Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Cộng đồng Houston chia vui với Nghị viên đắc cử gốc Việt

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Nguồn

Cộng đồng Houston chia vui với Nghị viên đắc cử gốc Việt

Hiền Vy, phóng viên RFA
2009-12-22


Mùa bầu cử năm 2009 tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, vừa kết thúc cách đây hơn một tuần. Trong số những ứng cử viên đắc cử vào các chức vụ quan trọng của thành phố, có một người Việt Nam, là luật sự Al Hoàng, tên Việt là Hoàng Duy Hùng.



Photo: RFA
Luật sư Hoàng Duy Hùng cùng với phu nhân và các con


Niềm vui và sự hãnh diện

Ông đã cùng gia đình rời khỏi quê hương Việt Nam năm 1975, lúc mới mười ba tuổi. Người Việt quốc gia tại Houston đã ủng hộ ông nhiệt tình trong cuộc chạy đua vào chức vụ Nghị viên thành phố. Đây là một chức vụ rất quan trọng vì Houston là thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ và cũng là thành phố được mệnh danh là đa văn hóa, đa sắc dân cư ngụ.

Vào tối Chủ Nhật, ngày 20 tháng 12, Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston đã tổ chức một buổi tiệc mừng để cám ơn cử tri cũng như những vận động viên và đồng hương.

Trong tiếng reo hò mừng vui của trên dưới 1 ngàn người tham dự buổi tiệc, tân nghị viên thành phố Houston, luật sư Hoàng Duy Hùng cùng với phu nhân và các con đã “trình diện” những người giúp ông đắc cử. Nghị viên Al Hoàng đã xúc động nói lên lời cảm tạ:

“Chúng tôi ngày hôm nay có được niềm vui và sự vinh dự này là do sự thương yêu của tất cả quí vị. Quí vị đã cùng với chúng tôi đi vận động; người thì đóng góp tài chánh, người thì đóng góp tinh thần, người thì góp lá phiếu. Nói chung mọi người đều coi cuộc tranh cử này là của chính mình. Nhiều khi trong đêm, vợ chồng chúng tôi ngồi trăn trở, nghĩ rằng, mình lo nhưng biết là có người còn lo hơn tôi, còn mất ngủ hơn tôi … Nếu không có tình thương thì chắc chắn không có những trường hợp như vậy …”



Đây là một chức vụ rất quan trọng vì Houston là thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ và cũng là thành phố được mệnh danh là đa văn hóa, đa sắc dân cư ngụ.

Trong số người tham dự có những đảng viên Đảng Cộng Hòa, như judge Ed Emmet, giám đốc ngoại vụ Bill Calhoun … cũng có những vị dân cử Đảng Dân Chủ, như dân biểu Hubert Võ, cũng như những người vừa tái đắc cử trong những chức vụ khác như Ủy viên hội đồng học chính khu Alief, Hồ Thanh Nghị, nghị viên Jolanda Jones v.v… Mọi người đã thân thiện chung vui với gia đình của nghị viên Al Hoàng cũng như với cộng đồng người Việt Houston:

“Chúng tôi xin chúc mừng ông, chúng tôi biết ông sẽ làm rất tốt công việc ông sắp đảm nhiệm … Nếu ông cần gì xin cho chúng tôi biết…”

Đứng bên cạnh chồng cùng với các con trên sân khấu, trong chiếc áo dài Việt Nam, phu nhân tân nghị viên Hoàng Duy Hùng cười rạng rỡ khiến người tham dự tưởng như trong suốt cuộc tranh cử, bà đã không hề có một chút ưu phiền nào. Bà Bích Trâm đã chia sẻ điều đó:

“Tôi rất vui vì anh Al Hoàng là người Việt Nam đầu tiên được đắc cử vào chức Nghị viên thành phố. Và vui nhất là tôi thấy được sự yêu thương của của tất cả quí đồng hương dành cho anh Hùng và ủng hộ anh Al Hoàng. Việc đắc cử của Al Hoàng như là để đáp lại sự yêu thương của mọi người.

Bà cũng khuyến khích giới trẻ nên mạnh dạn đi vào dòng chính:

“Tôi tin rằng sẽ còn rất nhiều, rất nhiều tân nghị viên hội đồng thành phố nữa. Nếu các bạn trẻ mạnh dạn bước ra và đi theo đường anh Al Hoàng thì tôi tin chắc là các bạn sẽ thành công như anh Al Hoàng ngày hôm nay”

Không quên nguồn cội

Cũng trong niềm hân hoan, ông James Lê Quỳnh, trưởng ủy ban vận động của Tân Nghị Viên thành phố, chia sẻ lý do ông đã ủng hộ luật sư Hoàng Duy Hùng:

Với những người trẻ chúng tôi, ngoài công việc cho cộng đồng, chúng tôi cũng dành thì giờ để chiến đấu, để tranh giành Tự Do cho quê hương đất nước chúng ta.
Ô. James Lê Quỳnh

“Có thể nói luật sư Hoàng Duy Hùng là một chiến sĩ dù anh chưa từng ở trong quân đội nhưng anh đã âm thầm chiến đấu. Chúng tôi cùng lứa tuổi với nhau nên sau trận chiến 1975, chúng tôi ở lứa tuổi mười mấy, tuy không hiểu được chính sách của cộng sản thời đó nhưng do biến cố 1975, chúng tôi có mặt tại xứ Mỹ này thì chúng tôi cũng là những người sống với hậu quả của chiến tranh Việt Nam như những người Việt khác.

Với những người trẻ chúng tôi, ngoài công việc cho cộng đồng, chúng tôi cũng dành thì giờ để chiến đấu, để tranh giành Tự Do cho quê hương đất nước chúng ta. Tuy đã qua đây sinh sống trên 34 năm, nhưng không bao giờ chúng tôi quên những người đồng hương, những đồng bào của chúng tôi ở Việt Nam bây giờ”


Trước nhận định của các nhà phân tích chính trị cho rằng việc LS Hoàng Duy Hùng đắc cử đã như là một “thông điệp” của người Việt Quốc gia, gửi cho nhà nước Việt Nam. Là dân tị nạn luôn ủng hộ các ứng viên có quá trình tranh đấu cho Tự Do, Dân chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam, ông Trịnh Du, trưởng ban gây quĩ cuộc vận động tranh cử của LS Hoàng Duy Hùng xác nhận:

“Cái đó là đúng sự thật 100%. Luật sư Hoàng Duy Hùng là người đấu tranh cho Tự do Dân chủ mấy chục năm nay, từ năm 1984 cho đến nay. Bây giờ bước vào chính giới của Hoa Kỳ, với chức vụ Nghị viên thành phố.”

Và ông Nguyễn Công Bằng cũng đồng ý điều này:

“Đây là một điều vui chung cho cả Cộng đồng Việt Nam vì có thêm một người trẻ đi vào dòng chính. Và anh Hoàng Duy Hùng là một người đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ cho Việt Nam. Sự thành công của anh Hùng trong việc đi vào dòng chính sẽ là một khích lệ cho giới trẻ Việt Nam để họ có thể đóng góp cụ thể hơn trên đất nước này và đồng thời cũng là cơ hội để có tiếng nói đấu tranh một cách thiết thực hơn cho vấn đề tranh đấu vì đất nước và dân tộc Việt Nam, ở Việt Nam”

Trong niềm hân hoan của cộng đồng người Việt tại Houston, chúng tôi xin mượn lời phát biểu của vài người tham dự để kết thúc bài phóng sự này:

“Chúng tôi là đồng bào tại thành phố Houston này, rất lấy làm hãnh diện cho cộng đồng người Việt Nam có một người tuổi trẻ như luật sư Hoàng Duy Hùng được đắc cử vào chức vụ nghị viên của thành phố”

“Tôi rất tự hào khi có một người Việt Nam như ông Hoàng Duy Hùng đã đắc cử …”



Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Người Mỹ gốc Việt đắc cử Nghị viên thành phố Houston

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Người Mỹ gốc Việt đắc cử Nghị viên thành phố Houston

Nguồn

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2009-12-15




Trong cuộc bầu cử gay go năm nay tại thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, Luật sư Hoàng Duy Hùng, một người Mỹ gốc Việt đã đắc cử vào chức Nghị Viên Thành Phố.




LS Hoàng Duy Hùng cùng gia đình mừng đắc cử chức Nghị viên thành phố Houston hôm 12-12-2009. Photo courtesy Tran Tri

Cuộc bầu cử bắt đầu từ ngày 3 tháng 11 nhưng kết quả của lần bầu cử đó, có nhiều chức vụ phải bầu lại vì ứng viên có nhiều số phiếu đã không đạt được 51%. Và ngày bầu cử lần thứ 2 này đã diễn ra vào thứ Bảy 12-12 vừa qua.


Trong số những chức vụ phải bầu lại, có chức thị trưởng và nhiều nghị viên.

Thành phố Houston có 14 nghị viên, trong số này 5 nghị viên được tất cả dân thành phố bầu chọn và 9 nghị viên khác chỉ ứng cử trong từng khu vực.


Tháng 12 năm 2009 có lẽ là tháng rất đặc biệt cho người Việt tại thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas. Vào ngày 4 tháng 12, Houston đã có một cơn bão tuyết đi qua. Tuyết rơi trên 4 giờ đồng hồ và đã đọng lại trên mái nhà, trên cây cỏ.

Đây là một sự kiện rất hiếm hoi cho thành phố nắng ấm miền Nam nước Mỹ. Người ta bảo rằng cách đây trên 50 năm, Houston đã có một lần tuyết rơi khá nhiều nhưng lúc đó chưa có người Việt sinh sống.

Lần này câu chuyện tuyết rơi được bàn tán khắp nơi trong những cuộc gặp gỡ của cư dân Houston. Cho đến tối thứ Bảy, ngày 12 tháng 12 thì người Houston lại nói về việc đắc cử của một thị trưởng mới và của một nghị viên thành phố người Mỹ gốc Việt.

Tại khu vực F của Houston, nơi có rất đông người Việt cư ngụ, 1 trong 7 ứng viên chức nghị viên thành phố là luật sư Hoàng Duy Hùng. LS Hoàng Duy Hùng đã là 1 trong 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất trong lần bầu cử đầu, nên ông và đối thủ của ông là luật sư Mike Laster là 2 ứng viên được cử tri bầu lại để chọn 1.

LS Hoàng Duy Hùng đã thắng cử với số 52,8% của tổng số cử tri đi bầu lại. Ông cho biết thành phần cử tri gồm có:

“Theo số liệu của Hạt Harris, bỏ phiếu vòng 2 kỳ này trong Khu Vực F gồm có 5% Hispanic, 10% da đen, 20% Á Châu và 65% da trắng”.



Quan điểm tranh cử

Trong thời gian vận động tranh cử, các cơ quan truyền thông địa phương cho biết có lẽ cuộc tranh cử giữa LS Hoàng Duy Hùng và đối thủ của ông là cuộc tranh đua rất thân thiện, ứng cử viên đã không bôi bác nhau, một việc mà ít có cuộc tranh cử nào tránh được. LS Hùng cho biết về điểm này như sau:

“Khi ra tranh cử tôi có mời tất cả ứng cử viên trong khu vực đến và chúng tôi có đưa ra một đề nghị là mọi người đều lo làm sao xây dựng một cộng đồng vững mạnh và đặc biệt Houston là một thành phố quốc tế lớn, có đa văn hóa và đa sắc dân cho nên tôi đề nghị là không nên tấn công nhau bất cứ một điểm nào, không nên nói xấu nhau, không nên vạch cho người ta thấy những khác biệt văn hóa để công kích, vì như vậy sẽ khó hàn gắn sau này.

Sau khi nghe trình bày, thì tất cả những ứng cử viên đều đồng ý. Dù vậy, trong cuộc tranh cử, khi thấy cá nhân tôi có số điểm cao, vài ứng cử viên khác đã công kích tôi, nhưng tôi chỉ lặng thinh.

Sau vòng đầu, những người công kích tôi đã bị loại ra khỏi rồi thì đến vòng thứ 2, thì giữa tôi và ông Mike Laster, là một luật sư da trắng lâu năm, đầy kinh nghiệm. Chúng tôi cũng quyết định là không tấn công lẫn nhau.

Cho nên đó là lý do tại sao nhật báo Houston Chronicle đã nói là cuộc tranh cử giữa tôi và luật sư Mike Laster là cuộc tranh cử êm ái nhất so với các cuộc tranh cử khác và là cuộc tranh cử có lẽ là tích cực nhất, không có bới móc và vì như vậy có lẽ đây là một cuộc tranh cử thành công không phải cho cuộc tranh cử mà là cho cộng đồng người dân và cử tri tại nơi đây”.


