Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

Buổi Tâm Tình và Ra Mắt Sách: Tuổi Thơ và Chiến Tranh của Võ Đại Tôn

Houston: Buổi Tâm Tình và Ra Mắt Sách Tuổi Thơ và Chiến Tranh của Võ Đại Tôn

Tuệ An(*)

Nguồn


Trong chuyến công du 2 tháng tại Hoa Kỳ, từ nước Úc, cựu Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Võ Đại Tôn tức tác giả Hoàng Phong Linh của nhiều tác phẩm Thơ Văn đã ghé lại Houston. Tại đây Ông đã gặp gỡ đồng hương trong “Buổi Tâm Tình và Ra Mắt Sách Tuổi Thơ và Chiến Tranh” vào chiều Chủ Nhật 30 tháng 5, 2010.

“Tôi không phản bội bất cứ ai đã giúp đỡ, ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục duy trì lập trường chính trị của tôi (để tranh đấu) cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi đã sẵn sàng nhận bất cứ một bản án nào mà chế độ cộng sản dành cho tôi”


Đó là lời tuyên bố của ông Võ Đại Tôn trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 13 tháng 7 năm 1982 trong một đoạn phim được trình chiếu tại buổi “Tâm Tình và Thơ Nhạc Hoàng Phong Linh – Võ Đại Tôn và ra mắt tác phẩm Tuổi Thơ và Chiến Tranh” do Liên Minh Quang Phục Việt Nam tổ chức tại Houston cuối tuần qua. Đoạn phim do phóng viên Mori của đài Truyền hình Nhật Bản TV-NHK thâu được. Và câu tuyên bố đó của ông Võ Đại Tôn là ngoài sự tiên liệu của nhà nước Việt Nam, và cuộc họp báo chấm dứt ngay sau lời tuyên bố của ông. Sự can cường của ông đã làm thế giới khâm phục nhưng cũng là nguyên nhân khiến ông bị tù biệt giam 10 năm tại trại tù Thanh Liệt với những lần bị tra tấn dã man, cho đến năm 1992 mới được trục xuất về lại Úc Đai Lợi.


Là một cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông Võ Đại Tôn và gia đình vượt biển định cư tại Úc năm 1975. Đến năm 1980 ông cùng với những người đồng chí hướng đã trở lại Việt Nam xuyên qua đường bộ Thái Lan, Campuchia và Ai Lao để tham gia kháng chiến phục quốc nhưng bị bắt tại biên giới Lào Việt vào tháng 10 năm 1981.


Giới thiệu tác giả Hoàng Phong Linh và tác phẩm của ông là Luật sư Hoàng Duy Hùng, người cũng đã từng về Việt Nam để mưu cầu phục quốc và cũng đã bị giam cầm trong lao tù của nhà nước Việt Nam gần 2 năm, nói là trong tác phẩm Tuổi Thơ và Chiến Tranh, bài thơ Nước Trôi Mồ Mẹ đã được tác giả viết trong bối cảnh nước lụt dâng tràn, sắp cuốn trôi mồ mẹ của ông, người đã bị cộng sản giết năm 1947, và đã khiến Hoàng Phong Linh liên tưởng đến cơn lụt chính trị đang cuốn trôi cả Mẹ Việt Nam.

“Đó là bối cảnh của một dòng sông, e rằng nước dâng lên trôi luôn cả xương cả cốt của mẹ mình vì cái tội tàn ác của cộng sản Việt Nam, thời kỳ 1946 Việt Minh nổi dậy ở Đà Nẵng. Nhưng mà còn là cái biến cố trôi trong tâm hồn của ông; Việt Nam đau khổ sẽ bị cuốn trôi, cuốn trôi trong dòng nước bạo lực này, giòng nước của bạo tàn… Trong tâm tư đó, ông Võ Đại Tôn đã viết bài đó …”


Trong phần tâm tình với đồng hương, ông Võ Đại Tôn đã kể lại những câu chuyện đau lòng ông đã gặp mà điển hình là chuyện “Miếu Ba Cô”

“Trên những trạm tỵ nạn hoang vu, tôi đã thấy những ngôi mộ hoang tàn, lạnh lùng, không khói không nhang. Những mộ bia bị đập nát tan, và trong khu rừng âm u, tôi thấy một cái miếu nhỏ. Tôi đã hỏi người Nam Dương cái miếu này là miếu gi. Thì ông ta nói đây là cái miếu của 3 cô gái Việt Nam đã bị hải tặc hãm hiếp và trôi dạt vào bờ, còn sống, họ vớt lên được. Nhưng vì uất hận, nhục nhã, 3 cô gái Việt Nam chưa đầy 20 tuổi đã lén ra ngoài khu rừng treo cổ, tự tử trên nhánh cây. Và người Nam Dương đã lập miếu thờ và gọi là Miếu Ba Cô”:


Và chuyện tấm ảnh của các em bé gái Việt Nam 5, 6 tuổi đang làm nô lệ tình dục tại Campuchia, do một người bạn phóng viên của ông gửi cho:

“Một ký giả ngoại quốc quen với tôi đi Campuchia và gửi về cho tôi một tấm ảnh, với giòng chữ viết ‘Hãy nhìn tấm ảnh này để thấy cả dân tộc của anh’. Ông ta chỉ viết như vậy thôi. Tôi lật tấm ảnh ra và tôi bàng hoàng, đấy là hình của 4 người con gái Việt Nam khoảng 6 tuổi, 7 tuổi, ngồi co ro trong một cái vách ở Campuchia và hai chân đầy cả máu. Những người con gái Việt Nam 5, 6 tuổi đã bị bán qua Campuchia để làm công cụ tình dục. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có chuyện này. Chỉ có dưới chế độ cộng sản ngày nay”


Và ông cũng nói lên ước vọng là muốn trao lại cho giới trẻ tinh thần bất khuất trước bạo lực và được đồng hành cùng thế hệ trẻ, một cuộc hành trình công tâm để dựng lại niềm tin và cùng hy sinh cho Mẹ Việt Nam :

“Thế hệ chúng tôi xin được hòa đồng cùng tuổi trẻ Việt Nam để từ đó chúng ta kết hợp lòng người giữa hai dòng thế hệ, để đòi lại quyền sống cho dân tộc Việt Nam. Tôi xin gửi lại cho các bạn trẻ những máu xương của anh em chúng tôi đã đổ xuống trên chiến trường miền Nam trong quân đội Việt Nam anh hùng nhưng đã bị bức tử sau những cánh cửa khép kín tại Hoa Thịnh Đốn, tại Ba Lê, tại Bắc Kinh và tại Moscow. Anh em chúng tôi đã ngậm ngùi buông súng xuống … nhưng không trao lại cho thế hệ tuổi trẻ những nỗi ngậm ngùi đó, mà xin trao lại cho tuổi trẻ cái tinh thần bất khuất của những người đã dám hy sinh cho tổ quốc”


Có mặt trong buổi Tâm Tình này, phu nhân của ông Võ Đại Tôn tâm sự là mặc dù bà rất buồn khổ khi ông bị tù đày nhưng so với vợ của các nhà đấu tranh cho Dân Chủ trong nước thì bà còn may mắn hơn nhiều:

“Tôi cũng có sự đau khổ khi phải xa chồng nhưng tôi nghĩ đến những người đàn bà Việt Nam, sống trong hoàn cảnh rất là khó khăn. Cuộc sống đã khó khăn mà tiếng nói lại nhỏ bé, họ không làm gì được …”


Buổi họp mặt có nhiều người trẻ tham dự, nha sĩ Chu Văn Cương chia sẻ là ông Võ Đại Tôn đã đem lại niềm phấn khởi cho giới trẻ Việt Nam và NS Cương cũng đồng ý với quan điểm là các thế hệ phải đồng hành để đạt được sư tín nhiệm của mọi người trong nỗ lực vận động cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam:

“Ông Võ Đại Tôn đã đem lại thêm niềm hy vọng cho những người ở đây. Nhờ vậy chúng tôi cảm thấy rất là phấn khởi để tiếp tục con đường đấu tranh mà mình đã chọn. Đây là một đường lối rất tốt và nếu chúng ta thắng được nhân tâm thì chúng ta sẽ đi tới được đoạn đường tốt đẹp hơn…”



(*) Tuệ An là bút hiệu của Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng khi viết chung

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

Người Việt Houston tổ chức “Đêm Không Ngủ” tưởng niệm 30/4

Người Việt Houston tổ chức “Đêm Không Ngủ” tưởng niệm 30/4


Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2010-04-28

Nguon

Hay tai day

Đánh dấu 35 năm ngảy miền Nam Việt Nam bị thất thủ Houston đã tổ chức một "Đêm không ngủ" để chia xẻ với nhau những cảm xúc của họ về ngày mà dân miền Nam gọi là “Ngày Mất Nước”, trong khi dân miền Bắc gọi là “Ngày Giải Phóng”. Hiền Vy tham dự và tường trình:

Photo by Hien Vy RFA
"Đêm Không Ngủ" ở Houston, ngày 24 tháng 4, 2010. Anh Nguyễn Công Bằng đang phát biểu, và giáo sư Giáo sư Nông Duy Trường ngồi bên phải.


