư như thế nào ạ ?

LS Lê trần Luật:
Hiện tại theo luật của ViệtNam thì chỉ có những người, tôi tạm gọi là bị can, mới có quyền nhờ luật sư nhưng tất cả những nhà dân chủ này đang bị cướp đoạt tự do, tức là họ đang bị tạm giam, như vậy thì họ không có điều kiện để tiếp cận với luật sư nên chỉ còn giải pháp là gia đình họ ký giấy để nhờ luật sư, thì khi đó tôi được chính thức gặp họ tại trại giam của bộ công an

Hiền Vy
Thưa, việc kiếm thêm người để phụ giúp cho luật sư có dễ không ?

LS Lê trần Luật:
Trong việc kêu gọi hợp tác để bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ thì tôi nghĩ rất khó, bởi vì có thể nói là giới luật sư ở Việtnam đang sống trong một sự sợ hãi, là khi bảo vệ cho những người tạm gọi là tội phạm chính trị, thì nhà nước sẽ gây cho khó khăn cho họ mặt này, mặt khác. Có thể vì lẽ đó mà họ không dám lên tiếng bảo vệ những người này. Tuy nhiên, tôi hy vọng là tôi sẽ kiếm được. Tôi hy vọng là thông qua sự hợp tác này tôi sẽ có thêm đồng nghiệp có cùng chính kiến với tôi, hoặc là thông qua hợp tác này tôi sẽ có một cái nhìn nó toàn diện hơn về việc giới luật sư Việt Nam có ủng hộ những hoạt động dân chủ hay không

Hiền Vy
Thưa, như vậy là ông kêu gọi sự hợp tác của những luật sư có lòng, để bênh vực những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở ViệtNam, phải không ạ ?

LS Lê trần Luật:
Vâng

Hiền Vy
Thưa ông, việc như vậy mà khó tìm sao ?

LS Lê trần Luật:
Việc này khó tìm (người hợp tác) vì thật sự không phải chỉ là luật sư, mà người dân Việt Nam đang sống trong sự sợ hãi. Bất cứ họ nghe cái gì mà liên quan đến chính quyền, liên quan đến đảng Cộng Sản, liên quan đến hoạt động này kia thì gần như họ cảm giác một sự sợ hãi bao trùm. Người ta sợ không phải là không có lý bởi vì thực trạng xảy ra quá nhiều. Nhà cầm quyền đàn áp rất nhiều, không phải chỉ mới bây giờ mà đã có một lịch sử là cộng sản đã đàn áp những người nào dám lên tiếng. Trong suốt quá trình đảng cộng sản cầm quyền, họ đàn áp như thế nào. Có những trường hợp mà người ta chỉ nói một đôi câu, mà không vừa lòng với chính quyền là có thể đi ở tù mười mấy năm liền.
Rất nhiều cuộc đàn áp, bắt bớ như thế dẫn đến bao trùm xã hội là một sự sợ hãi. Sợ hãi hết thảy những vấn đề gì mà người ta có cảm giác là; Nói đến đảng cộng sản ViệtNam là nói đến cái gì tội lỗi. Nói đến cái gì mà ngược lại ý Đảng là một tội lỗi ghê gớm có thể dẫn người ta đến sự tù đày, một sự cướp đoạt tự do … Cho nên tôi nghĩ, luật sư, cũng như những người khác, đang sống trong tâm trạng sợ hãi, mặc dù có thể họ biết rằng những nhà họat động cho Dân chủ, Nhân quyền là những người nói lên ý kiến rất đúng đắn, nhưng họ không dám lên tiếng bởi vì họ cầu mong một sự an toàn, an ninh cho cá nhân mình

Hiền Vy
Thưa luật sư, nếu có sự ủng hộ của nhiều luật sư khác trong nước, thì việc làm của ông có hiệu quả hơn không ?

LS Lê trần Luật:
Dĩ nhiên là nếu tôi được nhiều luật sư ủng hộ việc này thì công việc sẽ được chia sẻ, tức là giảm áp lực công việc đối với tôi, bởi vì quá nhiều người thân của các nhà dân chủ nhờ tôi và khi mà tôi có thêm luật sư lên tiếng ủng hộ thì điều đó cũng đánh tiếng cho nhà cầm quyền biết rằng hiện nay giới luật sư không còn sợ hãi nữa. Người ta sẵn sàng đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và điều này nhất định sẽ gây một sức ép lên cơ quan an ninh điều tra. Bắt buộc họ phải điều tra, giam giữ, hoặc là khởi tố những nhà dân chủ này, ít ra là phải đúng với pháp luật ViệtNam. Còn cái hành động họ làm có đúng hay không thì tôi chưa nói đến nhưng ít ra về mặt pháp luật khi họ muốn bắt giam người này, bắt giam người kia thì họ cũng phải cho gia đình, cho người thân của những người bị bắt biết được là họ khởi tố vụ án chưa, họ bắt giam với lý do gì. Và nhiều luật sư tham gia thì tôi cho rằng cơ quan an ninh sẽ có những sức ép nhất định và điều đó sẽ đánh động dư luận rằng; xã hội ViệtNam, luật sư ViệtNam hiện nay không còn sợ hãi nữa mà sẵn sàng bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý và bảo vệ cho những nhà đang hoạt động Dân chủ cho Việt Nam

Hiền Vy
Xin cảm ơn ông và xin chúc ông nhiều may mắn

HienVy - RFA

*********************************************************************************
Ghi thêm


Muốn biết thêm chi tiết về thông báo này, xin vào trang nhà của Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền hay blog Công Lý và Sự Thật

Links

http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1&p=9406


Luật sư Lê Trần Luật - Trưởng Văn phòng Luật sư Pháp Quyền,
vừa có Thông báo mời Toàn thể Luậ sư đang hành nghề tại Việt Nam hợp tác,
nội dung như sau:


Kính gởi: Toàn thể Luật sư đang hành nghề tại Việt Nam

Hiện nay, cơ quan An ninh điều tra đã cáo buộc hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (theo Điều 88 BLHS) đối với những công dân có tên sau đây:
1- Ông Nguyễn Xuân Nghĩa _ nhà văn
2- Ông Phạm Văn Trội
3- Ông Nguyễn Văn Túc
4- Cô Phạm Thanh Nghiên
5- Anh Ngô Quỳnh _ sinh viên
6- Ông Vũ Văn Hùng _ nhà giáo
7- Và một số cá nhân khác.

Chúng tôi đã nhận được đề nghị từ người thân của những người trên, yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thân của họ.
Chúng tôi tha thiết mong giới Luật sư toàn quốc có lòng yêu công lý và hòa bình, có tinh thần ủng hộ các hoạt động dân chủ và nhân quyền, hãy hợp tác cùng chúng tôi để bảo vệ cho những “nạn nhân” nêu trên.
Thù lao và mọi chi tiết khác, xin vui lòng liên hệ:

Luật sư Lê Trần Luật - Số điện thoại: 0908.61.20.20

Điện thoại văn phòng: 08.9896517 Fax: 9895945

Mail: - contact@luatsuphapquyen.com
- vplsphapquyen@gmail.com
- taphongtan@gmail.com
Mong được sự nhiệt tình tham gia của Quý Luật sư toàn quốc. Chúng tôi chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 .năm 2008
TRƯỞNG VĂN PHÒNG
Luật sư - Thạc sĩ LÊ TRẦN LUẬT