Cô Bạch Hạc, một người trong ủy ban vận động tranh cử của LS Hoàng Duy Hùng cho biết lý do cô đã giúp LS Hùng trong cuộc chạy đua vào chức nghị viên thành phố vì ông Hùng là một người trẻ, rất năng nổ với cộng đồng người Việt, và theo cô, thì đa số người Mỹ gốc Việt đi bầu tại khu vực F đã dồn phiếu cho LS Hoàng Duy Hùng:

“Những người nào đi bầu được thì đa số đều bầu cho luật sư Hoàng Duy Hùng. Và cũng nhờ ban vận động tranh cử của luật sư Hoàng Duy Hùng làm việc rất là hăng say với mục đích tối hậu là làm sao để cho LS Hoàng Duy Hùng đắc cử kỳ này”.

Tham dự vào dòng chính

Với niềm hạnh phúc của sự đắc cử đang còn rất mới mẻ, LS Hoàng Duy Hùng cũng cho biết là người Mỹ gốc Việt nên tham dự vào dòng chính để có tiếng nói trong xã hội:

“Chúng ta là một sắc dân Á Châu lớn nhất tại Houston nên chúng ta cần có nhiều người dấn thân vào sinh hoạt chính để có tiếng nói mạnh mẽ trong tất cả vị trí chính trị, từ Khu Học Chánh đến Nghị Viên, từ Dân Biểu đến Thượng Nghi Viện”.

Ông cũng khuyến khích những bạn trẻ tham dự vào dòng chính của Hoa Kỳ. Theo ông, khi một người trẻ muốn đi vào con đường này thì thế hệ cha, anh sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Và cô Bạch Hạc cũng cùng chung ý kiến:

“Các em trẻ mà muốn đi vào dòng chính thì hãy mạnh dạng mà vào, mình muốn thì sẽ làm được. Và đó là điều mà LS Hoàng Duy Hùng đã chứng minh. Không phải chỉ riêng cá nhân LS Hoàng Duy Hùng, mà tôi nghĩ là ai ra ứng cử cũng sẽ được đông đảo đồng bào mình ủng hộ”.

Tưởng cũng nên nhắc lại là năm 1992, LS Hoàng Duy Hùng đã về nước hoạt động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, ông đã bị bắt và bị tù biệt giam 15 tháng. Trả lời câu hỏi là có sự khác biệt gì giữa việc tranh cử và bầu cử tại Việt Nam và Hoa Kỳ, LS Hoàng Duy Hùng cho biết:

“Ở Việt Nam, Đảng cử dân bầu, và chỉ có 1 Đảng. Ở đây, các ứng cử viên tự phấn đấu, muốn vào đảng nào cũng được, không vào đảng nào cũng không sao, nhưng các cử tri biết nên bỏ cho ai và họ có quyền lựa chọn.

Đặc biệt là trước ngày bầu cử, những cơ quan truyền thông loan tin rất rộng rãi. Họ bàn tán, phê bình, chỉ trích để các ứng cử viên có cơ hội giải đáp cũng như là để cử tri theo dõi để biết ai xứng đáng. Đó là một sự khác biệt rất lớn.

Ở Hoa Kỳ, người ta nói rằng cuộc bầu cử là một cuộc bầu cử tự do đầy đủ nhưng ở Việt Nam thì là một sự áp đặt trong cuộc bầu cử ”.


Đối với nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Houston, sự đắc cử của Luật sư Hoàng Duy Hùng còn có một ý nghĩa rất đặc biệt, như là một thông điệp chính trị của những người tỵ nạn, yêu chuộng Tự do Dân chủ cho ViệtNam, gửi cho công luận vì Luật Sư Hùng là người đã từng hoạt động hăng say cho phong trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam và đã từng bị nhà nước Vietnam cầm tù trong những năm 1993, 1994.

(Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

Phạm Thanh Nghiên và giải thưởng Hellman Hammett

Mời bấm vào tựa bài để nghe âm thanh



Phạm Thanh Nghiên và giải thưởng Hellman Hammett

Hiền Vy , thông tín viên RFA
2009-10-16


Sau hơn một năm bị bắt giam với tội danh “Tuyên truyền chống đối nhà nước” vào ngày 18 tháng 9 năm 2008 thì đến đầu tháng 10 năm nay, người thiếu nữ can trường có tên Phạm thanh Nghiên đã được Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải Hellman Hammett năm 2009.


Hellman Hammett là một giải thưởng quốc tế để vinh danh những người đang sống dưới chế độ độc tài chuyên chế, không chấp nhận những ngòi bút đối kháng.




Người thiếu nữ can trường có tên Phạm thanh Nghiên đã được Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải Hellman Hammett năm 2009


Những người can đảm viết lên sự thật dưới những chế độ độc tài đó, thường bị sách nhiễu, đàn áp và có người còn bị giam cầm không được xét xử như trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên.

Biệt giam không xét xử không cho tiếp xúc chỉ vì nói đụng đến TQ?

Trên 20 công an và nhân viên an ninh của thành phố Hải Phòng đã đến tư gia của bà Nguyễn thị Lợi để áp giải và bắt giam con gái của bà là cô Phạm thanh Nghiên vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, lúc cô Nghiên đang ngồi toạ kháng trước hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng”. Cho đến nay, sau hơn một năm trời bị bắt giam, người nhà của cô Phạm Thanh Nghiên vẫn chưa được thăm nuôi một lần.

Trong cùng khoảng thời gian vào tháng 9 năm ngoái, nhiều nhà dân chủ khác cũng đã bị bắt giam và đã ra tòa vào đầu tháng 10 năm nay với những bản án từ 6 năm tù ở và 3 năm quản chế cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, đến kỹ sư Phạm văn Trội 4 năm tù ở, 4 năm quản chế, rồi 3 năm tù ở và 3 năm quản chế cho sinh viên Ngô Quỳnh … nhưng riêng cô Phạm Thanh Nghiên thì vẫn bị biệt giam mà chưa có ngày xét xử


Trên 20 công an và nhân viên an ninh của thành phố Hải Phòng đã đến tư gia của bà Nguyễn thị Lợi để áp giải và bắt giam con gái của bà là cô Phạm thanh Nghiên vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, lúc cô Nghiên đang ngồi toạ kháng trước hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng”.


Trả lời phóng viên Đỗ Hiếu của đài RFA trước nguồn tin cô Phạm Thanh Nghiên được giải thưởng Hellman Hammett của Human Rights Watch, bà Nguyễn thị Lợi khẳng định là việc làm của con gái bà là đấu tranh cho nhân quyền, cho tổ quốc chứ không hề có gì sai trái:

“Con tôi nó tham gia đấu tranh cho nhân quyền của mọi người dân, cho tổ quốc chúng tôi vì ai cũng có quyền hưởng những cái đó. Con tôi nó chỉ nói sự thật thôi cho nên cái đó là cái mà tôi cũng tự hào. Xã hội có cái gì thì nó nói sự thật, thí dụ cháu nó bảo Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam thì đúng là của Viêt Nam chứ còn của ai nữa! Sự thật, cháu nói sự thật!”

Từ Lạng Sơn, anh Nguyễn Tiến Nam, người đã từng tham gia những cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, nói rằng, Phạm thanh Nghiên là một thiếu nữ rất can trường:

“Chị Phạm thanh Nghiên là một phụ nữ dấn thân để theo con đường đấu tranh cho Dân chủ, Tự do cho đất nước Việt Nam. Chị là một người phụ nữ rất là can trường. Chị có một tấm lòng yêu nước rộng mở. Công việc và hành động của chị là mong muốn mang lại một cái gì tốt đẹp cho đất nước, cho xã hội, cho dân tộc Việt Nam”

Chị Phạm thanh Nghiên là một phụ nữ dấn thân để theo con đường đấu tranh cho Dân chủ, Tự do cho đất nước Việt Nam. Chị là một người phụ nữ rất là can trường. Chị có một tấm lòng yêu nước rộng mở. Công việc và hành động của chị là mong muốn mang lại một cái gì tốt đẹp cho đất nước, cho xã hội, cho dân tộc Việt Nam
Anh Nguyễn Tiến Nam


Đề cập đến việc cô Phạm Thanh Nghiên vị bắt giữ hơn một năm nay mà chưa được xét xử, cô Như Ngọc, hiện đang ở Hà Nội cho rằng:

“Theo em thì việc giam giữ cô Thanh Nghiên như vậy là trái phép bởi vì là việc làm của cô không có gì là vi phạm pháp luật cả. Việc bày tỏ chính kiến và nói lên sự thật hiển nhiên là Hoàng Sa và Trường Sa là cuả Việt Nam thì không có gì là chống phá nhà nước”

Yêu Đảng thì được yêu nước là phản động là phá hoại an ninh quốc gia

Và anh Nguyễn tiến Nam thì nhận định :

Trong một năm trời bắt chị, nhà cầm quyền CSVN không tìm được chứng cứ hay một cái tội nào đó để gán ghép, để chụp mũ cho chị để đưa chị ra xét xử nên họ còn giam giữ chị. Đó là một cái điều thật là đau lòng, đáng thương cho một đất nước khi mà một người dân nói lên lòng yêu nước, muốn xây dựng một xã hội có dân chủ, có công bằng, văn minh thật sự thì bị truy chụp là phản động, là chống đối rồi lại rất nhiều cái tội khác mà đảng Cộng sản đã chụp mũ lên đầu những người dám đứng lên đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đất nước Việt Nam”

Theo em thì việc giam giữ cô Thanh Nghiên như vậy là trái phép bởi vì là việc làm của cô không có gì là vi phạm pháp luật cả. Việc bày tỏ chính kiến và nói lên sự thật hiển nhiên là Hoàng Sa và Trường Sa là cuả Việt Nam thì không có gì là chống phá nhà nước
Cô Như Ngọc, Hà Nội

Và anh Nam cũng nói thêm là nếu sống trong một xã hội khác, có lẽ Phạm Thanh Nghiên sẽ được tưởng thưởng thay vì bị bắt giam:

“Chị Phạm Thanh Nghiên bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam hơn một năm nay vì cái tội yêu nước mà nếu ở một xứ sở có Tự Do, Dân chủ, Nhân quyền và quyền con người được tôn trọng thì chị Phạm thanh Nghiên đáng ra phải được thưởng huân chương, được bang khen về tấm lòng yêu nước, về sự can trường của chị, nhưng trong một xã hội chế độ đảng cộng sản độc tài cầm quyền và họ chuyên quyền thì lòng yêu là một sự vi phạm pháp luật”

Khi mà một người dân nói lên lòng yêu nước, muốn xây dựng một xã hội có dân chủ, có công bằng, văn minh thật sự thì bị truy chụp là phản động, là chống đối rồi lại rất nhiều cái tội khác mà đảng Cộng sản đã chụp mũ lên đầu những người dám đứng lên đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đất nước Việt Nam
Anh Nguyễn Tiến Nam


Khi được tin cô Phạm Thanh Nghiên được giải thưởng Hellman Hammett của cơ quan giám sát nhân quyền, cô Như Ngọc, cho rằng Phạm Thanh Nghiên xứng đáng với giải thưởng đó

“Khi được biết tin cô Phạm Thanh Nghiên nhận được giải thưởng này thì em rất vui. Cùng với những người khác thì em thấy là cô Nghiên xứng đáng nhận được giải thưởng.
Em được biết giải thưởng này vinh danh những cây bút trên thế giới dũng cảm bảo vệ cho sự tự do ngôn luận mặc dù những gì họ phát biểu có thể đi ngược lại tiếng nói của chính quyền.