Tháng Tư, năm 2010 đánh dấu 35 năm miền Nam Việt Nam thất thủ. Với hàng triệu người đã rời bỏ quê cha đất tổ đi tìm Tự Do mà không ít người đã vùi thây trên đại dương hay trong rừng sâu nên mỗi năm, khi tháng Tư về những người Việt lưu vong luôn nhớ đến “Biến Cố 30 tháng 4”. Tại Houston vào tối thứ Bảy, ngày 24 tháng Tư môt “Đêm Không Ngủ” đã được tổ chức tại Trung tâm Cộng đồng Người Việt Quốc Gia.

Nỗi đau ngày 30 tháng 4

Sáng 30 tháng Tư năm 1975, khi vị Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa chánh thức tuyên bố đầu hàng Hà Nội thì hằng triệu người Việt đã đau đớn, sững sờ. Không chỉ những người đã trưởng thành mà còn có những người dưới tuổi thành niên. Trong “Đêm Không Ngủ” cả ba thế hệ Người Việt Lưu Vong tại Houston đã tham dự để kể cho nhau nghe cảm xúc của họ về ngày mà dân miền Nam gọi là “Ngày Mất Nước”, trong khi dân miền Bắc gọi là “Ngày Giải Phóng”

Khoảng 10 giờ, 11 giờ là họ bắt đầu vào rồi. Khi cái tượng lính Biệt Động Quân bị kéo xuống ngay ngã 7 và lúc đó là lính Việt Cộng bộ đội đi vào thì lúc mà Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì cả bầu trời tối lại lúc đó tôi bật khóc
Giáo sư Nông Duy Trường


Xe tăng Bắc Việt đâm vào cửa Dinh độc lập ngày 30 tháng 4, 1975.
photo RFA fr/Youtube

Giáo sư Nông Duy Trường chia sẻ là lúc ấy ông 18 tuổi, đứng trên sân thượng nhà ông ở Sàigòn, ông đã bật khóc

"Khoảng 10 giờ, 11 giờ là họ bắt đầu vào rồi. Khi cái tượng lính Biệt Động Quân bị kéo xuống ngay ngã 7 và lúc đó là lính Việt Cộng bộ đội đi vào thì lúc mà Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì cả bầu trời tối lại lúc đó tôi bật khóc vì không biết chuyện số phận sẽ như thế nào vì bố tôi trong quân đội (Việt Nam Cộng Hòa). Mẹ tôi bảo chúng tôi vất súng của bố tôi đi, chứ không thì bố tôi sẽ tự tử. Tất cả những người ở Sàigòn đều hoang mang hết. Cảm xúc lúc đó thì không biết diễn tả như thế nào chỉ nhớ là tôi đã bật khóc. Sau đó thì lệnh kêu các sĩ quan đi trình diện. Họ khôn ngoan lắm, họ gọi lính đi trước, nói là 3 ngày cho về. Mà 3 ngày cho về thật! Rồi đến sĩ quan cấp úy, rồi đến cấp tá… Đến khi bố tôi đi thì cũng chỉ sửa soạn quần áo 1 tháng thôi. Tôi đưa ông cụ tôi trình diện ở trường đại học Phú Thọ, và đó là lần thấy ông lần cuối cho đến 15 năm sau mới gặp lại …”

Ông Đinh Công Đức thì kể lại là lúc bấy giờ, trên chiếc xàlan đang từ Vũng Tàu ra hải phận quốc tế, mọi người đã sửng sốt khi nghe tin từ chiếc radio là miền Nam đã đầu hàng:

“Buổi tối 29 tháng 4 năm 1975, chúng tôi là thân hữu của gia đình Lôi Hổ và tối hôm đó nhổ neo tại kho 18 bến Bạch Đằng đi ra Vũng Tàu. Sáng 30 đang lênh đênh trên biển, vặn radio lên nghe thì được biết ông Hương tuyên bố đầu hàng, lúc đó tất cả chúng tôi cùng òa ra khóc. Đi thì không biết đi về đâu mà về thì không thể trở về với cộng sản cho nên chúng tôi như những con thuyền không bến lênh đênh mà không biết vận mạng mình như thế nào…”

Còn ông Nguyễn Trung Lễ thì cho biết là lúc đó ông mới 10 tuổi, đang ở Rạch Giá

Họ gọi lính đi trước, nói là 3 ngày cho về. Mà 3 ngày cho về thật! Rồi đến sĩ quan cấp úy, rồi đến cấp tá… Đến khi bố tôi đi thì cũng chỉ sửa soạn quần áo 1 tháng thôi. Tôi đưa ông cụ tôi trình diện ở trường đại học Phú Thọ, và đó là lần thấy ông lần cuối cho đến 15 năm sau mới gặp lại …”
Giáo sư Nông Duy Trường


“Lúc đó tôi đang ở Rạch Giá, trước đó vài ngày thì mặc dầu còn nhỏ, nhưng vẫn cảm nhận là sắp có một cuộc thay đổi lớn. Tôi nhớ lúc đó mẹ tôi phải chuẩn bị vài thứ cần thiết như là áo quần, để chạy giặc. Mẹ tôi phải may tiền vào những cổ áo hay tay áo để có chuyện gì thì sẽ di tản còn ba tôi thì không có ở nhà vì ba tôi trong quân đội (Việt Nam Cộng Hòa) đang đi xa.

Ông Dương Văn Minh bị dẫn ra khỏi Dinh Độc Lập để lên đài phát thanh kêu gọi binh si VNCH buông súng.AFP photo

Ở nhà chỉ có mấy mẹ con. Những ngày kế tiếp đối với dân miền Nam rất là thê thảm, nhất là những gia đình quân nhân như trường hợp của gia đình tôi. Cha tôi phải đi trình diện và kể từ ngày cha tôi đi trình diện thì không thấy mặt người cha cho đến những năm sau, tức là cha tôi phải bị đi ở tù mà Cộng sản thì gọi là đi “cải tạo” đó. Nhà cửa thì bị tịch thâu và mẹ con chúng tôi thì phải đi vùng kinh tế mới, rất là thê thảm…”

Cha tôi phải đi trình diện và kể từ ngày cha tôi đi trình diện thì không thấy mặt người cha cho đến những năm sau, tức là cha tôi phải bị đi ở tù mà Cộng sản thì gọi là đi “cải tạo” đó. Nhà cửa thì bị tịch thâu và mẹ con chúng tôi thì phải đi vùng kinh tế mới, rất là thê thảm…”
Ô. Nguyễn Trung Lễ

Tất cả vì 2 chữ Tự Do

Nha sĩ Chu Văn Cương chỉ mới 8 tuổi, thì đứng nhìn xe tăng tiến vào thành phố Sàigòn

“Khi mà cộng quân kéo vào chiếm Sàigòn thì tôi mới 8 tuổi. Đứng trên lầu 3 nhìn xuống thì thấy xe tăng của Việt công kéo vào thành phố và cán bộ cộng sản đứng trên xe tăng bắn chỉ thiên.
Vì còn nhỏ nên tôi cũng không suy nghĩ nhiều. Ba mẹ của tôi thì sợ tôi bị trúng đạn cho nên bảo tôi phải đi vào. Đến năm 1980 thì gia đình tôi đi vượt biên. Gia đình tôi đã vượt biên 6 lần và 1 lần bị ở tù cộng sản vì tội vượt biên.”


Cũng tâm tình trong “Đêm Không Ngủ”, ông Trung, thuộc thế hệ một rưỡi đã khẳng định rằng, dù đến Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia tự do nào trên thế giới, dù bằng phương tiện gì đi nữa thì người Việt lưu vong cũng chỉ vì 2 chữ Tự Do mà phải bỏ quê hương xứ sở:

“Từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả những người ra hải ngoại sinh sống cho dù ra đi bằng phương tiện gì, thì cũng chỉ vì 2 chữ Tự Do mà thôi”

Và cô Cindy Mai Đinh, năm nay 21 tuổi, sinh viên đại học Rice là người sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ chia sẻ những hiểu biết của cô về “ngày 30 tháng 4” :

“Ngày 30 tháng 4 là ngày nhiều người Việt Nam mất nước và họ đi vượt biên, bắt đầu 1 cuộc sống mới tại vì người quốc gia Việt Nam đã hết sức cố gắng bảo vệ Sàigòn, bảo vệ Tự Do, nhưng không được. Sau đó họ thấy Việt Cộng ác quá, họ không thể sống được nên họ phải đi vượt biên.”

Chúng ta cần phải nhớ lý do tại sao người Việt phải sống lưu vong. Chỉ vì người Việt muốn tìm Tự Do và Nhân Quyền. Hai quyền căn bản này rất quan trọng và mình muốn tranh đấu 2 quyền này cho đồng bào của mình đang ở Việt Nam
Cô Cindy Mai Đinh

Cô cũng cho biết thêm là dù chưa bao giờ đến Việt Nam, nhưng qua tin tức cô biết được là tại Việt Nam không có Tự Do và Nhân Quyền nên cô đang cố gắng tranh đấu cho người dân Việt được hưởng những quyền căn bản của con người:

“Em chưa bao giờ về Việt Nam, em chỉ biết chuyện Việt Nam qua News. Em có biết chuyện Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định … đã bị bắt vào tù vì họ viết về Tự Do, về Nhân Quyền nhưng chính phủ Việt Nam không chấp nhận điều đó. Em thấy (chính phủ) như vậy là không tốt. Nhiều bạn của em vẫn không hiểu tại sao mình vẫn phải tưởng nhớ (30 tháng 4) như thế này, nhưng em biết chúng ta cần phải nhớ lý do tại sao người Việt phải sống lưu vong. Chỉ vì người Việt muốn tìm Tự Do và Nhân Quyền. Hai quyền căn bản này rất quan trọng và mình muốn tranh đấu 2 quyền này cho đồng bào của mình đang ở Việt Nam”

Hiền Vy, tường trình từ Houston.

Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam triển lãm tại Houston

Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam triển lãm tại Houston

Hiền Vy, thông tín viên FRA
2010-04-20

Nguon

Hay tai day

Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam đã bắt đầu một cuộc triển lãm lưu động với hình ảnh thuyền nhân Việt Nam trong năm 2010, đánh dấu 35 năm người Việt đã phải rời bỏ quê cha đất tổ để tránh chế độ Cộng sản.

RFA photo
Buổi triển lãm đầu tiên của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tổ chức vào trưa 18/4/2010 tại Houston

Mục đích cuộc triển lãm

Buổi triển lãm đầu tiên của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam đã được tổ chức vào trưa Chủ Nhật, ngày 18 tháng 4 tại Houston, tiểu bang Texas với mục đích sưu tập tài liệu về hành trình tìm Tự Do của hơn 3 triệu người Việt Nam tại hải ngoại và hàng trăm ngàn, hàng trăm ngàn, người khác đã vùi thây dưới lòng biển cả hay gục ngã trong rừng sâu trên đường tìm Tự Do.

Hàng trăm, hàng trăm người đã tiếp nối nhau để xem hình ảnh của thuyền nhân Việt Nam trên những cuộc hành trình tìm Tự Do do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trưng bày. Một vài người đã xúc động không nói nên lời khi thấy hình của chính họ, trong khi người khác thì ngỡ ngàng chỉ cho nhau những tấm hình họ vừa xem được:

Năm 2003, tôi trở lại để thăm trại tị nạn, thấy cảnh mồ xiêu, mả lạc của thuyền nhân, tôi đã nỗ lực để làm tổ chức này. Đồng thời mục tiêu chánh là để sưu tập hình ảnh tài liệu liên quan đến thuyền nhân để làm di sản cho con cháu mai sau.
Ông Trần Đông


“Nhớ lại bao nhiêu là kỷ niệm, chảy nước mắt luôn!. Cái hình này là lên chiếc ghe để đi sang Singapore, trên đường đi Hoa Kỳ. Mình chỉ là một trong bao nhiêu người đã ra đi nhưng mình may mắn còn sống chứ bao nhiêu người đã mất rồi …”

Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam do kỹ sư Trần Đông sáng lập từ năm 2005. Ông Trần Đông vượt biển tìm tự do và đến được đảo Bidong – Mã Lai - năm 1989 lúc 37 tuổi sau nhiều gian khó, hiện đang định cư tại Úc. Kỹ sư Trần Đông cho biết lý do ông thành lập Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam như sau:

“Tôi thực hiện Văn Khố Thuyền Nhân là vì cái chặng đường vượt biên của tôi rất là gian khổ, cho nên khi đặt chân được đến trại tị nạn thì đó là một diễm phúc rất là lớn. Năm 2003, tôi trở lại để thăm trại tị nạn và mồ mả thuyền nhân, thấy cảnh mồ xiêu, mả lạc của thuyền nhân đã cùng cảnh ngộ với mình ra đi tìm tự do nhưng không may mắn, đã chết rồi thì ít nhất cũng được mồ yên mả đẹp, do đó tôi đã nỗ lực để làm tổ chức này. Đồng thời mục tiêu chánh là để sưu tập hình ảnh tài liệu liên quan đến thuyền nhân để làm di sản cho con cháu mai sau …”

Vì hai chữ “Tự Do”

Trong phần chào đón quan khách, trưởng ban tổ chức cuộc triển lãm tại Houston là nha sĩ Chu Văn Cương, đã nói về cuộc hành trình tìm Tự Do của người Việt Nam :

“Kể từ năm 1975, hàng triệu người đã vượt sóng băng rừng, bất chấp đại dương bao la, rừng sâu, biển động chỉ vì 2 chữ Tự Do. Những cuộc hành trình hãi hùng đầy đau thương và nước mắt chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Có người cho rằng cứ mỗi một người Việt Nam đến được bến bờ tự do thì có 1 người Việt Nam khác đã phải bỏ mình trong lòng biển cả. Biết bao nhiêu gia đình có thân nhân bị mất tích, có biết bao nhiêu người chồng bị mất vợ, mẹ bị mất con, gia đình bị ly tán…”

Kỹ sư Trần Đông - người sáng lập Văn Khố Thuyền Nhân VN năm 2005 - chụp cùng một thuyền nhân. RFA photo

Và ông cũng cho biết thêm:

“Mặc dầu chúng tôi còn rất là trẻ tuổi, cha mẹ cho mình vượt biên lúc đó chỉ mới 12, 13 tuổi thôi, đến trại tị nạn Pulau Tanga năm 1981. Trong thời gian mấy chục năm vừa qua, chúng tôi đọc sách vở thì thấy Lịch sử Việt Nam sao mà bi thảm quá. Sau này lại được dịp tiếp xúc với các chú các bác thì biết là có những chuyến đi mà tất cả mọi người đều chết hết, rồi có những cô gái bị hải tặc bắt đi…, Từ đó tôi mới có những thao thức, và đó là động cơ đẩy tới để làm công việc này.”

Một trong những thuyết trình viên của buổi triển lãm là luật sư Nguyễn Mỹ Linh, đến từ California tâm sự rằng trong cuộc hành trình tìm tự do của 2 chị em bà, người em trai của bà đã bỏ mình trên đại dương mà nếu còn sống thì 18 tháng 4 chính là sinh nhật của ông:

“Hôm nay là ngày 18 tháng 4, nếu em trai của tôi còn sống trong chuyến hải hành đi chung với tôi thì hôm nay em trai của tôi sẽ mừng sinh nhật thứ 45. Nhưng rất tiếc là trong chuyến hải hành đó, em trai của tôi đã phải bị hải táng trên biển đông”

Bà Mỹ Linh cũng chia sẻ rằng là một luật sư di trú của Úc, bà đã khám phá ra là nhiều quốc gia như NaUy, Úc, Hoa Kỳ… đã thay đổi luật di trú để nhận người tị nạn Việt Nam khi họ biết có quá nhiều thuyền nhân đã bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp và bỏ mình trên biển cả:

“… những con người đau khổ đó, những cái chết của họ không thể nào là những cái chết vô vọng được. Những cái chết của họ là những viên gạch lót đường cho thế giới tự do nhìn tới và mở rộng chính sách di trú để đón nhận người tị nạn Việt Nam. Không phải tự nhiên mà các nước như là Hoa Kỳ, Úc, Pháp, nhất là NaUy là một nước không có dính dáng gì đến chiến tranh Việt Nam hết, mà họ mở rộng chính sách di trú của họ để đón người Việt Nam tị nạn. Không phải tự nhiên mà chuyện đó xảy ra.

Nhưng vẫn là như vậy (nếu phải chọn lựa) vì 2 chữ Tự Do rất có giá trị, cho nên hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi tìm sự sống trong cõi chết …
Một thuyền nhân


Chính vì cái chết của hàng trăm ngàn người đã nằm xuống lòng biển cả, chính vì những câu chuyện thương tâm của những người đã từng bị hãm hiếp và của những em bé đã chết trôi nổi trên biển, chính vì những ngôi mồ tập thể vẫn còn nằm lại ở Mã Lai, ở Nam Dương, và chính vì những câu chuyện thương tâm đó mà đã tạo cơ hội cho những thuyền nhân như tôi được hưởng cái chính sách di trú rất khoan hồng của các nước như Úc, như Hoa Kỳ, và nhiều nước phương tây khác nữa…”

Dù trải qua bao nhiêu gian khổ, dù biết đã không ít người vùi thây trong lòng biển cả hay trên rừng sâu nhưng những thuyền nhân Việt Nam vẫn khẳng định là nếu phải sống dưới chế độ cộng sản thì họ sẽ không ngần ngại vượt biên một lần nữa để tìm Tự Do:

“Trên tàu của em có 34 người thì bị mất tích 32 người vì hải tặc. Trước khi mà nó hành hung và bắt cóc phụ nữ thì nó đã đâm chiếc tàu cho chìm thì mạnh ai nấy lội, ông chú ruột cũng mất tích luôn. Nhưng nếu chế độ cộng sản mà cứ đàn áp như vậy thì mình cũng phải ra đi thôi chứ không thể nào có chọn lựa được.”