Theo như em biết thì cô Nghiên đã có những hành động và những phát ngôn dũng cảm để nói lên long yêu nước của cô trước sự kiện Trung Quốc chiếm Trường Sa và Hoàng Sa. Cô đã từng toạ kháng tại nhà với biểu ngữ là “Hoàng Sa và Trường Sa là của ViệtNam”. Hành động này và biểu ngữ đó nói lên lòng yêu nước của cô”

Anh Nguyễn Tiến Nam cũng rất vui mừng trước tin này và anh cho rằng việc Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman cho nhân sĩ tại ViệtNam đã nói lên sự không có quyền ngôn luận tại Việt Nam:

Chị Phạm Thanh Nghiên bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam hơn một năm nay vì cái tội yêu nước mà nếu ở một xứ sở có Tự Do, Dân chủ, Nhân quyền và quyền con người được tôn trọng thì chị Phạm thanh Nghiên đáng ra phải được thưởng huân chương, được bang khen về tấm lòng yêu nước
Anh Nguyễn Tiến Nam


“Tôi thật sự vui mừng và cảm động cho chị Phạm Thanh Nghiên vì chị là một người đấu tranh bền bỉ và can trường cho lý tưởng Tự do, Dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi tổ chứ Human Rights Watch trao giải thưởng cho những nhà đấu tranh Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam bị áp bức trong lao tù và trong cuộc sống thì việc đó chứng tỏ rằng; đi đâu nhà cầm quyền ViệtNam cũng nói rằng đất nước ViệtNam có dân chủ, có nhân quyền và có tự do ngôn luận nhưng những việc làm đó đã hoàn toàn trái ngược những gì họ đã tuyên bố với thế giới”

Tôi xin nghiêng mình ngưỡng mộ trước sự can trường, dũng cảm của chị Phạm Thanh Nghiên đã dám nói lên tiếng nói của mình, đã nói thay cho những người không dám nói như trong giới trẻ trên đất nước Việt Nam ngày nay
Anh Nguyễn Tiến Nam


Và anh Nam cũng chia sẻ lòng cảm kích đối với những gì cô Phạm Thanh Nghiên đã làm trước khi cô bị bắt giam:


“Tôi xin nghiêng mình ngưỡng mộ trước sự can trường, dũng cảm của chị Phạm Thanh Nghiên đã dám nói lên tiếng nói của mình, đã nói thay cho những người không dám nói như trong giới trẻ trên đất nước Việt Nam ngày nay. Họ biết và họ hiểu nhưng họ không dám nói vì họ sợ sự áp bức, sự gây khó dễ cho những người dám lên tiếng và chị Phạm thanh Nghiên đã dám đứng lên để nói lên tiếng nói đó thay cho rất nhiều những bạn trẻ như chúng tôi. Điều đó làm chúng tôi ngưỡng mộ chị như một người chị và như một người anh hùng của chúng tôi”

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Tưởng nhớ và ghi ân chiến sĩ Việt Mỹ tại Houston

Mời bấm vào tựa bài để nghe âm thanh


Tưởng nhớ và ghi ân chiến sĩ Việt Mỹ tại Houston


Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2009-10-13


Để tưởng nhớ hàng trăm ngàn quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và hơn 50 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tự Do và Độc Lập cho miền Nam Việt Nam trong suốt 21 năm, một buổi lễ với chủ đề vinh danh chiến sĩ Việt Mỹ đã được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 11 tháng 10 tại thành phố Houston, tiểu bang Texas.




Photo by Hiền Vy, RFA


Buổi lễ vinh danh các chiến sĩ Việt-Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tự Do và Độc Lập cho miền Nam Việt Nam
Buổi lễ đã được những hội đoàn trẻ đứng ra tổ chức, như nhóm những chuyên gia trẻ Việt Mỹ tri ân cựu chiến sĩ Tự Do - YVAPS, nhóm Gia Đình Việt Mỹ - Amerasian và nhóm Góp một bàn tay - Lend a Hand, với sự tiếp tay của những hội cựu chiến binh Việt Mỹ cũng như của các trường học tại Houston.



Vinh danh những người đã hy sinh cho Tự Do và Độc Lập của Việt Nam


Hàng ngàn, hàng ngàn người đã đứng dọc theo đại lộ Bellaire, con đường huyết mạch của khu Tây Nam thành phố Houston, để chào đón một cuộc diễn hành của cựu chiến binh Mỹ Việt cùng với xe hoa, và sự biểu diễn của trực thăng trên bầu trời mưa lất phất. Tiếng reo hò vang dội cả một khu phố.


Sau đó là lễ tưởng niệm những anh hùng đã chiến đấu và hy sinh vì Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập cho Việt Nam. Kế tiếp là lễ vinh danh những cựu quân nhân Hoa Kỳ, cựu quân nhân ViệtNam Cộng Hòa tại khuôn viên tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ.


Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo, một người trong ban tổ chức cho biết lý do các bạn trẻ đã cùng nhau tổ chức buổi lễ:

“Mục đích của ngày lễ hôm nay là tri ân các cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và cựu chiến sĩ Hoa Kỳ và tưởng nhớ đến hơn 50 ngàn chiến sĩ Mỹ đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam cũng như ba triệu người đã hy sinh trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Chúng em rất cảm ơn những cựu chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong chiều dài cuộc chiến suốt 21 năm cũng như những chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh cho đất nước chúng ta …”


“Chiến hữu bao giờ cũng Chiến hữu”

Tham dự buổi vinh danh chiến sĩ Việt Mỹ, có Anh Nhân William Trần, thuộc gia đình Việt Mỹ, đến từ Chicago nói rằng quân nhân Hoa Kỳ đã chiến đấu để bảo vệ tự do và độc lập cho miền Nam Việt Nam :


Mục đích của ngày lễ hôm nay là tri ân các cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và cựu chiến sĩ Hoa Kỳ và tưởng nhớ đến hơn 50 ngàn chiến sĩ Mỹ đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam cũng như ba triệu người đã hy sinh trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Dược sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thảo


“Đây là một niềm vinh hạnh lớn lao. Đã hơn 30 năm chúng em chưa có cơ hội ra mắt cộng đồng cũng như ra mắt với những bậc chú cha là những người đã hy sinh, cống hiến thân xác cho Tự do và dân chủ. Sự hy sinh và cống hiến của quân lực ViệtNam Cộng Hòa và quân lực Hoa Kỳ được công nhận và đáng giá là một việc làm oai hùng cho cùng một lý tưởng là Tự Do và Dân Chủ. Sự giúp đỡ của quân lực Hoa Kỳ có mục đích chính là đấu tranh dành độc lập cho đồng bào Việt Nam của chúng ta cho nên chúng em rất hân hạnh có những người cha, người chú như vậy”


Anh Phú, cũng là người mang hai dòng máu Mỹ Việt đến từ Florida nói rằng anh và các bạn rất hãnh diện vì cha chú:


“Chúng tôi có một cái khẩu hiệu là Proud to be Amerasian, tức là chúng tôi tự hào là con của những chiến sĩ Mỹ đã từng sát cánh chiến đấu cho nền độc lập và tự do của miền Nam Việt Nam”


Bà Nguyễn thị Tiến một cựu cán bộ Chiến tranh chính trị tham dự buổi diễn hành cho biết cảm tưởng:


“Tôi không ngờ hôm nay đông người đến như thế, chắc cũng phải một chục nghìn người. Dân chúng đứng rất đông ở hai bên đường, dân của các quốc tịch đứng hai bên đường để chào mừng mình diễn hành. Tôi rất là hạnh phúc khi được làm người dân Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dù đang còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn luôn hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho đồng bào tại quê nhà”.

Đã hơn 30 năm chúng em chưa có cơ hội ra mắt cộng đồng cũng như ra mắt với những bậc chú cha là những người đã hy sinh, cống hiến thân xác cho Tự do và dân chủ. Sự hy sinh và cống hiến của quân lực ViệtNam Cộng Hòa và quân lực Hoa Kỳ được công nhận và đáng giá là một việc làm oai hùng cho cùng một lý tưởng là Tự Do và Dân Chủ.
Anh Nhân William Trần



Ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu phó đề đốc của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa người đã chỉ huy trận đánh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 mà 58 chiến sĩ hải quân đã hy sinh khi chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Trung quốc đã phát biểu:


“Tôi rất cảm động được chứng kiến buổi lễ do các em trong thế hệ sau tổ chức để biết ơn quân lực Mỹ cũng như quân lực ViệtNam Cộng Hòa đã tham dự trong cuộc chiến…”

Và chủ tịch hội quân nhân Mỹ gốc Việt Chris Phan đã xúc động nói lên lòng biết ơn những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu và hy sinh cho Tự do và Độc lập. Đó là những tấm gương cho giới trẻ Việt noi theo.


Một trong những cựu chiến binh Hoa Kỳ được vinh danh là hải quân Jim Edwards từng ở Vũng Tàu nói rằng đây là một buổi lễ rất tuyệt vời và cảm động mà từ trước đến nay chưa bao giờ có. Ông tỏ lời cảm ơn những người đã tổ chức buổi lễ vì theo ông đây là một ngày ý nghĩa nhất từ lúc ông trở lại Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam


Một trong những cựu chiến binh Hoa Kỳ được vinh danh là hải quân Jim Edwards từng ở Vũng Tàu nói rằng đây là một buổi lễ rất tuyệt vời và cảm động mà từ trước đến nay chưa bao giờ có. Ông tỏ lời cảm ơn những người đã tổ chức buổi lễ vì theo ông đây là một ngày ý nghĩa nhất từ lúc ông trở lại Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam


Và một cựu chiến sĩ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là Patrick Perry, người đã từng chiến đấu tại ViệtNam vào những năm 1966, 1967 và 1968 xúc động nói rằng, ông không thể ngờ được chính mắt ông được chứng kiến ngày giới trẻ Việt Nam vinh danh cho ông và chiến hữu của ông.
Ông cũng nói chỉ cần nhìn các người trẻ Việt Nam được sống trong Tự Do Dân Chủ tại Hoa Kỳ thì sự hy sinh của những chiến sĩ Việt Mỹ đã đạt được giá trị. Ông cũng nhấn mạnh rằng; Tự Do không thể tự nhiên mà có, chính nước Mỹ cũng đã mất nhiều xương máu để có Tự Do.

Cựu đại tá Nguyễn văn Nam nói rằng tình chiến hữu vẫn luôn còn đó dù cuộc chiến đã chấm dứt từ trên ba mươi năm nay:


“Cuộc chiến Việt Nam cứ làm mình ray rức hòai bởi vì mình thắng rất nhiều trên các trận chiến. Hầu hết là mình thắng, nhưng mà mình lại thua cuộc do đó mình buồn. Vì mình thua cuộc trên phương diện chính trị thành ra trong lòng mình ray rức.


Chỉ cần nhìn các người trẻ Việt Nam được sống trong Tự Do Dân Chủ tại Hoa Kỳ thì sự hy sinh của những chiến sĩ Việt Mỹ đã đạt được giá trị.Tự Do không thể tự nhiên mà có, chính nước Mỹ cũng đã mất nhiều xương máu để có Tự Do.
Patrick Perry, TQLC Hoa Kỳ


Ngay cả những người Mỹ cũng vậy, họ thắng cuộc rất nhiều. Họ nghĩ là thắng nhưng rốt cuộc lại thua cho nên khi về họ có cái mặc cảm, họ bị cái gọi là “hội chứng chiến tranh Việt Nam” mà cho tới bây giờ họ vẫn còn u uất.
Cái buổi Lễ này làm cho họ cởi mở được phần nào. Họ biết họ thua là vì chính trị, vì biến chuyển của thế giới chứ còn trên chiến trường thì người Mỹ không thua, Việt Nam Cộng Hòa cũng không thua. Ngày hôm nay ghi dấu một điều rất tốt.
Cái tình nghĩa mà những người Mỹ và chúng tôi vẫn nói với nhau là “Brothers always” tức là “chiến hữu bao giờ cũng chiến hữu”


Hiền Vy tường trình từ Houston


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Chư Tăng Houston chỉ trích hành xử của chính quyền trong vụ Bát Nhã





Chư Tăng Houston chỉ trích hành xử của chính quyền trong vụ Bát Nhã

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2009-10-05


Vào ngày 27-9-2009, hàng trăm người vừa công an, cán bộ và xã hội đen đã đến Tu viện Bát Nhã thuộc thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, dùng bạo lực để xua đuổi 400 chư tăng ni ra khỏi Tu viện.


Một số trong 400 chư tăng ni này đã được chùa Phước Huệ cho tạm trú nhưng chính quyền thị xã Bảo Lộc đã dùng loa phóng thanh đưa tin là những tăng ni này chống đối nhà nước và nhà nước đã gia tăng áp lực với Thượng toạ Thích Thái Thuận, trụ trì chùa Phước Huệ, để đuổi những tăng ni Bát Nhã ra khỏi chùa.

Chư Tăng tại Houston nghĩ gì về việc này ? Hiền Vy ghi nhận:

Biến cố Bát Nhã

Hoà Thượng Thích Nguyên Hạnh, trụ trì Trung tâm Phật giáo Chùa Việt Nam cho biết xuất xứ của 400 tăng ni Bát Nhã đang bị nạn:

Tôi nghĩ rằng tình hình Việt Nam như thế nào thì ai cũng biết. Nhà nước Việt Nam cai trị dân như thế nào thì ai cũng biết và tôi nghĩ thiền sư của Làng Mai càng biết rõ điều đó hơn ai hết nhưng Thầy vẫn chấp nhận tất cả để đi về. Về để làm gì? Về vì Thầy muốn gieo những hạt giống Bồ Đề trên một quê hương đầy hận thù, đầy sa đọa, đầy hư hỏng
Hoà Thượng Thích Nguyên Hạnh


“Một số trong đó là đệ tử của các vị tôn đức trong nước. Ngay cả một số lớn là đệ tử của thượng toạ Đức Nghi nhưng tất cả các tăng sinh đó đều tu học theo pháp môn Làng Mai”

Đề cập đến ý kiến của một số đông người cho rằng sự trở về ViệtNam của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã giúp Việt Nam được ra khỏi danh sách CPC, những nước cần được quan tâm, hòa thượng Nguyên Hạnh giải thích:

“Tôi nghĩ rằng tình hình Việt Nam như thế nào thì ai cũng biết. Nhà nước Việt Nam cai trị dân như thế nào thì ai cũng biết và tôi nghĩ thiền sư của Làng Mai càng biết rõ điều đó hơn ai hết nhưng Thầy vẫn chấp nhận tất cả để đi về.