“Em đi tại Cà Mau, trên ghe là 22 người, sau khi đi khuất khỏi Vòm Khoai thì bị công an biên phòng đuổi và đêm hôm đó sóng rất là lớn và đến trưa hôm sau thì gặp hải tặc Thái Lan. Nhưng vẫn là như vậy (nếu phải chọn lựa) vì 2 chữ Tự Do rất có giá trị, cho nên hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi tìm sự sống trong cõi chết …”

Hiền Vy tường trình từ Houston

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Biểu tình phản đối Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston

Biểu tình phản đối Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2010-03-26

Nguồn

Hay tại đây

Hôm thứ Năm 25-3-2010, Cộng đồng người Việt đã tập trung biểu tình phản đối việc khai trương Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Houston, tiểu bang Texas.





Photo: RFA
Biểu tình phản đối sự hiện diện của Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston. Photo by Hien Vy, RFA


Trước nguồn tin này, Cộng đồng người Việt quốc gia Houston đã kêu gọi đồng hương tham dự biểu tình để phản đối việc thành lập tòa Lãnh sự Việt Nam.


Trên dưới một ngàn người đã cùng nhau đến trước cao ốc số 5251 trên đại lộ Westheimer, nơi tòa Lãnh sự tọa lạc trên tầng lầu thứ 11, để bày tỏ thái độ cũng như đòi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng Tự do, Dân chủ và Nhân Quyền cho người dân trong nước.Hiền Vy tường trình.


Hàng ngàn người đã cùng tụ họp trên đường phố, trước một cao ốc nằm ngay bên cạnh khu thuơng mại sang trọng của thành phố Houston, để phản đối sự hiện diện của Lãnh sự quán Việt Nam trong ngày khai trương.


Khai trương Tổng lãnh sự

Hàng ngàn người đã cùng tụ họp trên đường phố, trước một cao ốc nằm ngay bên cạnh khu thuơng mại sang trọng của thành phố Houston, để phản đối sự hiện diện của Lãnh sự quán Việt Nam trong ngày khai trương.


Theo nguồn tin thì chương trình của buổi khánh thành tòa Tổng Lãnh sự bắt đầu lúc 11 giờ, nhưng chưa đến 9 giờ sáng, nhiều người tham dự biểu tình đã có mặt.


Đúng 10 giờ sáng, ngay sau lễ chào quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa, ông Trương Như Phùng, đại diện ban tổ chức đã nói lý do cuộc biểu tình là phản đối nhà nước Việt Nam đã không bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải cũng như không tôn trọng nhân quyền:


“Hôm nay chúng ta đến trước tòa Tổng Lãnh sư của Việt Cộng để đòi Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam. Tại sao người Việt Nam chống xâm lăng lại bị ở tù?”


Có đủ mọi lứa tuổi cũng như nhiều sắc dân tham dự cuộc biểu tình, từ các em sinh viên đến cụ già 98 tuổi, ngồi trên xe lăn.


Có người đến từ California. Có người đến từ những thành phố khác của tiểu bang Texas. Ông Phan Văn Phúc, một người trong phái đoàn đến từ Dallas nói rằng họ đã không ngại đường xa để cùng góp mặt với cư dân Houston phản đối tòa Tổng Lãnh sự:


“Tôi cũng là đại diện cho hội tù nhân chính trị, đến đây để phản đối tòa lãnh sự của họ mở ở đây. Mặc dù hôm nay trời lạnh nhưng mà đồng bào tới đây rất đông. Cờ vàng ba sọc đỏ đầy hết để biểu dương lực lượng để phản đối tòa lãnh sự của họ”.



Trong khi đó, cô Phạm Lưu Giang cư dân của thành phố Houston cho biết lý do cô có mặt:

“Em đến đây để tham gia vào buổi chống lại tòa lãnh sự cộng sản Việt Nam và em đứng đây với mọi người để kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam”.

Hôm nay chúng ta đến trước tòa Tổng Lãnh sư của Việt Cộng để đòi Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam. Tại sao người Việt Nam chống xâm lăng lại bị ở tù?
Ô. Trương Như Phùng


Và anh Tú thì nói sở dĩ anh tham dự biểu tình vì anh được tin là nhà nước Việt Nam đã cho nhiều người Trung quốc đến cư ngụ trên quê hương của anh nên anh phải đến để phản đối và anh mong rằng thế hệ trẻ của anh sau này sẽ tiếp nối con đường đấu tranh của thế hệ cha chú:


“Em được nghe chú bác nói là họ đã cho 50 ngàn dân Trung quốc vào nước của em ở, và em cũng có nghe về chuyện đảo Trường Sa nên em đến đây để phản đối nhà nước Việt Nam. Em rất là cảm kích các chú bác và hy vọng lớp của tụi em sau này sẽ tiếp nối các chú bác”.


Còn cụ bà Trần thị Muôn, ngồi trên xe lăn thì nói là cụ phải tham dự biểu tình để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đương thời:
“Tôi qua đây năm 1975, năm ni tôi 98 tuổi, tôi đi đây để đả đảo cộng sản Việt Nam…”


Lý do phản đối?

Ông Cooley, một cựu chiến binh Hoa Kỳ, từng chiến đấu tại Việt Nam trước năm 1975 chia sẻ rằng, ông tham dự biểu tình là để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh để bảo vệ Tự do trong cuộc chiến Việt Nam, và ông cho rằng việc Hoa Kỳ cho phép tòa Tổng lãnh sự Việt Nam thành lập tại đây là sự phản bội các chiến sĩ đã hy sinh.


Ông Cooley cũng cho rằng tòa Lãnh sự Việt Nam tại Mỹ chỉ là một cơ quan gián điệp nhằm gây khó khăn cho người Mỹ gốc Việt cũng như cho gia đình họ còn đang ở Việt Nam

Tham dự biểu tình là để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh để bảo vệ Tự do trong cuộc chiến Việt Nam, và ông cho rằng việc Hoa Kỳ cho phép tòa Tổng lãnh sự Việt Nam thành lập tại đây là sự phản bội các chiến sĩ đã hy sinh.
Ông Cooley, cựu chiến binh Hoa Kỳ



Cô Thu Nga cùng với em gái tham dự cuộc biểu tình, cũng lo ngại là tòa Tổng lãnh sự có thể làm chia rẽ cộng đồng người Việt tị nạn:


“Tụi em đến đây để biểu tình phản đối nhà nước cộng sản về chuyện nhân quyền, bỏ tù những nhà tranh đấu với là đã dâng đất dâng biển cho Tàu. Cộng đồng Việt Nam đang sinh sống an lành ở đây, bây giờ đặt tòa Tổng lãnh sự ở đây thì họ sẽ len lỏi để phá hoại cộng đồng Việt Nam”.




Một cụ bà 98 tuổi cũng tham dự cuộc xuống đường. Photo by Hiền Vy, RFA


Khoảng 11 giờ trưa, thì tin cho hay, tòa Tổng Lãnh sự của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phải âm thầm khánh thành lúc 9 giờ sáng, trên tầng lầu thứ 11 của cao ốc để tránh đối diện với đoàn người biểu tình và tất cả nhân viên của tòa lãnh sự đã đi cửa sau của cao ốc để đến một nhà hàng trong khách sạn Westin Oaks gần đó để dự tiệc mừng.


Đoàn người biểu tình đã cùng nhau kéo sang trước mặt khách sạn để hô hào phản đối. Luật sư Hoàng Duy Hùng có mặt tại chỗ và đã nhận định sự việc này như sau:

Theo thủ tục ngoại giao thì nhà nước Việt Nam phải gửi thiệp mời đến các cơ quan truyền thông báo chí của Hoa Kỳ cũng như là gửi thiệp mời đến hội đồng thành phố, gửi thiệp mời đến chính quyền liên bang và tiểu bang.
LS Hoàng Duy Hùng


“Theo thủ tục ngoại giao thì nhà nước Việt Nam phải gửi thiệp mời đến các cơ quan truyền thông báo chí của Hoa Kỳ cũng như là gửi thiệp mời đến hội đồng thành phố, gửi thiệp mời đến chính quyền liên bang và tiểu bang.


Rồi sau đó đến ngày giờ thì người ta đến chung vui thì có các vị dân cử có mật để cắt băng khánh thành, Nhưng mà ngày hôm nay cộng sản Việt Nam không có chuyện đó.


Cộng sản Việt Nam không có một viên chức ngoại giao nào đến để cắt băng khánh thành. Không có 1 viên chức nào trong hội đồng thành phố đến vì không ai được mời.


Báo chí Hoa Kỳ cũng không có. Họ chỉ được đón chào bởi một rừng Cờ Vàng ba sọc đỏ và những lời phản đối, kêu gọi tẩy chay tòa Tổng lãnh sự. Và đồng hương của chúng ta gọi đây là cái ổ của tội ác.


Cho nên nếu nói đây là một sự khai trương thì không đươc mà phải nói đây là sự mở cửa lén lút, chui rúc của một nhà nước vô nhân quyền tại Việt Nam”.


(Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)

Người Việt Houston hiệp thông cầu nguyện cho Đồng Chiêm

Người Việt Houston hiệp thông cầu nguyện cho Đồng Chiêm

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2010-03-03

Nguồn

Hay tại đây

Tối Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2010, hàng ngàn người đã tụ tập tại khuôn viên HongKong Mall thuộc khu vực Tây Nam thành phố Houston, để cùng thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm.


RFA PHOTO/ Hiền Vy

Thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm.


Thắp nến cầu nguyện

Buổi thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm do Hội đồng Liên Tôn tổ chức, với sự yểm trợ của Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston.

Trong cái lạnh bất thuờng của ngày cuối tháng 2 tại tiểu bang Texas, hàng ngàn người đã không ngại những cơn gió buốt cắt da từ miền Bắc thổi về, đã cùng nhau đến thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Đồng Chiêm. Có những cụ già tuổi đã cao mà đi đứng phải cần người giúp, đến những bé thơ 5, 6 tuổi cũng theo cha mẹ tham dự.



Đây là một cơ hội để các tôn giáo ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ những nỗi thống khổ về tôn giáo Việt Nam.
Ông Thảo.

Ai ai cũng không khỏi xúc động khi được xem video chiếu lại những cảnh tượng đã xảy ra tại Việt Nam trong những tháng ngày vừa qua. Từ vụ việc Thái Hà, đến Giáo xứ Tam Tòa rồi tu viện Bát Nhã, giáo xứ Đồng Chiêm. Đến những phiên tòa xét xử người tranh đấu cho Tư do, Dân Chủ và Nhân quyền cho Việt Nam, xét xử những sinh viên, bloggers biểu tình hay viết blog để khẳng định lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia.

Buổi lễ có sự hiện diện của đại diện các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo… Mỗi vị đều dâng lời cầu nguyện theo đức tin của tôn giáo mình:

Linh mục Vũ Thành:
“Chúng con huớng về Việt Nam quê huơng thân yêu, đang có những vi phạm nhân quyền trầm trọng. Tượng ảnh bị đập phá, làm nhục. Tín đồ bị đánh đập tàn nhẫn. Người dân thì bị oan ức, mất đất đai nhà cửa ruộng vườn. Những người xả thân tranh đấu cho nhân quyền thì bị tù đày. Thật không kể xiết nỗi thống khổ của chúng con. Kính lạy Thiên Chúa từ bi xin đoái thương ban phước cho người dân lành, sức mạnh cho các vị lãnh đạo tinh thần, sự khôn ngoan cho các người dấn thân tranh đấu để dân nước Việt Nam chúng con được an cư lạc nghiệp, lãnh thổ được bảo toàn…”

Lễ Suy Tôn Thánh Giá. RFA PHOTO/Hiền Vy.

Không phân biệt tôn giáo

Hòa thuợng Huyền Việt:
“Chúng con thành tâm cầu nguyện ơn trên tam bảo chứng minh gia hộ chư thiện thần hộ pháp, gia hộ cho bản nguyện, cho sở nguyện, sở cầu của toàn dân Việt Nam sớm thoát khỏi gông cùm độc đảng toàn trị để cho dân tộc Việt Nam có ngày vinh quang, tự do, độc lập, có được tự do tôn giáo để hành đạo, dựng nước, giữ nước và xây dựng một đất nước phú cường ở vùng Đông Nam Á.”

Một cư dân Houston tên Thảo cho biết ông tham dự buổi thắp nến vì thấy tất cả tôn giáo tại Việt Nam đều đang bị bức áp:

“Ở Việt Nam hiện nay có nhiều tôn giáo lớn nhưng tất cả các tôn giáo đều bị uất hại như nhau. Đây là một cơ hội để các tôn giáo ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ những nỗi thống khổ về tôn giáo Việt Nam. Chúng tôi là một Phật tử, nhưng chúng tôi thấy rằng đó là nổi đau chung của tâm linh cho nên chúng tôi đến tham dự buổi hiệp thông hôm nay.”



Nhìn những hình ảnh họ đập phá cây thánh giá và những tượng của đức Mẹ tôi rất đau lòng. Và những linh mục, những giáo dân bị đánh đập tôi thấy quá tàn nhẫn.
Chị Liên.


Một người khác là ông Trần Năm nói rằng ông đến buổi thắp nến để góp phần trong việc kêu gọi sự công bằng tại Việt Nam và muốn thế giới biết những gì đang xảy ra tại quê huơng của ông:

“Cộng sản đàn áp tôn giáo rồi thì đã đưa đến những sự kinh khủng cho đồng bào mình thì mình phải đi để nói lên sự công bằng và để tố cáo với quốc tế là Cộng sản lật lọng lắm. Tôi đã sống với cộng sản mấy chục năm rồi, đừng có tin họ.”

Trong khi đó, chị Liên thì nói rằng hình ảnh đập phá thánh giá làm chị đau lòng:

“Nhìn những hình ảnh họ đập phá cây thánh giá và những tượng của đức Mẹ tôi rất đau lòng. Và những linh mục, những giáo dân bị đánh đập tôi thấy quá tàn nhẫn. Tôi đến đây để đốt nến cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm và những giáo xứ bên Việt Nam đang bị bức hại.”

Hiệp thông cầu nguyện cho các tôn giáo tại Việt Nam. RFA PHOTO/Hiền Vy.


Một phụ nữ khác, tên Tuyết thì cho rằng thế giới cần biết là tại Việt Nam hiện đang không có những tự do căn bản của con người:

“Cộng sản đàn áp tôn giáo, cướp đất đánh người, hà hiếp nhân dân. Việt Nam không có tự do. Các soeur, các cha ở Đồng Chiêm bị họ đàn áp, họ đánh. Tôi đến đây để phản đối việc họ ăn hiếp dân chúng.”

Còn anh Tuấn là một phật tử thì cho biết anh đến để ủng hộ các chư tăng ni bị đàn áp tại Việt Nam:

“Em thấy trên TV và Đài nói là ở Việt Nam các Ni, các Cô, các Thầy bị nhà nước CS áp bức nên em tới đây để ủng hộ tinh thần.”

Trong tiếng nhạc lời ca của ca khúc Xót Thương Đồng Chiêm và với niềm tin vào Kito giáo, người bạn trẻ johnathon Nguyễn nói rằng hãy giữ vững niềm tin vào thượng đế, và giữ vững niềm hy vọng, mọi sự sẽ được Thiên Chúa giải quyết tốt đẹp.

Hiền Vy tường trình từ Houston.

Theo dòng thời sự:

Tình hình Đồng Chiêm một tháng sau
Đồng Chiêm: chuyến đi không thành
Đi thăm Giáo xứ Đồng Chiêm, 3 tu sinh bị công an đánh
Dư luận về việc đàn áp giáo dân ở Đồng Chiêm
Ban tôn giáo chính phủ làm gì cho Đồng Chiêm

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa - RFA

Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa

Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2010-02-12

nguon

hay tai day



Sau khi gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, Việt Nam đã có những "mâu thuẫn" với các vấn đề chính tri, truyền thông, văn hóa và môi sinh trong nước cũng như các vấn đề chủ quyền quốc gia đối với Trung quốc.


Photo by Hien Vy, RFA
Buổi hội luận về Việt Nam do đài truyền hình Việt Ngữ Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN 57.3 tổ chức tại Houton



Những mâu thuẫn đó có ảnh hưởng gì cho sự phát triển đất nước trong hiện tại và tương lai? Vào ngày thứ Bảy, 6 tháng 2 năm 2010, một buổi hội luận về Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa do đài truyền hình Việt Ngữ Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN 57.3 tổ chức tại Houton. Hiền Vy tham dự và tường trình:


Phải tự bảo vệ quyền lợi quốc gia



Các diễn giả của buổi hội luận Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa phần lớn đến từ các tiểu bang của Mỹ như Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Bình luận gia Ngô Nhân Dụng, Nhà báo Phạm Phú Thiện Giao, Luật sư Hoàng Duy Hùng, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Bình, riêng nhà báo Lê Diễn Đức thì đến từ Ba Lan. Và người điều hợp chương trình là xướng ngôn viên Hưng Yên của đài TV Tuổi Trẻ Hải Ngoại. Buổi hội luận kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ với nhiều đề tài "nóng bỏng", như vấn đề chủ quyền quốc gia, tình trạng bất lợi của Việt Nam khi giao thương với Trung Quốc, sự suy thoái về môi sinh khi khai thác tài nguyên quốc gia,... v.v.



Những nước tư bản, thường mua những tài nguyên từ các nước nghèo với giá rất rẻ rồi đem về biến hóa, xong lại đem những sản phẩm này bán lại cho chính những nơi họ đã mua với giá cao hơn vài chục lần
GS.Nguyễn Ngọc Bích


Trả lời câu hỏi là có phải "toàn cầu hóa" đã tạo ra sự không đối xứng về quyền lợi và gây ảnh hưởng xấu về môi trường tại các quốc gia chậm phát triển, và những nước này thường bị thiệt thòi, hay không, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho rằng những nước tư bản, thường mua những tài nguyên từ các nước nghèo với giá rất rẻ rồi đem về biến hóa, xong lại đem những sản phẩm này bán lại cho chính những nơi họ đã mua với giá cao hơn vài chục lần:

“Đem bán đi tài nguyên cho người ta làm thành sản phẩm tinh tế xong họ quay trở lại bán giá đắt…”

Trong khi đó bình luận gia Ngô Nhân Dụng thì cho rằng việc suy thoái môi sinh hay là sự thiệt thòi của những quốc gia chậm phát triển là do nhà cầm quyền các quốc gia đó không biết cách bảo vệ quyền lợi của họ:

“Nếu cứ tham nhũng, bất công mà không biết bảo vệ quyền lợi thì quả thật là sẽ nghèo mãi thật. Cái đó không phải lỗi ở toàn cầu hóa mà là lỗi ở chính mình đã không biết tự bảo về quyền lợi.”