Về để làm gì ? Về vì Thầy muốn gieo những hạt giống Bồ Đề trên một quê hương đầy hận thù, đầy sa đọa, đầy hư hỏng. Thầy muốn về để cứu chữa được một cái gì, đặc biệt là cho tuổi trẻ Việt Nam giữa một cái xã hội băng hoại hết mọi thứ, để nuôi dưỡng được một mầm sống nào cho tương lai.”


Trong khi đó Thượng tọa Thích Giác Đẳng, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại - Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo thì cho rằng biến cố Bát Nhã cho thấy là tại ViệtNam chưa bao giờ nhân quyền được tôn trọng:

"Điều đó một lần nữa cho thấy sự phức tạp của tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Thật ra trong quá khứ thì có nhiều người, thậm chí nói là ở ViệtNam tình hình tôn giáo và nhân quyền cải thiện rất nhiều nhưng trên thực tế thì tại tu viện Bát Nhã cho chúng ta thấy là sự việc không phải như nhiều người đã tưởng.


Có một điều mà có lẽ tất cả chúng ta đều thấy đau lòng là trong một quốc gia pháp trị mà chính quyền có thể dùng đến những người côn đồ, để có thể đàn áp hay giải quyết một sự việc thì điều đó thật sự không xứng đáng một chút nào trong cương vị một cơ chế cầm quyền”.



Thật ra trong quá khứ thì có nhiều người, thậm chí nói là ở ViệtNam tình hình tôn giáo và nhân quyền cải thiện rất nhiều nhưng trên thực tế thì tại tu viện Bát Nhã cho chúng ta thấy là sự việc không phải như nhiều người đã tưởng.
Thượng tọa Thích Giác Đẳng


Trả lời câu hỏi là Phật giáo tại hải ngoại có một giải pháp gì để giúp chư tăng ni tu viện Bát Nhã không, Hoà thượng Nguyên Hạnh cho biết:

“Giải pháp nào thì cũng phải từ ở trong nước. Ở hải ngoại chúng tôi chỉ có thể cầu nguyện để mong các em tu sinh trẻ tuổi này, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng giữ vững được trái tim trong sáng của mình, vẫn giữ vững được lý tưởng, con đường mà các em đã dám đánh đổi cuộc đời của mình để lựa chọn.

Cầu nguyện cho các em để dù ngay cả ở trong một hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, đó là mỗi người mỗi nơi thì các em đó vẫn như là hình ảnh của một đóa sen mọc lên trên quê hương ao tù của Việt Nam hiện nay,”


Thượng tọa Thích Giác Đẳng, thì lại cho rằng:

“Hiện nay trong nỗ lực chung của mọi nơi, không riêng gì Giáo hội, không riêng gì Phật giáo, đã lên tiếng rất nhiều về trường hợp của Bát Nhã. Mong rằng công luận thế giới sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội cảm thấy là họ có trách nhiệm để xử lý công việc hợp tình hợp lý hơn là gây đau thương cho đất nước như vậy.


Nhưng mà có lẽ điều mà mọi người trông cậy là sự lên tiếng của cá nhân Hoà thượng Nhất Hạnh, giáo hội Làng Mai là vì chính sự lên tiếng của hòa thượng sẽ cho chúng ta biết thêm về thực trạng của tăng ni Bát Nhã, nhưng trên một phương diện nào đó thì GHPGVNTN cũng như những giáo hội khác, kể cả những tôn giáo khác, thì đều thấy là phải bày tỏ quan điểm, bày tỏ thái độ rất là không đồng ý, không đồng tình trước một hình ảnh rất là xấu, không phải chỉ riêng cho Phật giáo, riêng cho tu viện Bát Nhã mà là cho cả dân tộc Việt Nam”



Hiện nay trong nỗ lực chung của mọi nơi, không riêng gì Giáo hội, không riêng gì Phật giáo, đã lên tiếng rất nhiều về trường hợp của Bát Nhã. Mong rằng công luận thế giới sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội cảm thấy là họ có trách nhiệm để xử lý công việc hợp tình hợp lý hơn là gây đau thương cho đất nước như vậy.
Thượng tọa Thích Giác Đẳng


Thiền sư Nhất Hạnh lên tiếng

Thật ra thiền sư Nhất Hạnh đã chính thức viết thư gửi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và gửi nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước, yêu cầu che chở bảo vệ chư tăng ni tu viện Bát Nhã, dưới bút hiệu giáo sư Nguyễn Lang. Bình luận đến hai bức thư này, Hòa thượng Nguyên Hạnh cho rằng:

“Sở dĩ Thầy không ký tên Nhất Hạnh là cái tên mà trên thế giới ai cũng biết đến bởi vì Thầy muốn sự việc Bát Nhã này trước hết là nên giải quyết giữa những người việt Nam với nhau để giới hạn những ảnh hưởng có thể không tốt đối với bộ mặt của, ngay cả, Phật Giáo Việt Nam đối với thế giới bên ngoài.


Thứ hai nữa là cũng ở trong giả thuyết cho rằng sở dĩ Thầy lấy tên Nguyễn Lang tức là tác giả của bộ sách ViệtNam Phật Giáo Sử Luận để muốn gửi đi một thông điệp rằng là sự việc này sẽ đi vào trong lịch sử. Và đừng để cho lịch sử sau này sẽ ghi lại đây như là một cái vết ô nhục nhất của nhà nước ViệtNam”


Và Thượng toạ Giác Đẳng cũng có ý kiến như sau:

“Nguyễn Lang là bút hiệu hoà thượng Nhất Hạnh đã dùng để viết 3 bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận thì có lẽ HT muốn nhắn nhủ với nhà cầm quyền rằng HT trong tư cách là một sử gia để nói lên quan điểm của mình và quan điểm đó sẽ được ghi vào trong dòng lịch sử của dân tộc.


Mai hậu, vấn đề Bát Nhã không phải là vấn đề của nội bộ mà sẽ là một trong những điều được ghi nhận rằng; trong giai đoạn đó đã có những hình ảnh rất đau lòng cho đạo Phật và cho cả dân tộc Việt nam”



Sở dĩ Thầy không ký tên Nhất Hạnh là cái tên mà trên thế giới ai cũng biết đến bởi vì Thầy muốn sự việc Bát Nhã này trước hết là nên giải quyết giữa những người việt Nam với nhau để giới hạn những ảnh hưởng có thể không tốt đối với bộ mặt của, ngay cả, Phật Giáo Việt Nam đối với thế giới bên ngoài.
Hòa thượng Nguyên Hạnh


Khi nhắc đến bức huyết thư của một số tăng ni trẻ tại Lâm Đồng gửi đến các cơ quan hữu trách địa phương để bênh vực chư tăng ni Bát Nhã, Hòa thượng Nguyên Hạnh nói rằng đã rất xúc động khi biết là huyết thư đó do những tu sĩ sinh ra và lớn lên tại ViệtNam :

”Tôi rất xúc động khi đọc được huyết thư đó. Không những xúc động mà còn có thêm nhiều niềm tin nơi người tu sĩ của Phật Giáo Việt Nam hiện nay.


Mặc dù sống trong một xã hội như vậy. Mặc dù phải ở trong một cái giáo hội mà xưa nay ở ngoại quốc, nhiều người vẫn nói như là một giáo hội mà bị lệ thuộc bởi nhà nước nhưng với huyết thư đó cho thấy một điều là tăng ni Việt Nam, những người lớn lên trong lòng của đất nước Việt Nam, dưới chế độ đó mà họ vẫn có tất cả tâm hồn, lý tưởng cao đẹp.


Tôi tin họ nói thật đó, tức là họ sẵn sàng chết cho tình huynh đệ, sẵn sàng chết cho tình “Linh sơn cốt nhục”. Tôi cám ơn họ”




(Hiền Vy, tường trình từ Houston, Texas)




Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Biểu tình phản đối Tòa Lãnh Sự Việt Nam tại Houston

Mời bấm vào tựa bài để nghe

Biểu tình phản đối Tòa Lãnh Sự Việt Nam tại Houston

Thông tín viên Hiền Vy, RFA
2009-09-27


Vào cuối tháng 8, phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Việt nam, bà Nguyễn Phương Nga đã loan báo là sẽ có một Tòa Tổng Lãnh Sự thứ hai của Việt Nam được mở cửa tại thành phố Houston, tiểu bang Texas vào tháng 9.


Photo by Hiền Vy/RFA
Người Việt hải ngoại biểu tình trước cao ốc của ngân hàng American National Bank ở Houston, Texas hôm 25-9-2009, phản đối Chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết và Hà Nội mở thêm Lãnh Sự quán tại đây.



Chiều Chủ Nhật, 20 tháng 9, Cộng đồng người Việt quốc gia Houston đã có một buổi “Biểu Dương Lực Lượng” để phản đối Hà Nội trước việc mở thêm Lãnh Sự quán tại đây và vào chiều thứ Sáu 25 tháng 9, một số đông người Việt cũng đến bày tỏ sự phản đối tại cao ốc của ngân hàng American National Bank, trong khu Tây Nam của thành phố, khi có tin chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến tham dự buổi họp tại đây.

Mặc dù đã bắt đầu vào Thu nhưng Houston vẫn còn rất “nóng” với những cuộc biểu tình phản đối việc nhà nước Việt Nam mở thêm Tòa Tổng Lãnh Sự tại đây, Trong chưa đầy một tuần mà, đã có 2 cuộc biểu tình lớn tại Houston.

Vào chiều Chủ nhật, 20 tháng 9 năm 2009, có khoảng trên 4 ngàn người đã tham dự một cuộc biểu dương lực lượng để phản đối việc mở một Tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam thứ hai tại Hoa Kỳ. Ngoài cư dân của Houston và vùng phụ cận còn có rất nhiều người Việt từ các tiểu bang xa xôi về tham dự như Florida, Louisiana, Georgia, California, Virginia, Washington DC, Tennessee, Nevada.

Không chấp nhận cộng sản

Trong lần biểu dương này, ông Trương Như Phùng, trưởng ban Đặc nhiệm biểu tình chống Tòa Lãnh Sự VN tại Houston đã khẳng định là sẽ tiếp tục những cuộc biểu tình phản đối cho dù chính phủ Mỹ và Hà Nội đã có quyết định.


“… xin đồng hương Houston cực lực tham dự và cổ động biểu tình trước Tòa Tổng Lãnh sự CSVN khi có ngày giờ nhất định. Houston chúng ta phải biểu tình, biểu tình …”

Có rất nhiều biểu ngữ viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh như:

“Nhân Quyền cho Việt Nam”

“Chính phủ Việt Nam Độc Tài, Không giao thương, Không viện trợ, không mở Tòa Lãnh Sự”

“Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng phụ cận Không Chấp Nhận Tòa Lãnh Sự Việt Nam tại Houston”


Một người đến từ tiểu bang Minnesota nói lên suy nghĩ của cô:

“Tôi cần phải đến đây. Tôi không thích Cộng Sản. Người ta đâu có bằng lòng mà đại diện! Dân chúng Houston người ta không có bằng lòng sự có mặt của một tòa lãnh sự tại đây.”

Bà Chiêu, cư dân Houston, khẳng định là nguời Việt Houston không cần một Tòa Lãnh Sự VN:

“Chúng tôi không cần họ. Chúng tôi đi biểu tình để mời họ đi chỗ khác”


Đến chiều thứ Sáu, ngày 25 tháng 9, trước nguồn tin là sau khi tham dự đại hội tại Liên Hiệp Quốc ở New York, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Houston, và sẽ có buổi họp tại Ngân hàng American National Bank nên hằng trăm người Việt đã kéo đến phản đối chủ tịch nước Việt Nam và phản đối việc mở cửa một Tòa Lãnh sự VN. Đoàn người biểu tình đã hô to những khẩu hiệu như: “Đả đảo Nguyễn Minh Triết”, “Nhân Quyền cho Việt Nam”, “Đả đảo Cộng sản”, “Không chấp nhận Tòa Lãnh Sự” …

Ông Sanh, cho biết lý do tham dự biểu tình:

“Đồng hương chúng tôi ở Houston nghe đến cộng sản là rùng rợn. Rùng rợn vì cái dã man của họ. Rùng rợn vì cái phi dân tộc, cái bán nước của họ. Họ đã giết bao nhiêu người Việt Nam, đã hại dân tộc Việt Nam. Chúng tôi nghe lập Tòa Lãnh sự ở đây, chúng tôi nhất quyết đến biểu tình để đả đảo …”

Một người khác lại cho rằng việc nhà nước mở Tòa Tổng Lãnh Sự tại Houston là một thách thức với cộng đồng người Việt:

“Chúng tôi phải lên tiếng nói vì người trong nước không nói được. Mọi người tìm Tự do, tỵ nạn Cộng sản là phải tới đây. Họ đem Tòa Lãnh Sự tới ngay trung tâm của người Việt Nam như vậy là một sự khiêu khích mà sự khiêu khích này không chấp nhận được…”

Cô Mary Linh thì nói rằng:

“Chúng tôi là người tỵ nạn cộng sản, chúng tôi tới đây hôm nay để đòi Tự do Dân chủ cho Việt Nam và để tẩy chay cộng sản ra khỏi cái vùng chúng tôi hiện đang sinh sống. Chúng tôi bỏ nước ra đi tức là đã không chấp nhận cộng sản ở bên cạnh chúng tôi. Mục đích của chúng tôi đến đây để chống lại một Tòa Tổng lãnh sự trong cộng đồng tỵ nạn Việt Nam. Dù nhiều hay ít thì mình cũng phải có tiếng nói. Nếu mình im lặng thì chính phủ Mỹ sẽ nghĩ rằng người Việt Nam đến đây chỉ vì cơm áo chứ không phải vì chính trị …”

Anh Nguyễn Chung Lễ cũng bày tỏ lập trường:

“Cộng đồng Việt Nam có cuộc biểu tình chống Nguyễn Minh Triết và chống việc thành lập Tòa Lãnh Sự ở Houston thì chúng tôi ra đây để bày tỏ cái lập trường của chúng tôi. Là người Việt tỵ nạn thì chúng tôi không bao giờ chấp nhận sự có mặt của CSVN dưới bất cứ hình thức nào. Và việc (Hà Nội) mở một Tòa Lãnh Sự ở đây thì không thể chấp nhận được …”

Và cô Thanh Thủy đã nói là cô không thể ở nhà nấu cơm khi nghe tin chủ tịch nước đến Houston:

“Giặc đến nhà đàn bà phải đánh! Em không còn lòng dạ nào để ở nhà nấu ăn được. Em phải ra đây để nói lên tấm lòng của em. Bây giờ em chạy đi cầm cờ …”

Sau hơn một giờ đồng hồ đoàn người biểu tình bày tỏ sự phản đối, vẫn không thấy sự xuất hiện của ông Nguyễn Minh Triết và phái đoàn của ông. Và mặc dầu chỉ còn vài ngày nữa là hết tháng 9, nhà nước Việt Nam cũng vẫn chưa công bố địa điểm và thời gian chính thức khánh thành Tòa Lãnh Sự Việt Nam tại Houston.

Hiền Vy tường trình từ Houston.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

Phản ứng của dân Texas về việc thành lập tòa Tổng Lãnh sự VN tại Houston

Mời bấm vào tựa bài để nghe âm thanh

Phản ứng của dân Texas về việc thành lập tòa Tổng Lãnh sự VN tại Houston

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2009-09-02



Ngày 20/08/2009, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên mới của bộ ngoại giao Việt Nam thông báo là Việt Nam sẽ mở một Tổng lãnh sự quán tại thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas.


Photo courtesy Wikipedia
Houston, Texas. (ảnh minh họa)


Đây là tòa lãnh sự thứ hai của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Việt Nam đang có Đại sứ quán tại Hoa Thịnh Đốn và một Lãnh sự quán tại San Francisco. Phản ứng của người Texas trước việc này như thế nào? Hiền Vy tường trình .

Không có gì phải quan tâm nếu chúng ta biết đòan kết

Từ tháng 6 năm 2008, khi nguồn tin sẽ có một tòa lãnh sự ViệtNam tại Houston đang hình thành, thì những đại diện của cộng đồng người Việt quốc gia tại đây đã có những buổi họp với các viên chức thành phố để chính thức lên tiếng phản đối việc này.


Vào tháng 10 cùng năm thì dân biểu Al Green của Hạ viện Mỹ, đã cùng với cộng đồng người Việt phản đối dự án này. Tuy nhiên những nỗ lực này của cộng đồng người Việt đã không thay đổi được thỏa thuận ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.Trước nguồn tin chính thức của bộ ngoại giao Việt Nam loan báo là vào tháng 9 này sẽ có một toà Tổng Lãnh Sự Việt Nam được mở tại Houston, cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận đã có nhiều phản ứng khác nhau.


Với khoảng trên dưới 85 ngàn người Việt hiện đang sinh sống tại Houston mà có thể nói là đại đa số là những người tị nạn Cộng sản, thì việc có một tòa Tổng lãnh sự Việt Nam tại đây đã làm rất nhiều người quan tâm. Cô Nguyễn Hoài Anh, một người đã cùng Mẹ vượt biển khi còn rất nhỏ, hiện cư ngụ tại Houston cho biết là cô cảm thấy buồn trước nguồn tin này:

“Nếu mà nói là buồn thì em buồn nhưng trên tư thế cá nhân thì em không biết em có thể làm gì được hay không vì chính phủ Mỹ đã bình thường hoá quan hệ với Việt Nam rồi”

Một cư dân Houston khác là ông Vũ thì nói rằng:

“Cá nhân của tôi thì có cả nỗi vui lẫn nỗi buồn. Có tòa Lãnh sự ở đây thì người ta mở thêm việc bang giao kinh tế với Việt Nam. Còn cái nỗi buồn thì có rất nhiều nguời trong cộng đồng Việt Nam sẽ không vui và sẽ sôi nổi bàn cãi với nhau”

Trong khi đó Ông Chấn thì bày tỏ sự thất vọng:

“Tôi cảm tưởng thấy là chính quyền Mỹ mâu thuẫn khi đặt tòa Lãnh sự Việt Nam tại Houston bởi vì cái hồi các trường đại học treo cờ của cộng sản thì ở đây cộng đồng người Việt đã phản đối, chống đối. Đến phút cuối họ (cộng đồng người Việt) đã thành công. Thống đốc của Texas đã ký nghị quyết chứng nhận … Thế mà tại sao chính phủ Mỹ lại để cho tòa lãnh sự ở ngay Houston. Cái đó là sự mâu thuẫn. Cái đó làm tôi không tin tưởng người Mỹ nữa”


Còn ông Nguyên thì cho rằng:

“Tôi không có hài lòng tí nào về chuyện này cả vì thấy nó không mang một ý nghĩa gì. Họ đại diện cho ai ? Thường thường toà Tổng lãnh sự đại diện cho người sống trong địa phương đó, sống trong vùng đó, xứ đó, nhưng hiện tại tôi không biết họ đại diện cho ai nhưng tôi ngầm hiểu rằng là khi mà toà Tổng lãnh sự đó mọc ở đây thì có nghĩa là sẽ có một hệ thống làm ăn buôn bán và du nhập từ Việt Nam qua đây.


Những chuyện làm ăn như vậy sẽ có ảnh hưởng tới công ăn việc làm và an ninh của cộng đồng người Việt ở đây thôi chứ không có lợi gì cho người Việt chúng tôi ở đây cả, thành ra chúng tôi không có phấn khởi nào khi nghe tin đó”

Nhưng ông Hà thì nói tòa Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston chẳng làm được gì người Việt tị nạn cả:

“Toà Tổng lãnh sự Việt nam tại San Francisco họ vẫn theo dõi thường xuyên những sinh hoạt của công đồng người Việt tại thành phố San Jose mà vẫn không có gì cả thành ra đối với tôi cộng đồng người Việt Houston vẫn đoàn kết vững mạnh thì không có gì mà phải quan tâm cả”


Thành lập một Ủy ban đặc nhiệm để phản đối

Cô Hồng, qua Mỹ từ năm 1975 lúc còn rất nhỏ và định cư tại Houston trên 30 năm nay thì cho rằng:

“Bây giờ Trung Quốc đang nhắm lợi dụng Việt Nam, nếu Việt Nam không có sự tương giao tốt với Mỹ thì sẽ bị vào tay Trung Quốc thôi”

Khi tin Tòa Tổng lãnh sự sẽ chính thức mở tại Houston vào tháng 9, thì văn phòng Cộng đồng người Việt quốc gia tại đây đã thành lập một Ủy ban đặc nhiệm để phản đối việc này. Theo dự định, Cộng Đồng sẽ có những buổi họp khoáng đại với dân biểu Al Green cũng như vận động sự hỗ trợ của các dân cử gốc Việt trên khắp nước Mỹ để ủng hộ cuộc đấu tranh của người Việt quốc gia tại Houston.


Nhưng không phải không có người ủng hộ việc một tòa Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston. Ông Jeff Moseley, Chủ tịch hội đồng liên doanh Quản trị và Phát triển Houston (Chairman & CEO of Greater Houston Development Partnership) nói rằng ông rất vui mừng vì có tòa Tổng Lãnh sự Việt Nam tại đây. Ông cho biết Houston và doanh thương Houston rất phấn khởi với sự gia tăng mậu dịch nhanh chóng với Việt Nam, lên gần đến 90% trong năm qua. Theo ông Moseley thì đây là niềm vui mừng lớn cho Houston và doanh nhân tại đây :

“Chúng tôi rất vui mừng trước nguồn tin chính phủ Việt Nam mở Tòa lãnh sự thứ hai tại Houston. Houston rất phấn khởi trước sự gia tăng giao thương nhanh chóng với Việt Nam. Chỉ trong vòng một năm mà sự gia tăng lên gần đến 90%. Đây là ngày hạnh phúc của vùng Houston và của những doanh thương Houston khi chúng tôi có thể mở rộng cánh cửa đã đang mở”

Ông cũng thêm rằng ông rất thông cảm với những ưu tư của người Việt tị nạn cộng sản nhưng ông cho rằng phát triển tự do mậu dịch là một cách để cổ súy cho tự do, dân chủ hữu hiệu tại Việt Nam.

(Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Tiếng Nói Của Người Việt Thầm Lặng



Mời bấm vào tựa bài để nghe hay bấm vào "play" để nghe trực tiếp

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA





Tiếng Nói của Người Việt Thầm Lặng


Hiền Vy, thông tín viên RFA
2009-08-27

Trong vài tuần qua, một bản Tuyên Bố bằng Anh Ngữ và Việt Ngữ đã đuợc đăng tải trên nhiều trang mạng Internet, tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của Trung Quốc qua các biện pháp quân sự cũng như kinh tế.


Photo: RFA
Ngư dân VN nay thường đi chung 2, 3 tàu và không dám đánh cá xa ngoài khơi sợ bị TQ thu tàu bắt đóng thuế


Bản Tuyên Bố nhằm kêu gọi người Việt cùng ký tên để gửi đến Liên Hiệp Quốc.
Được biết những lời kêu gọi thiết tha này xuất phát từ một số trong nhóm trí thức, chuyên gia, từng là cựu sinh viên du học tại Úc Châu trước 1975 và đang sống lưu vong tại hải ngoại.

Bản tuyên ngôn của“Người Việt Thầm Lặng”

Bản tuyên bố được ký tên là của một nhóm “Người Việt Thầm Lặng”, đã được nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước ủng hộ. Được hỏi về lý do đưa ra bản Tuyên Bố này, ông Nguyễn Hùng, một thành viên của nhóm, hiện đang cư ngụ tại thành phố Sydney, thuộc nước Úc cho biết:

“Chúng tôi là những người Việt Nam sống tại ngoại quốc, đọc báo biết được nhiều tin tức, thấy hành vi của Trung Quốc đối với người Việt Nam và đối với nước Việt Nam rất là ngang ngược và họ đang có những hành động muốn xâm chiếm Việt Nam. Chúng tôi là người Việt nên thấy cần phải lên tiếng nói, do đó chúng tôi tập họp với nhau để viết lên một bản tố cáo Trung Quốc trước thế giới để hy vọng ngăn chận được hành vi của Trung Quốc”

Một thành viên khác là ông Ngô Khoa Bá, đang cư ngụ tại Houston, nói rằng họ không thuộc vào một đảng phái chính trị nào cả, nhưng trước nguy cơ Bắc Thuộc quá rõ ràng họ thấy cần phải lên tiếng báo động cùng cộng đồng quốc tế.

“Chính quyền Việt Nam hiện tại đã tỏ ra rất nhân nhượng với Trung Quốc về mọi vấn đề. Chúng tôi phải vạch trần mọi âm mưu thôn tính toàn diện ViệtNam của Trung Quốc. Không những Hoàng Sa, Trường Sa mà ở sông Mekong họ còn xây những đập thủy điện ở Vân Nam để bóp chẹt đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam để ViệtNam nghèo, không còn sức chống cự”


Hàng ngàn người Việt trên thế giới ủng hộ

Ông Nguyễn Hùng cho biết trong vòng khoảng 2 tuần lễ qua mà nhóm Người Việt Thầm Lặng đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của người Việt khắp nơi trên thế giới, và nhóm này sẽ chính thức gửi bản Tuyên Bố với danh sách người ủng hộ lên các cơ quan liên hệ đến lãnh hải, môi sinh, nhân quyền của Liên Hiệp Quốc:

“Cho đến nay chúng tôi đã thâu thập được trên dưới một ngàn người tham gia. Cuối tháng 8 này chúng tôi sẽ gửi đợt đầu. Trước hết là sẽ gửi đến ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và các cơ quan trực thuộc trong LHQ để nói lên sự phản đối của tất cả người Việt trên khắp thế giới, sau đó chúng tôi sẽ lần lược gửi đến những vị nguyên thủ của các quốc gia và các vị thượng nghị sĩ, dân biểu để họ biết được tình trạng của đất nước Việt Nam chúng tôi …”

Ông Ngô Khoa Bá nhấn mạnh là mục đích của Bản Tuyên Bố là nhằm khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần độc lập bất khuất của người Việt trong và ngoài nước:

“Việc làm của chúng tôi là gợi lại lòng yêu nước của đồng bào, và cái tánh tự cường, tánh độc lập, tánh quật cường, tánh không muốn làm nô lệ của người Việt ở hải ngoại cũng như trong nước”.