Liên quan về chủ quyền quốc gia, có quan điểm cho rằng Việt Nam cần thân thiện, sát cánh cộng tác với Trung Quốc trong mọi lãnh vực vì Trung Quốc ở ngay bên cạnh, trong khi Tây phương thì quá xa và câu "nước xa không cứu được lửa gần" đã được đưa ra bàn luận. Luật sư Hoàng Duy Hùng cho rằng lý luận này là của những người đã bị Bắc Kinh khống chế:

“Nói câu nói đó là ngả về phía Trung Cộng, là vì bị Trung Cộng kiểm soát hết rồi”



Việc suy thoái môi sinh hay là sự thiệt thòi của những quốc gia chậm phát triển là do nhà cầm quyền các quốc gia đó không biết cách bảo vệ quyền lợi của họ
Ô.Ngô Nhân Dụng

Còn ý kiến của thạc sĩ Quốc Bình là lý luận này giống như dùng dầu để chữa lửa

“Nếu vì đó mà thân Trung Quốc là như dùng dầu để chữa lửa luôn”

Ý kiến của GS Nguyễn Ngọc Bích là cần phải "khu vực hóa" vấn đề tranh chấp, tức là Việt Nam cần dựa vào khối ASEAN, trong những vấn đề tranh chấp chủ quyền quốc gia để chống lại sự khống chế của Trung Quốc.

“Trong toàn cầu hóa có một vấn đề rất quan trọng đối với Việt Nam đó là "khu vực hóa" tức là phải làm bạn với những nước Asian để có một cách chống đỡ lại Trung Quốc”


photo
Các diễn giả của buổi hội luận Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa ở Houston.Từ trái: Anh Hưng Yên đài T.Hình, nhà báo Thiện Giao, Giáo sư TS. Nguyễn Ngọc Bích, ông Ngô Nhân Dụng, nhà báo Lê Diễn Đức và Thạc sĩ Nguyễn Quốc Bình.


Trong phần thảo luận về thành quả của chủ trương Kinh Tế Thị Trường theo Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của Việt Nam, một câu hỏi được nêu ra là với một nền kinh tế còn yếu kém, và một hệ thống luật pháp không hoàn thiện, thì Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã sửa chữa được những gì trong thời gian qua. Nhà báo Thiện Giao nói rằng, theo ông thì VN chẳng sửa chữa được gì nếu không muốn nói là Hà Nội đã tạo ra nhiều vấn đề hơn, và nếu Việt Nam không thay đổi cơ chế chính trị thì kinh tế sẽ không phát triển được vì nhóm "đặc quyền, đặc lợi" đang chi phối nền kinh tế VN mà hệ lụy là nạn tham nhũng ngày càng gia tăng.

“Tôi không nghĩ là Việt Nam đã sửa chữa được gì mà trái lại còn tạo nhiều vấn đề hơn trong quá trình toàn cầu hóa. Cho tới ngày nào Việt Nam không có ý thức cải cách về mặt chính trị thì kinh tế Việt Nam không thể phát triển”



Cần phải "khu vực hóa" vấn đề tranh chấp, tức là Việt Nam cần dựa vào khối ASEAN, trong những vấn đề tranh chấp chủ quyền quốc gia để chống lại sự khống chế của Trung Quốc.
GS.Nguyễn Ngọc Bích


Tác hại của truyền thông một chiều

Trong đề tài về vai trò của truyền thông trong bối cảnh toàn cầu hóa, các diễn giả cũng thảo luận về ảnh hưởng của sự kiểm soát các cơ quan truyền thông trong nước, ông Lê Diễn Đức nhắc đến sự quan trọng của truyền thông trong sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản tại Ba Lan:

“Và giòng thông tin tự do của người Việt hải ngoại rất quan trọng trong công cuộc tranh đấu dân chủ này”

Nhà báo ThiệnGiao đã nói rằng "nhật ký cá nhân" của giới blogger là những nguồn thông tin được nhiều người trong nước đón đọc để biết những tin tức mà Hà Nội cố tình bưng bít. Theo ông thì vai trò của các nhóm truyền thông độc lập này rất quan trọng trong việc phổ biến tin tức trung thực.


Bắt bớ và giam cầm các bloggers là điều đáng tiếc, điển hình là trường hợp blogger Điếu Cày.

“Tháng 12 năm 2007 là thời điểm rất quan trọng bởi vì ngày đó, tất cả những người từ nhà báo, trí thức, đến thanh niên sinh viên học sinh đã làm quen với nhau trên thế giới ảo, nói với nhau về Trường Sa Hoàng Sa rồi họp nhau lại trên những con đường ở Sàigon, ở Hà Nội để khẳng định rằng Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Và cũng ngày đó thì blogger Điếu Cày bị bắt. Điếu Cày là người đầu tiên nói được cái giá trị của blogger”



Việt Nam cần sửa sai vì họ mang nặng mặc cảm tự tôn nên để mất nhiều cơ hôi quý báu. Hoa Kỳ đã sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam vào WTO, làm chủ tịch luân phiên Hôi Đồng Bảo An LHQ nhưng Việt Nam không làm được gì cả để thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc trong thời kỳ vừa qua
GS.Nguyễn Ngọc Bích


Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã đề nghị nhà nước Việt Nam cần sửa sai vì họ mang nặng mặc cảm tự tôn nên để mất nhiều cơ hôi quý báu. Hoa Kỳ đã sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam vào WTO, làm chủ tịch luân phiên Hôi Đồng Bảo An LHQ nhưng Việt Nam không làm được gì cả để thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc trong thời kỳ vừa qua; Ông cũng nói thêm là Việt Nam cần tăng cường huấn luyện nhân công vì các công nghệ tân tiến không tìm được công nhân đủ khả năng tại Việt Nam mà điển hình là Hãng Intel đã phải tuyển công nhân ngoại quốc thay vì tuyển công nhân Việt Nam, và Việt Nam phải có một chính sách thu hút nhân tài người Việt hải ngoại thành thực

“Mỹ đã giúp Việt Nam rất nhiều, giúp Việt Nam vào trong Liên Hiệp Quốc, giúp Việt Nam vào WTO... nhưng Việt Nam hoàn toàn yên lặng, chẳng làm gì trong thời gian là chủ tịch bảo an Liên Hiệp Quốc”




Chế độ độc đảng và Hà Nội đang gia tăng đàn áp tiếng nói của những người không đồng chính kiến, nhà nước Việt Nam đang đưa dân tộc xa dần với thế giới bên ngoài dù đã gia nhập vào WTO


Thảo luận về tâm lý an phận và vai trò của sự ổn đinh chính trị trong bối cảnh toàn cầu hóa, một người tham dự phát biểu là người dân trong nước hiện đang bằng lòng về cuộc sống hiện tại và họ như không mong muốn điều gì bất ổn xảy ra vì tin rằng họ đang có tự do. Ông Lê Diễn Đức nói rằng sở dĩ có người bằng lòng với cuộc sống hiện tại vì họ không có thông tin đa chiều, nên không biết sự thật. Ông Nguyễn Quốc Bình cũng cho rằng quan điểm đó là kết quả của sự bưng bít tin tức mà Hà Nội đang triệt để áp dụng:

“Đó là kết quả của cộng sản tuyên truyền cho chế độ. Họ tuyên truyền như là ngày xưa thì bị bóp chẹt 10 nay chỉ còn 8... thở được 2 mà, sao không vui được!...”

Sau buổi hội luận nhiều người cho rằng với chế độ độc đảng và Hà Nội đang gia tăng đàn áp tiếng nói của những người không đồng chính kiến, nhà nước Việt Nam đang đưa dân tộc xa dần với thế giới bên ngoài dù đã gia nhập vào WTO. Và với hệ thống truyền thông một chiều như hiện tại, thì không biết tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu khi đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện tại.

Hiền Vy, tường trình từ Houston


Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa

Moi bam vao tua bai de nghe am thanh

Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2010-01-20


Nguon

Để tưởng nhớ những chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến với Trung Quốc năm 1974, hàng trăm người đã tham dự buổi lễ Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa tại Houston vào chiều 17 tháng 1, đánh dấu 36 năm Trung Quốc xâm chiếm đất biển thuộc chủ quyền Việt Nam.









RFA photo
Tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa


Tưởng nhớ và biết ơn

Dưới làn khói hương nghi ngút với tiếng chiêng trống cổ truyền, hàng trăm người ngậm ngùi tưởng nhớ đến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì tổ quốc tại hải đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, khi tên họ được xướng đọc:

"74 anh hùng tử sĩ Hoàng Sa, những người con yêu của tổ quốc, những người lính biển đã ra đi và không bao giờ trở lại. Người thì ở lại Hoàng Sa cùng với hộ tống hạm HQ-10 để làm chứng tích cho chủ quyền của đất nước trên vùng lãnh hải này.