Trong số những người Việt đã ký tên vào bản Tuyên Bố có anh Charlie Vương, cư ngụ tại Houston, nói rằng anh hoàn toàn ủng hộ việc làm này của nhóm NVTL và anh đã nói lên sự quan tâm của mình về Hoàng Sa và Trường Sa:

“Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa đã khẳng định là Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc về lãnh thổ ViệtNam thì không biết tại sao sau năm 1975 thì hai đảo Hoàng Sa Trường Sa lại là của Trung Quốc”

Charlie Vương cũng tỏ ra quan ngại về việc Trung Quốc khai thác Bauxit tại Tây Nguyên:

“Nhà nước Việt Nam không nên để Trung Quốc đưa quân hay là đưa công nhân vào trong lãnh thổ ViệtNam để khai thác. Thứ nhất là liên quan đến vấn đề an ninh của quốc gia, thứ hai là vì ảnh hưởng tới vấn đề môi trường”

Cô Hoài Anh, một cư dân khác tại Houston, tỏ lời cảm ơn những người đã đứng ra làm việc này vì theo cô, rất nhiều ngươì muốn lên tiếng phản đối Trung Quốc nhưng không có cơ hội, thì bản Tuyên Bố này đã tạo cơ hội cho mọi người cùng lên tiếng:

“Em rất cám ơn những người đã đứng ra làm chuyện đó. Riêng về cá nhân em thì em có nghe nhiều tin về việc Trung Quốc có kế hoạch lâu dài muốn xâm lăng Việt Nam nhưng mà em không biết cách nào để làm được một cái gì. Khi mà em đọc được bản tuyên bố đó thì em cũng thấy vui vì biết là mình cũng có cách để làm”


Chỉ là hành động của người Việt Nam có cùng nguyện vọng


Theo Cô Hoài Anh, kết quả của cuộc vận động này còn tùy thuộc vào sự tham gia của nhiều người để có thể gây được sự quan tâm của những chính khách có khả năng gây được ảnh hưởng chính trị, ngoại giao quốc tế, để họ thông cảm được những ưu tư và nguyện vọng của dân Việt:

“Làm sao mà cho những dân biểu, thượng nghị sĩ,.. những người có thể làm thay đổi được sự việc, mà họ biết đây là mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam thì như vậy họ sẽ chú ý …”


Ông Nguyễn Lương Bình, một cư dân tại Dallas, cũng lên tiếng tán thành việc làm của những người đưa ra bản Tuyên Bố,vì theo ông vấn đề này cần được đưa ra công luận quốc tế:

“Bảng Tuyên Ngôn như vậy nói lên tinh thần của dân tộc Việt, những ưu tư và phản khán của người Việt khắp nơi trước những lấn áp và những âm mưu đồ đen tối của đế quốc Trung Hoa. Phải nói cho thế giới biết những âm mưu của Trung Quốc, mình phải làm lớn, làm rùm beng lên … và Kháng Thư này là một thí dụ điển hình”

Đề cập đến diễn đàn Đặc Trưng, nơi có đăng tải kháng thư Tố Cáo Âm Mưu Xâm Lược của nhóm Người Việt Thầm Lặng, có nick Bò Kho viết rằng việc làm này là do Việc Cộng giật dây, và đây chỉ là chiêu bài kêu gọi đoàn kết yêu nước chống ngoại xâm của nhà nước Việt Nam, ông Ngô Khoa Bá cho biết:

“Chúng tôi là những người sinh viên ngày xưa đi du học ở Tân Tây Lan. Chúng tôi có lòng yêu nước. Chúng tôi theo dõi thời cuộc, chúng tôi thấy có bổn phận phải làm một Kháng Thư như vậy. Chúng tôi không thuộc một đảng phái nào cả, chúng tôi không có một tham vọng chính trị nào cả. Ông ấy có quyền phê bình, có quyền nghi ngờ nhưng tôi nghĩ là những lời phê bình của ông ấy không có dựa vào một bằng cớ nào cả.

Chúng tôi làm việc rất là minh bạch, trắng đen rõ ràng. Tôi tin là người Việt Nam rất thông minh, sáng suốt họ nhìn thấy công việc của chúng tôi làm sẽ biết rõ ràng không phải là do đảng cộng sản Việt Nam giật dây gì cả mà biết chúng tôi là những người độc lập chỉ là do lòng yêu nước mà làm thôi”.


Và ý kiến của ông Nguyễn Hùng là:

“Tôi thông cảm sự nghi ngờ của đồng bào mình, nhưng chúng tôi xin bảo đảm với mọi người, nhất là những người ở trong nước là hành động của chúng tôi chỉ hành động của người Việt, chúng tôi không trực thuộc một đảng phái hay một tổ chức chánh trị nào trong cũng như ngoài nước”.


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009

Luật sư Lê Trần Luật và Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe âm thanh

Hay vào đây để nghe:

http://www.haokhidienhong.com

Luật sư Lê Trần Luật và Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư

Thông tín viên Hiền Vy, RFA
2009-08-16



Vào ngày 14 tháng 8 năm 2009, Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã mời luật sư Lê Trần Luật đến làm việc tại trụ sở của Ủy ban.



RFA file -
Luật sư Lê Trần Luật



Tìm hướng giải quyết


Thông tín viên Hiền Vy của ban Việt Ngữ RFA đã liên lạc được với luật sư Lê Trần Luật và được ông cho biết về nội dung của buổi làm việc:

LS Lê Trần Luật:
Bốn giờ chiều ngày thứ Sáu, 14 tháng 8 họ có mời tôi đến trụ sở của Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư (UBBVQLLS). Thành phần tham dự gồm có LS Tiến sĩ Phan Trung Hoài, là chủ tịch UBBVQLLS, LS Nguyễn Huy Thiệp, LS Trần văn Tạo là phó chủ tịch. Ngoài ra còn có 2 vị luật sư nữa là chủ nhiệm Đoàn luật sư Hải Phòng và chủ nhiệm Đoàn luật sư Daklak. Nội dung của buổi làm việc thì họ lắng nghe tôi trình bày lại hoàn cảnh và thực trạng đã cũng như đang xảy ra với tôi, nói riêng và văn phòng luật sư nói chung. Trong buổi làm việc đó thì các bên trao đổi thông tin và cùng nhau tìm ra một hướng giải quyết nhất định.


Hiền Vy:
Thưa, cách đây vài tháng LS có viết đơn nhờ Liên đoàn Luật sư Việt Nam can thiệp để được hành nghề cũng như giúp ông được quyền đại diện tranh cãi trong các vụ án của những nhà Dân chủ miền Bắc trong thời gian tới. Thưa theo ông, việc gặp gỡ này có phải là do bức thư ông đã viết không?


LS Lê Trần Luật:
Vâng, xuất phát từ cái thư tôi đã viết cho Liên đoàn nên chiều 14 vừa rồi họ đã mời tôi lên làm việc. Qua cái buổi làm việc thì một số luật sư trong UBBVQLLS cũng thống nhất rằng các biện pháp mà cơ quan an ninh hạn chế tôi đi lại là thực chất của một dạng biến tướng của cái lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và sắp tới đây, liên đoàn sẽ tìm cách tháo gỡ cái việc này để tạo điều kiện cho tôi có thể hành nghề, nói chung và có thể bào chữa cho các nhà dân chủ ngoài Bắc, nói riêng.

Nhà nước vi phạm pháp luật


Hiền Vy:
Thưa, trường hợp của ông là trường hợp một người không bị án tù hay bị câu lưu mà lại bị cấm cản di chuyển. Như vậy, có phải nhà nước vi phạm hiến pháp hay pháp luật không?


LS Lê Trần Luật:
Chắc chắn là họ vi phạm hiến pháp bởi vì một trong những quyền hiến định là quyền tự do đi lại của công dân. Rõ ràng khi họ hạn chế trên tôi, mặc dù tôi chưa có 1 cái lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của các cơ quan tư pháp, tòa án, kiểm sát v.v. nhưng họ vẫn hạn chế việc đi lại của tôi thì rõ ràng là họ đã tiến hành cái hành động trái pháp luật hay nói chính xác hơn là họ đã tiến hành những hành động trái với hiến pháp.

Hiền Vy:
Thưa ông trong khoảng thời gian qua, khi họ đóng cửa văn phòng luật sư pháp quyền của ông, thì theo như chúng tôi được biết là ông đã phải “làm việc” rất thường xuyên với cơ quan an ninh, thì thưa diễn tiến đến đâu rồi ạ?


LS Lê Trần Luật:
Vào ngày thứ Tư, 12 tháng 8, bên An ninh có mời tôi lên làm việc và họ đặt vấn đề như thế này: Họ bảo là sắp tới họ muốn đưa ra một quyết định xử lý hành chánh là phạt tiền, đồng thời là trả lại các máy móc cũng như là tài sản của tôi. Họ đặt vấn đề đó ra và họ bảo rằng khi đưa ra một quyết định xử lý như thế thì cần phải dựa trên một biên bản vi phạm. Họ kêu tôi ký vào biên bản vi phạm thì họ sẽ ra quyết định xử phạt và trả lại tài sản cho tôi. Nhưng tôi không đồng ý bởi vì đơn giản thứ nhất là tôi không có vi phạm, thứ hai nữa là cái việc mà ký vào biên bản để hợp thức hóa cái chuyện để trả lại tài sản thì tôi không chấp nhận. Họ bảo là nếu không có biên bản vi phạm mà xử lý thì sẽ sai luật, bởi vì không có vi phạm gì thì làm sao mà xử lý. Tôi có nói với họ rằng; nếu như thế thì tại sao cách đây khoảng 4 tháng, tức là vào ngày 29 tháng 4, họ đã tiến hành cái lệnh là khám xét khẩn cấp Văn phòng Luật sư và họ đã tịch thâu hết. Như thế thì tại thời điểm ra cái lệnh, ra quyết định khám xét đó họ cũng đâu có dựa vào cái biên bản vi phạm nào mà họ vẫn cứ tiến hành. Khi tôi đặt vấn đề là chẳng lẽ 86 triệu dân Việt Nam họ muốn khám xét lúc nào cũng được hay sao thì họ bảo riêng trường hợp của tôi là khác. Họ thích khám xét thì họ khám xét. Tôi nói với họ, nếu lúc trước họ lập luận như thế thì bây giờ trả lại tài sản cũng như quyết định xử lý tôi thì họ không cần phải dựa vào biên bản làm gì. Họ bảo như vậy thì trái luật rồi mất công tôi phải khiếu nại, khiếu kiện. Họ bảo nếu tôi không ký vào biên bản vi phạm thì làm 1 tờ cam kết là sẽ không khiếu nại, khiếu kiện thì họ sẽ trả lại tài sản cho tôi. Tôi cũng không đồng ý chuyện đó bởi vì có gì đâu mà phải cam kết như vậy, chuyện khiếu nại, khiếu kiện là quyền của tôi, tại sao tôi phải cam kết là không khiếu nại khiếu kiện. Cuối cùng, sau khi họ trao đổi với lãnh đạo thì họ thống nhất là làm một biên bản làm việc với tôi vào ngày 12 đó.


Hiền Vy:
Như luật sư vừa nói thì có thể nhà nước sẽ cho LS mở lại văn phòng làm việc sau một thời gian bắt đóng cửa. Thưa họ có ra điều kiện gì không ạ?


Nói xấu nhà nước?


LS Lê Trần Luật:
Họ bảo là phải có 1 cái đơn trình bày hoàn cảnh hiện tại là thất nghiệp và muốn làm lại văn phòng, đồng thời trong lá đơn đó phải cam kết rằng là sẽ không làm vụ án chính trị nhạy cảm cũng như là không bào chữa theo cái hướng nói xấu nhà nước thì bên An ninh sẽ xem xét và cho làm lại …

HiềnVy:
Thưa ông, nói xấu nhà nước là sao?


LS Lê Trần Luật:
Tôi cũng không hiểu họ diễn đạt cái nói xấu nhà nước là như thế nào, nhưng họ nói với tôi là họ đọc lại toàn bộ những bài bào chữa của tôi thì cơ quan An ninh thấy rằng tôi không có dựa trên lập luận nào hết, không dựa trên chứng cứ mà chủ yếu là nhằm nói xấu nhà nước thôi, chứ không có đưa ra lập luận, chứng cứ để bảo vệ cho hành vi của thân chủ của tôi. Theo họ, chủ yếu là tôi đi nói xấu nhà nước Việt Nam.

Tôi không đồng ý làm cái đơn như thế. Tôi nói với họ nếu đưa ra điều kiện như thế thì thà rằng tôi thất nghiệp chứ tôi không thể làm như thế được.

Hiền Vy:
Thưa, có sự hậu thuẫn của Liên đoàn Luật Sư Việt Nam trong việc nhà nước có ý định trả lại tài sản và cho ông mở lại văn phòng luật sư không?


LS Lê Trần Luật:
Tôi không biết tác động qua lại như thế nào nhưng qua những diễn biến vừa xảy ra, như là ngày 14 họ làm việc với tôi, rồi tới ngày 16 thì Liên đoàn làm việc với tôi ,thì tôi nghĩ cũng có thể là cơ quan An ninh chịu một sức ép nào đó, hoặc là buộc phải làm việc với Liên đoàn, thì tôi cho rằng cũng có thể là có tác động từ phía Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Hiền Vy:
Xin cảm ơn luật sư, và kính chúc ông nhiều may mắn.


LS Lê Trần Luật: Vâng, xin cảm ơn cô.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Tam Toà tại Houston





Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Tam Toà tại Houston

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2009-08-04



Thể hiện sự cảm thông và chia sẻ những khó khăn mà giáo dân của giáo xứ Tam Toà đang trải qua tại quê nhà, tại Houston trong cuối tuần qua đã có 2 buổi lễ hiệp thông cầu nguyện.



Photo courtesy Vietcatholic
Không riêng ở VN nhiều nơi trên thế giới cũng cầu nguyện cho giáo phận Tam Tòa. Ảnh trên giáo dân GP Vinh thắp nến cầu nguyện




Buổi thắp nến cầu nguyện ngoài trời vào tối thứ Bảy, ngày 1 tháng 8 do Cộng đồng người Việt Houston tổ chức và một buổi hiệp thông cầu nguyện khác vào trưa Chủ Nhật 2/8, của những người con dân vùng Đồng Hới, Quảng Bình, Vinh do Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên chủ tế, tại Nhà thờ Thánh Tử Đạo, nhân dịp Ngài ghé lại Hoa Kỳ trong chuyến công du Rome.

Người giáo dân chỉ muốn đòi Tự do Tín ngưỡng


Trong không khí nóng ẩm của buổi tối thứ Bảy mùa Hè, nhiều người Việt không phân biệt tôn giáo đã cùng nhau tề tựu tại công viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, để thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa

Trong buổi lễ, luật sư Hoàng Duy Hùng đã nói lên sự quan ngại của ông trước việc nhà cầm quyền Việt Nam đối xử với giáo dân Tam Tòa và ông cũng nhắc đến một câu nói của Đức giám mục Cao Đình Thuyên, trong vụ Thái Hà và theo ông, đó có lẽ là lý do đã gây nên vụ Tam Tòa:


“Khi Đức Giám mục Cao Đình Thuyên ra thăm giáo xứ Thái Hà, ngài có nói là “Chuyện Thái Hà cũng là chuyện của Vinh”, thị bộ công an của CS Việt Nam đã gửi một văn thư luân lưu ở tại Nghệ An, nói rằng; hãy coi chừng mấy ông linh mục và giáo dân vì họ đang có âm mưu “lật đổ nhà nước”. Điều đó không có đúng. Người giáo dân đang chỉ muốn đòi Tự do Tín ngưỡng mà thôi, nhưng mà nhà nước CS Việt Nam đã sợ và đã ngăn chận liền.

Do đó cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận thắp nến cầu nguyện hiệp thông với giáo dân Tam Tòa. Cầu nguyện cho Giáo hội Việt nam cũng như cho tất cả các tôn giáo khác, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Tin Lành, Hòa Hảo được tự do sinh hoạt tín ngưỡng và cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình tại Việt Nam”


Dịp này, Đức giám mục Mai Thanh Lương, từ California, qua điện thoại đã cùng hiệp thông cầu nguyện với dân Houston:

“Hôm nay không phải chỉ có một mình Houston mà là khắp nhiều nơi cộng đồng ViệtNam hải ngoại cùng chung lời cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà, và cho Giáo hội Việt Nam, cho quốc gia Việt Nam, nên tôi cũng xin hợp lời hiệp thông với tất cả quí vị cầu nguyện để xin Thiên Chúa đánh động lòng người cộng sản để họ biết mở rộng lương tâm, biết điều hay lẽ phải để họ đối xử với dân chúng một cách nhân đạo và một cách hợp với luật của quốc tế.


Trước nhiều sự việc chúng ta cảm thấy bất lực nhưng sức mạnh của sự cầu nguyện sức mạnh vô song. Vì thế cho nên các hội đoàn và các tôn giáo cùng tất cả anh chị em chúng ta hiệp thông hôm nay và cuối tuần này để cầu nguyện cho xứ Tam Toà và cho quê hương. Chúng ta cũng đừng quên cầu nguyện cho sự vẹn toàn của lãnh thổ Việt Nam vì lãnh thổ của chúng ta đang bị đe doạ rất nhiều bởi sự xâm lấn của người Tàu”


Cho thế giới biết không có tự do tín ngưỡng ờ VN

Trong số những người đến hiệp thông cầu nguyện có một giáo dân trẻ tên Kim cho biết là cô rất bức xúc trước việc đối xử của nhà cầm quyềnViệt Nam với giáo dân :

“Với người cộng sản, giữa con người với con người đã đối xử với nhau không có sự tôn trọng. Hy vọng với sự cầu nguyện làm người ta thấy được điều đó và thay đổi. Với những người dân ở Việt Nam, mà đặc biệt là những giáo dân Công giáo thì không thể nào khuất phục, bắt buộc mình phải lên tiếng nói. Chắc chắn một ngày nào đó ViệtNam sẽ phải thay đổi nhưng trong lúc này thì không nên lùi bước”

Một giáo dân khác, cô Trần Thanh Thuý cho rằng người Việt hải ngoại cần lên tiếng để thế giới biết được hành động đàn áp tôn giáo tại ViệtNam:

“Mọi người nên đi thắp nến, vận động để cho các chính phủ ở các nước tự do biết. Lên tiếng nói để cho nhà cầm quyền cộng sản bớt đàn áp giáo dân. Tôi muốn nói cho những giáo dân ở Tam Tòa, ở tòa Khâm sứ, ở Thái Hà … biết là giáo dân ở nước ngoài luôn luôn hướng về Giáo hội ở Việt Nam. Và tôi mong muốn rằng tất cả các tôn giáo đều được tự do thờ phượng niềm tin của họ”


Ông Đỗ Tiến Hải, một Phật tử đến hiệp thông cầu nguyện, nói rằng ông rất ngưỡng mộ lòng can đảm của giáo dân Tam Tòa:


“Tôi là một người Phật giáo, tôi đến đây để hiệp thông với các tín đồ Thiên Chúa giáo để cùng cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa bên Việt nam. Tôi muốn nói với các giáo dân rằng họ rất là anh dũng khi đã đứng lên để bảo vệ tín ngưỡng của mình”


Và vào trưa hôm sau, đã có một buổi hiệp thông cầu nguyện với sự chủ tế của Đức Giám mục gịáo phậnVinh Cao Đình Thuyên, tại nhà thờ Thánh Tử Đạo.


Tại đây, một giáo dân tên Tuấn cho biết:

“Khi nghe Đức cha Cao Đình Thuyên, Ngài là Đức cha của địa phận nhà, ghé đây trên đường về từ Roma, chúng tôi cảm thấy đây là bổn phận của mình phải đến để gặp người Cha chung mà gốc của giáo phận nhà, để hiệp thông với mọi người, cầu nguyện cho bà con của chúng tôi ở Tam Toà nói riêng và cho tất cả giáo hội tại Việt Nam và người Việt Nam nói chung, ở tại quê nhà”

Và chị Huệ, một giáo dân khác đã bức xúc nói về việc bắt giam giáo dân Tam Tòa của nhà cầm quyền Việt Nam:

“Người cộng sản là vô thần. Cùng chung một quê hương mà họ hành động như vậy là vì họ theo Trung Quốc, giống như là tay trong của Trung Quốc để hành động bắt Đạo một cách công khai như vậy”


Ông Tuấn cũng đã tỏ bày rằng trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại của giáo dân Tam Tòa, mọi người cần đặt hết niềm tin vào Thiên chúa :

“Có những lúc, có những điều mà chúng ta không làm gì được thì mình phải sống bằng tinh thần phó thác cho Thiên Chúa. Có thể bây giờ xin nhưng mà mình chưa thấy, nhưng có những chuyện sẽ đến và mình tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, của Thượng Đế thì Ngài sẽ ban cho, bởi vì những điều mình xin là những điều chính đáng thì Chúa sẽ giúp cho mình”


Hiền Vy tường trình từ Houston


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009

Đụng độ giữa Công an và Giáo dân tại giáo xứ Tam Tòa


Photo courtesy Vietcatholic
Giáo dân tham dự Thánh lễ ở khu vực nhà thờ Tam Tòa


Đụng độ giữa Công an và Giáo dân tại giáo xứ Tam Tòa


Hiền Vy , thông tín viên RFA
2009-07-22


Vào sáng ngày 20/7/2009, tại nhà thờ giáo xứ Tam Toà, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, thuộc Giáo phận Vinh, lúc giáo dân đang dựng một cây thánh giá định vị trí làm bàn thờ dâng lễ, thì công an Quảng Bình đã đến đập phá và rồi bắt nhiều giáo dân giải đi.





20 người bị bắt


Linh mụcTrần Ngọc Hưởng, có mặt tại chỗ lúc xảy ra vụ việc đã cho chúng tôi biết:

“Hôm qua lúc khoảng 9 giờ, tôi đang đứng đó thì cảnh tượng xảy ra rất hỗn loạn. Phía chính quyền thì cầm loa, bảo rằng những người không phận sự thì phải ra ngoài, nhưng những người đến đó toàn là những người có phận sự, bởi vì họ nói lên cái nhu cầu tâm linh của họ, họ đang ôm tượng Thánh Giá.


Thánh giá mang lại ơn cứu độ cho toàn nhân loại nói chung và đặc biệt là người công giáo, người có niềm tin vào Đức Kito. Đó là cái mà họ luôn gìn giữ. Họ ôm thánh giá là nói lên niềm tin tôn giáo của họ.



Cảnh tượng rất hỗn loạn thậm tệ và có thể nói như là đàn áp tôn giáo một cách thẳng tay. Tôi chứng kiến tận mắt. Sau đó thì những công an bận áo thường dân cầm que gậy đánh giáo dân. Người dân vô tội, họ chỉ nói lên niềm tin của mình.
LM.Trần Ngọc Hưởng

Phía chính quyền thì cứ kéo từng người ra đánh đập, xô sát. Nói chung là cảnh tượng rất hỗn loạn thậm tệ và có thể nói như là đàn áp tôn giáo một cách thẳng tay. Tôi chứng kiến tận mắt. Sau đó thì những công an bận áo thường dân cầm que gậy đánh giáo dân.

Người dân vô tội, họ chỉ nói lên niềm tin của mình. Sau khi họ đã dở nhà xuống rồi thì công an lại bắt bớ giáo dân, có cụ già gần 70 tuổi, có phụ nữ, có em nhỏ 15 tuổi”


Chị Thu Thủy, Phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Tòa nói rằng công an nhà nước đã đánh đập giáo dân, vì cho rằng giáo dân là những kẻ phản động:

“Công an dùng đùi, xông vào lôi giáo dân ra đánh đập rất là dã man. Họ đánh giáo dân mà máu của giáo dân tuôn xuống trên mảnh


Nhà thờ Giáo xứ Tam Tòa. Photo courtesy Vietcatholic đất Tam Tòa đó.

Họ lôi giáo dân chúng tôi đi, đôi lên xe như súc vật. Từ trẻ em, phụ nữ, thanh niên, họ đánh hết. Họ không có một chút tình người nào hết. Họ dùng súng hơi độc họ bắn vào, họ dùng roi điện họ dí vào, họ đánh. Những người không mặc đồng phục công an thì dùng đùi gỗ để đánh đập giáo dân.



Công an dùng đùi, xông vào lôi giáo dân ra đánh đập rất là dã man. Họ đánh giáo dân mà máu của giáo dân tuôn xuống trên mảnh đất Tam Tòa đó. Họ lôi giáo dân chúng tôi đi, đôi lên xe như súc vật.
Chị Thu Thủy

Họ nói chúng tôi là dân phản động, chống lại chính quyền nên đánh đập không chừa một thứ gì, thậm chí đã bị phun máu ra rồi mà họ vẫn đánh đập. Rồi họ lôi giáo dân đi.