Người thì trôi dạt trên biển cả, tất cả đã chìm sâu trong lòng của biển mẹ Việt Nam... Hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm HQ-10, tử trận tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974..."




Mặc dù thế lực của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy rất yếu so với hải quân Trung quốc, nhưng với sự can đảm và lòng yêu tổ quốc, những chiến sĩ ViệtNam đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Ô. Nguyễn Ngọc Giang



Trong phần phát biểu của minh, cựu thiếu tá Hải quân Nguyễn Ngọc Giang, người đã tham dự cuộc hải chiến Hoàng Sa nói rằng, mặc dù thế lực của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy rất yếu so với hải quân Trung quốc, nhưng với sự can đảm và lòng yêu tổ quốc, những chiến sĩ ViệtNam đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và đã gây không ít thiệt hại cho Trung Quốc:

"... khi các chiến sĩ biệt hải và người nhái đổ bộ lên, mặc dù đối diện với một lực lượng quá đông nhưng các anh em đã không chùn bước.

Kết quả trận chiến là phía ta có một chiến hạm bị chìm, đó là HQ-10. Ba chiến hạm bị hư hại, 74 chiến sĩ hy sinh, 28 quân nhân bị thương, 48 quân nhân bị TQ bắt giữ, trong số đó có cả bộ binh, địa phương quân và hải quân.


Về phía Trung cộng, có 2 chiến hạm bị bắn chìm, 2 chiến hạm bị hư hại nặng. Số quân nhân TC bị tử thương gồm có 4 hạm trưởng, thì có 3 đại tá, 1 trung tá và tư lệnh mặt trận, tức là tư lệnh phó hạm đội Nam Hải cùng toàn bộ tham mưu của ông đều bị tử thương, gồm có 1 đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy. Và 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến thì hoặc là bị chìm hoặc bị phá hủy sau đó"



Cần hành động



Trong số hàng trăm người tham dự, có cựu thiếu tá Đặng Nhân Khang của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, ông đã xúc động khi nhắc lại cuộc chiến đấu anh dũng của những chiến sĩ đã vị quốc vong thân trong cuộc hải chiến nầy. Và ông nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam ngày nay cần hành động mạnh hơn để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, chứ không thể chỉ lên tiếng phản đối lấy có như người phát ngôn Nguyễn Phương Nga của Việt Nam đã chỉ nói rằng "Trung quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng làm phức tạp thêm tình hình biển Đông" mà thôi:


Trong nước và hải ngoại nên có tin tức về cuộc chiến Hoàng Sa, như những tài liệu của chương trình hôm nay cho giới trẻ biết nhiều thêm để cùng nhau giữ mảnh đất mà cha anh đã đổ biết bao xương máu …
Cô Hiền Nguyễn



"Sự thực thì nhà nước Việt Nam chỉ làm lấy lệ thôi. Chứ đúng ra thì họ phải dựa vào công pháp quốc tế và họ phải đưa ra những văn bản, những lời nói hay những qui ước để phản kháng thì mới đủ. Chúng tôi, đồng bào hải ngoại cũng sẽ tiếp tay..."

Có rất nhiều người trẻ tham dự, trong đó có cô Hiền Nguyễn, mà thân sinh của cô là một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cô cũng đồng ý với ông Khang và cô nói rằng giới trẻ như cô cần phải biết về cuộc chiến Hoàng Sa để cùng nhau gìn giữ đất nước:

"Bà (Nguyễn Phương Nga) phản đối thì em không biết có thực sự mạnh mẽ hay là có áp lực gì không bởi vì chống đối để lấy lệ hay sao đó, tại vì hiện giờ Trung quốc vẫn ngang nhiên nói đó sẽ là nơi du lịch sau này của họ.

Thành ra em nghĩ, trong nước và hải ngoại nên có tin tức về cuộc chiến Hoàng Sa, như những tài liệu của chương trình hôm nay cho giới trẻ biết nhiều thêm để cùng nhau giữ mảnh đất mà cha anh đã đổ biết bao xương máu ..."


36 năm đã trôi qua nhưng tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn được nhắc đến mỗi khi tháng Giêng về, nhất là những năm gần đây, khi Trung Quốc đang có kế hoặch phát triển du lịch tại đảo Tây Sa, là quần đảo mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

Và trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 cũng được người Việt hải ngoại kể cho nhau nghe như là một trận Bạch Đằng Giang của thế kỷ 20.

"Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 đã đi vào lịch sử. Việc thành hay bại, hơn hay thua không còn được đặt nặng, song nhu cầu tìm hiểu sự thật để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê cha đất tổ. Những mong sự hy sinh cao cả của những anh hùng này được vun đúc lòng yêu đất nước Việt Nam và tinh thần chống ngoại xâm của các thế hệ hôm nay và mai sau"

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Cộng đồng Houston chia vui với Nghị viên đắc cử gốc Việt

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Nguồn

Cộng đồng Houston chia vui với Nghị viên đắc cử gốc Việt

Hiền Vy, phóng viên RFA
2009-12-22


Mùa bầu cử năm 2009 tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, vừa kết thúc cách đây hơn một tuần. Trong số những ứng cử viên đắc cử vào các chức vụ quan trọng của thành phố, có một người Việt Nam, là luật sự Al Hoàng, tên Việt là Hoàng Duy Hùng.



Photo: RFA
Luật sư Hoàng Duy Hùng cùng với phu nhân và các con


Niềm vui và sự hãnh diện

Ông đã cùng gia đình rời khỏi quê hương Việt Nam năm 1975, lúc mới mười ba tuổi. Người Việt quốc gia tại Houston đã ủng hộ ông nhiệt tình trong cuộc chạy đua vào chức vụ Nghị viên thành phố. Đây là một chức vụ rất quan trọng vì Houston là thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ và cũng là thành phố được mệnh danh là đa văn hóa, đa sắc dân cư ngụ.

Vào tối Chủ Nhật, ngày 20 tháng 12, Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston đã tổ chức một buổi tiệc mừng để cám ơn cử tri cũng như những vận động viên và đồng hương.

Trong tiếng reo hò mừng vui của trên dưới 1 ngàn người tham dự buổi tiệc, tân nghị viên thành phố Houston, luật sư Hoàng Duy Hùng cùng với phu nhân và các con đã “trình diện” những người giúp ông đắc cử. Nghị viên Al Hoàng đã xúc động nói lên lời cảm tạ:

“Chúng tôi ngày hôm nay có được niềm vui và sự vinh dự này là do sự thương yêu của tất cả quí vị. Quí vị đã cùng với chúng tôi đi vận động; người thì đóng góp tài chánh, người thì đóng góp tinh thần, người thì góp lá phiếu. Nói chung mọi người đều coi cuộc tranh cử này là của chính mình. Nhiều khi trong đêm, vợ chồng chúng tôi ngồi trăn trở, nghĩ rằng, mình lo nhưng biết là có người còn lo hơn tôi, còn mất ngủ hơn tôi … Nếu không có tình thương thì chắc chắn không có những trường hợp như vậy …”



Đây là một chức vụ rất quan trọng vì Houston là thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ và cũng là thành phố được mệnh danh là đa văn hóa, đa sắc dân cư ngụ.

Trong số người tham dự có những đảng viên Đảng Cộng Hòa, như judge Ed Emmet, giám đốc ngoại vụ Bill Calhoun … cũng có những vị dân cử Đảng Dân Chủ, như dân biểu Hubert Võ, cũng như những người vừa tái đắc cử trong những chức vụ khác như Ủy viên hội đồng học chính khu Alief, Hồ Thanh Nghị, nghị viên Jolanda Jones v.v… Mọi người đã thân thiện chung vui với gia đình của nghị viên Al Hoàng cũng như với cộng đồng người Việt Houston:

“Chúng tôi xin chúc mừng ông, chúng tôi biết ông sẽ làm rất tốt công việc ông sắp đảm nhiệm … Nếu ông cần gì xin cho chúng tôi biết…”

Đứng bên cạnh chồng cùng với các con trên sân khấu, trong chiếc áo dài Việt Nam, phu nhân tân nghị viên Hoàng Duy Hùng cười rạng rỡ khiến người tham dự tưởng như trong suốt cuộc tranh cử, bà đã không hề có một chút ưu phiền nào. Bà Bích Trâm đã chia sẻ điều đó:

“Tôi rất vui vì anh Al Hoàng là người Việt Nam đầu tiên được đắc cử vào chức Nghị viên thành phố. Và vui nhất là tôi thấy được sự yêu thương của của tất cả quí đồng hương dành cho anh Hùng và ủng hộ anh Al Hoàng. Việc đắc cử của Al Hoàng như là để đáp lại sự yêu thương của mọi người.