Họ bắt như vậy là 19 người, nhưng họ đã thả 2 em chưa đến tuổi thành niên lúc 10 giờ tối hôm qua. Một em tên Hoàng văn Tuấn, một em tên là Nhất. Có một soeur đã bị lôi đi nhưng giáo dân kéo lại được”



Soeur Tân thuộc Dòng Mến Thánh Giá Hướng Phương cũng có mặt tại hiện trường, đã bị công an lôi đi, nhưng giáo dân kéo lại được, cho biết là giáo dân đã bị đánh chảy máu rất nhiều, và người đánh giáo dân nhiều nhất có tên là Linh:

“Họ bắt trong đó có 8 người trong giáo xứ và những anh em giáo bạn lại giúp. Họ bắt thì chúng tôi cũng không nói gì được nhưng họ đánh đập quá dã man. Những người già mà họ đánh đến nổi mà máu me ra như rứa thì chúng tôi thấy quá đau đớn.


Khi xảy ra cái hiện trường đó thì chúng tôi có làm một mái tạm để che nắng che mưa lúc dâng thánh lễ thôi chứ chúng tôi cũng không làm gì to lớn cả. Chúng tôi chỉ muốn có một nơi để thờ phượng nhưng họ cứ nghĩ là chúng tôi phản động nên họ bắt, họ đánh. Lúc đó họ cũng có lôi tôi đi nhưng có mấy giáo dân lôi trở lại được. Trong đám công an đó có ông Linh là đánh người nhiều nhất. Ông đó là ông Linh. Tôi cũng không biết ông ấy ở trong ban nào”


Chúng tôi có làm một mái tạm để che nắng che mưa lúc dâng thánh lễ thôi chứ chúng tôi cũng không làm gì to lớn cả. Chúng tôi chỉ muốn có một nơi để thờ phượng nhưng họ cứ nghĩ là chúng tôi phản động nên họ bắt, họ đánh.


Phá hủy chứng tích lịch sử?


Linh mục Trần Ngọc Hưởng cho biết ông đã cùng với 3 linh mục khác, đến gặp ủy ban thành phố để yêu cầu nhà nước thả những giáo dân đã bị bắt, hay cho được thăm viếng những giáo dân này, nhưng an đã không được chấp thuận

“Chiều hôm qua, bốn anh em chúng tôi là linh mục Bính, linh mục Hoàng Anh Ngợi, linh mục Nguyễn văn Hữu có xin kiến nghị vào gặp ủy ban tỉnh nhưng không được. Sau đó được giới thiệu qua gặp ủy ban thành phố. Chúng tôi đã nói lên tiếng nói của mình và đề nghị họ sớm trả lại tự do cho những người bị bắt vì những người bị bắt này là những người đã bị đánh thậm tệ. Rồi bên cạnh đó thì trong thời gian này cho chúng tôi đi thăm để an ủi những người đó. Và đề nghị thứ ba là trả lại những máy quay, những vật dụng như máy phát điện, những nồi nấu cơm …Chúng tôi đưa ra 3 đề nghị đó nhưng không được đáp ứng”



Họ nói rằng chúng tôi đến đó dựng nhà thờ là tiếp tay cho Mỹ, chống lại chính quyền, họ nói chúng tôi muốn xóa đi chứng tích mà Mỹ đã phá hoại Việt Nam.



Chị Thu Thủy mong rằng công lý phải được trả lại cho giáo dân:

“Chúng tôi muốn đòi lại công lý và đòi lại quyền sở hữu của chúng tôi nơi ngôi thánh đường đó. Họ nói đây là “Chứng tích”, chúng tôi đến đó là chúng tôi là dân phản động. Chứng tích là do nhà nước đặt ra chứ Giáo hội Công giáo không ai đặt ra đó là chứng tích cả. Họ nói rằng chúng tôi đến đó dựng nhà thờ là tiếp tay cho Mỹ, chống lại chính quyền, họ nói chúng tôi muốn xóa đi chứng tích mà Mỹ đã phá hoại Việt Nam.


Chúng tôi chỉ biết đó là ngôi nhà thờ của chúng tôi thì chúng tôi chỉ tìm đến đó để thờ lạy Chúa thôi, chứ chúng tôi không dính vào chuyện chính trị, chúng tôi không biết cái gì hết.




Tại sao lại buộc tội chúng tôi là chống chính quyền? Buộc tội chúng tôi là phản động? Đó là điều mà chúng tôi bị oan ức.


Chúng tôi muốn đòi lại quyền công lý, đòi lại nhân quyền tự do của người Công giáo.”


Các linh mục cũng như Giáo dân cùng xin mọi người cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa:


“Mọi chân lý trên thế gian này bắt đầu từ Thiên Chúa mà Jesus đã hướng dẫn cho nên tôi mong rằng những người đập phá, những người làm việc phía chính quyền phải trả lại đúng công lý cho người dân. Đặc biệt hơn nữa tôi xin kêu gọi mọi người Công giáo nói chung, và khuyên những người Công giáo xứ phận Vinh dâng lời cầu nguyện cho vùng Tam Toà và cầu nguyện cho anh em linh mục chúng tôi được nhiều đức tin và nghị lực để làm nhiệm vụ của mình trên mảnh đất Quảng Bình đầy khó khăn”


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Người Việt hải ngoại lên án Trung Quốc áp chế ngư dân Việt Nam





Người Việt hải ngoại lên án Trung Quốc áp chế ngư dân Việt Nam


Thông tín viên Hiền Vy, RFA
2009-07-25



Từ năm 2004, nhiều tàu đánh cá nhỏ của ngư phủ Việt Nam đã bị Hải quân Trung Quốc bắt giữ, ngư dân thì bị bắn chết hoặc bị thương hay bị bắt đòi tiền phạt.



Photo courtesy of vnexpress

Thân nhân của các ngư dân gặp nạn nóng lòng chờ đợi người thân.


Đến đầu năm 2008 đã có những đợt tấn công lạ lùng hơn, là trong đêm tối, nhiều chiếc “tàu lạ” đã đâm mạnh vào những chiếc tàu của người Việt đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Truyền hình Trung Quốc còn chiếu những đoạn phim cảnh sát biển Trung Quốc trang bị tối tân áp chế những ngư dân Việt nam tay không tấc sắt, khiến họ phải lạy lục xin tha mạng.

Trước tình hình ấy, người Việt hải ngoại nghĩ gì? Hiền Vy hỏi ý một số người đang sinh sống tại nước ngoài nhưng luôn quan tâm đến tình hình trong nước.

Hành động kiểu hải tặc

Trước hết là ý kiến của ông Nguyên, hiện đang định cư tại Úc, về sự việc bắt giữ ngư phủ Việt Nam của Hải Quân Trung Quốc:

“Hành động của Hải quân Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam là của những tên côn đồ, hay gọi là hải tặc, hay là của bọn khủng bố. Chúng ta có trách nhiệm là phải lên án mạnh mẽ và chống trả bằng mọi hình thức.


Điều mà đáng lên án hơn là; giữa 2 Đảng và 2 nhà nước của Việt Nam và Trung Quốc họ luôn luôn khoe rằng tình đồng chí anh em rất là nồng nhiệt, thắm thiết nhưng mà trong khi đó thì ở ngoài biển Đông thì ngư dân Việt Nam bị tàu thuyền của chính những người đồng chí đó bắn giết, cướp bóc.”



Còn ông Khoa, đang sinh sống tại Hoa Kỳ đã bày tỏ sự bất mãn của mình:

“Tôi rất là căm phẫn và tức giận vì đó là hành động ăn hiếp. Hành động đó là hành động rất đáng khinh bỉ, không xứng đáng là một nước mà kinh tế và quân sự đang lên.


Hành động đó là của hải tặc, chứ không thể là của hải quân một nước lớn. Người đàng hoàng chỉ cần đuổi hay mời ngư phủ Việt Nam ra khỏi vùng đó thôi chứ không cần phải cướp tàu, bắt người và đòi tiền chuộc. Chúng ta cần phải đem việc này ra trước quốc tế.”



Và ông Quân hiện đang ở Tân Tây Lan cũng cùng ý kiến:

“Trung Quốc ỷ mình là nước lớn có sức mạnh rồi ăn hiếp nước nhỏ. Đó là một việc rất sai trái. Vấn đề Hoàng Sa hiện đang còn tranh chấp thì đáng lý phải đưa ra Công pháp Quốc tế mà giải quyết, chứ không phải nước lớn đi ăn hiếp nước nhỏ rồi đương nhiên bắt người trái phép, rồi đòi tiền chuộc, thì đó là hành động côn đồ của bọn hải tặc”

Phản ứng của Việt Nam?


Đề cập đến phản ứng rất ôn hòa của nhà nước Việt Nam với Bắc Kinh, trước việc Trung Quốc đòi tiền để chuộc những ngư dân đang bị cầm giữ, ông Quân cho rằng:

“Việt nam chịu ơn quá nhiều của Trung quốc thành ra họ rất sợ Trung Quốc. Thái độ đó không phải là thái độ của ông cha ta từ mấy ngàn năm đã không sợ Trung Quốc, và giữ vững được đất nước, và mang lại sự độc lập cho đất nước.


Nhà nước Việt nam đáng lý là phải đứng ra mà yêu cầu quốc tế giúp đỡ hay ít ra cũng tự mình phản đối, triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến để mà phản đối thay vì nói sẽ đề đạt lên và yêu cầu Trung Quốc thông cảm, giải quyết giùm cho. Sự sợ hãi đó là một điều thua thiệt cho người Việt mình và tỏ ra thái độ rất là nhút nhát của chính phủ Việt Nam”



Ông Nguyên thì nói người Việt trong nước khó có thể làm được gì để giúp những ngư dân phải ra khơi kiếm sống:

“Trên thế giới này có nhà nước nào nói là độc lập tự chủ, mà lại khuyên ngư dân của mình là khi đi biển thì phải thường nên liên lạc và tự bảo vệ cho nhau, và khi có gì xảy ra thì phải mau mau cứu lấy nhau… Như vậy thì ngư dân chỉ có con đường hoặc là chết hay bị bắt khi ra biển mà thôi.

Người dân trong nước chẳng có thể làm gì được vì tay chưn họ bị trói và bị bịt miệng. Cái việc mà trong nước phải làm là chính Đảng và nhà nước Việt Nam phải làm. Đảng và nhà nước Cộng Sản phải hy sinh cái quyền độc tôn của mình để cho dân có quyền tự do mà phát biểu về việc chống lại Trung Quốc.”



Ông Khoa lo ngại là nếu người Việt trong nước cũng như tại hải ngoại không lên tiếng hay hành động lúc này thì Việt Nam có thể sẽ trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương trong một tương lai không xa:

“Nhóm cầm quyền Hà Nội tỏ vẻ thờ ơ, không làm tròn bổn phận của mình. Một nhóm cầm quyền mà không dám ra mặt bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, của những người ngư phủ thì chính quyền đó không còn chính danh nữa.


Những người Việt Nam chúng ta cần phải đoàn kết lại để làm sao cho đất nước có dân chủ và độc lập, chứ không thì hiểm họa Trung Cộng sẽ thành sự thật, như năm 1949, họ đã ngang nhiên tràn vào Tân Cương, chiếm lãnh thổ của Tân Cương cũng như họ đã tràn vào Tây Tạng, chiếm lãnh thổ Tây Tạng ngang xương như vậy.”



Khi được hỏi có dự định làm gì để giúp ngư dân Việt trong tình huống này không, ông Quân cho biết:

“Tại Tân Tây Lan, một số anh em cùng nhau viết một bản kiến nghị phản đối để gởi tòa đại sứ Trung Quốc và một bản khác để gửi về Việt Nam, yêu cầu chính phủ Việt Nam, là trên cương vị của một quốc gia, phải đứng ra để giúp đỡ đồng bào của mình đương bị Trung Quốc bắt và buộc phải chuộc tiền. Nếu không làm gì hết thì đó là điều rất đau buồn cho đất nước mình. Tôi nghĩ đây là một sỉ nhục cho nhà nước Việt Nam”

Và ông Nguyên thêm rằng:


“Chúng tôi là những người trước kia cùng đi du học tại Tân Tây Lan. Chúng tôi cùng nhau làm 1 bản kiến nghị để phản đối chính quyền Trung Quốc và trong đó cũng có phê phán Đảng và nhà nước Việt nam.


Chúng tôi sẽ gửi những văn bản này đến chính phủ Tân Tây Lan để xin sự hỗ trợ của chính phủ Tân Tây Lan trong việc làm này và yêu cầu họ chuyển văn bản này đến chính phủ trung ương tại Trung Quốc và tại Hà Nội để nói lên tiếng nói của chúng tôi là những người Việt sống tại nước ngoài nhưng luôn luôn hướng về quê hương.


Chúng tôi thấy hành động của quân đội và hải quân Trung Quốc rất là bá quyền…”


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.