Bà cũng khuyến khích giới trẻ nên mạnh dạn đi vào dòng chính:

“Tôi tin rằng sẽ còn rất nhiều, rất nhiều tân nghị viên hội đồng thành phố nữa. Nếu các bạn trẻ mạnh dạn bước ra và đi theo đường anh Al Hoàng thì tôi tin chắc là các bạn sẽ thành công như anh Al Hoàng ngày hôm nay”

Không quên nguồn cội

Cũng trong niềm hân hoan, ông James Lê Quỳnh, trưởng ủy ban vận động của Tân Nghị Viên thành phố, chia sẻ lý do ông đã ủng hộ luật sư Hoàng Duy Hùng:

Với những người trẻ chúng tôi, ngoài công việc cho cộng đồng, chúng tôi cũng dành thì giờ để chiến đấu, để tranh giành Tự Do cho quê hương đất nước chúng ta.
Ô. James Lê Quỳnh

“Có thể nói luật sư Hoàng Duy Hùng là một chiến sĩ dù anh chưa từng ở trong quân đội nhưng anh đã âm thầm chiến đấu. Chúng tôi cùng lứa tuổi với nhau nên sau trận chiến 1975, chúng tôi ở lứa tuổi mười mấy, tuy không hiểu được chính sách của cộng sản thời đó nhưng do biến cố 1975, chúng tôi có mặt tại xứ Mỹ này thì chúng tôi cũng là những người sống với hậu quả của chiến tranh Việt Nam như những người Việt khác.

Với những người trẻ chúng tôi, ngoài công việc cho cộng đồng, chúng tôi cũng dành thì giờ để chiến đấu, để tranh giành Tự Do cho quê hương đất nước chúng ta. Tuy đã qua đây sinh sống trên 34 năm, nhưng không bao giờ chúng tôi quên những người đồng hương, những đồng bào của chúng tôi ở Việt Nam bây giờ”


Trước nhận định của các nhà phân tích chính trị cho rằng việc LS Hoàng Duy Hùng đắc cử đã như là một “thông điệp” của người Việt Quốc gia, gửi cho nhà nước Việt Nam. Là dân tị nạn luôn ủng hộ các ứng viên có quá trình tranh đấu cho Tự Do, Dân chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam, ông Trịnh Du, trưởng ban gây quĩ cuộc vận động tranh cử của LS Hoàng Duy Hùng xác nhận:

“Cái đó là đúng sự thật 100%. Luật sư Hoàng Duy Hùng là người đấu tranh cho Tự do Dân chủ mấy chục năm nay, từ năm 1984 cho đến nay. Bây giờ bước vào chính giới của Hoa Kỳ, với chức vụ Nghị viên thành phố.”

Và ông Nguyễn Công Bằng cũng đồng ý điều này:

“Đây là một điều vui chung cho cả Cộng đồng Việt Nam vì có thêm một người trẻ đi vào dòng chính. Và anh Hoàng Duy Hùng là một người đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ cho Việt Nam. Sự thành công của anh Hùng trong việc đi vào dòng chính sẽ là một khích lệ cho giới trẻ Việt Nam để họ có thể đóng góp cụ thể hơn trên đất nước này và đồng thời cũng là cơ hội để có tiếng nói đấu tranh một cách thiết thực hơn cho vấn đề tranh đấu vì đất nước và dân tộc Việt Nam, ở Việt Nam”

Trong niềm hân hoan của cộng đồng người Việt tại Houston, chúng tôi xin mượn lời phát biểu của vài người tham dự để kết thúc bài phóng sự này:

“Chúng tôi là đồng bào tại thành phố Houston này, rất lấy làm hãnh diện cho cộng đồng người Việt Nam có một người tuổi trẻ như luật sư Hoàng Duy Hùng được đắc cử vào chức vụ nghị viên của thành phố”

“Tôi rất tự hào khi có một người Việt Nam như ông Hoàng Duy Hùng đã đắc cử …”



Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Người Mỹ gốc Việt đắc cử Nghị viên thành phố Houston

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Người Mỹ gốc Việt đắc cử Nghị viên thành phố Houston

Nguồn

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2009-12-15




Trong cuộc bầu cử gay go năm nay tại thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, Luật sư Hoàng Duy Hùng, một người Mỹ gốc Việt đã đắc cử vào chức Nghị Viên Thành Phố.




LS Hoàng Duy Hùng cùng gia đình mừng đắc cử chức Nghị viên thành phố Houston hôm 12-12-2009. Photo courtesy Tran Tri

Cuộc bầu cử bắt đầu từ ngày 3 tháng 11 nhưng kết quả của lần bầu cử đó, có nhiều chức vụ phải bầu lại vì ứng viên có nhiều số phiếu đã không đạt được 51%. Và ngày bầu cử lần thứ 2 này đã diễn ra vào thứ Bảy 12-12 vừa qua.


Trong số những chức vụ phải bầu lại, có chức thị trưởng và nhiều nghị viên.

Thành phố Houston có 14 nghị viên, trong số này 5 nghị viên được tất cả dân thành phố bầu chọn và 9 nghị viên khác chỉ ứng cử trong từng khu vực.


Tháng 12 năm 2009 có lẽ là tháng rất đặc biệt cho người Việt tại thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas. Vào ngày 4 tháng 12, Houston đã có một cơn bão tuyết đi qua. Tuyết rơi trên 4 giờ đồng hồ và đã đọng lại trên mái nhà, trên cây cỏ.

Đây là một sự kiện rất hiếm hoi cho thành phố nắng ấm miền Nam nước Mỹ. Người ta bảo rằng cách đây trên 50 năm, Houston đã có một lần tuyết rơi khá nhiều nhưng lúc đó chưa có người Việt sinh sống.

Lần này câu chuyện tuyết rơi được bàn tán khắp nơi trong những cuộc gặp gỡ của cư dân Houston. Cho đến tối thứ Bảy, ngày 12 tháng 12 thì người Houston lại nói về việc đắc cử của một thị trưởng mới và của một nghị viên thành phố người Mỹ gốc Việt.

Tại khu vực F của Houston, nơi có rất đông người Việt cư ngụ, 1 trong 7 ứng viên chức nghị viên thành phố là luật sư Hoàng Duy Hùng. LS Hoàng Duy Hùng đã là 1 trong 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất trong lần bầu cử đầu, nên ông và đối thủ của ông là luật sư Mike Laster là 2 ứng viên được cử tri bầu lại để chọn 1.

LS Hoàng Duy Hùng đã thắng cử với số 52,8% của tổng số cử tri đi bầu lại. Ông cho biết thành phần cử tri gồm có:

“Theo số liệu của Hạt Harris, bỏ phiếu vòng 2 kỳ này trong Khu Vực F gồm có 5% Hispanic, 10% da đen, 20% Á Châu và 65% da trắng”.



Quan điểm tranh cử

Trong thời gian vận động tranh cử, các cơ quan truyền thông địa phương cho biết có lẽ cuộc tranh cử giữa LS Hoàng Duy Hùng và đối thủ của ông là cuộc tranh đua rất thân thiện, ứng cử viên đã không bôi bác nhau, một việc mà ít có cuộc tranh cử nào tránh được. LS Hùng cho biết về điểm này như sau:

“Khi ra tranh cử tôi có mời tất cả ứng cử viên trong khu vực đến và chúng tôi có đưa ra một đề nghị là mọi người đều lo làm sao xây dựng một cộng đồng vững mạnh và đặc biệt Houston là một thành phố quốc tế lớn, có đa văn hóa và đa sắc dân cho nên tôi đề nghị là không nên tấn công nhau bất cứ một điểm nào, không nên nói xấu nhau, không nên vạch cho người ta thấy những khác biệt văn hóa để công kích, vì như vậy sẽ khó hàn gắn sau này.

Sau khi nghe trình bày, thì tất cả những ứng cử viên đều đồng ý. Dù vậy, trong cuộc tranh cử, khi thấy cá nhân tôi có số điểm cao, vài ứng cử viên khác đã công kích tôi, nhưng tôi chỉ lặng thinh.

Sau vòng đầu, những người công kích tôi đã bị loại ra khỏi rồi thì đến vòng thứ 2, thì giữa tôi và ông Mike Laster, là một luật sư da trắng lâu năm, đầy kinh nghiệm. Chúng tôi cũng quyết định là không tấn công lẫn nhau.

Cho nên đó là lý do tại sao nhật báo Houston Chronicle đã nói là cuộc tranh cử giữa tôi và luật sư Mike Laster là cuộc tranh cử êm ái nhất so với các cuộc tranh cử khác và là cuộc tranh cử có lẽ là tích cực nhất, không có bới móc và vì như vậy có lẽ đây là một cuộc tranh cử thành công không phải cho cuộc tranh cử mà là cho cộng đồng người dân và cử tri tại nơi đây”.


Cô Bạch Hạc, một người trong ủy ban vận động tranh cử của LS Hoàng Duy Hùng cho biết lý do cô đã giúp LS Hùng trong cuộc chạy đua vào chức nghị viên thành phố vì ông Hùng là một người trẻ, rất năng nổ với cộng đồng người Việt, và theo cô, thì đa số người Mỹ gốc Việt đi bầu tại khu vực F đã dồn phiếu cho LS Hoàng Duy Hùng:

“Những người nào đi bầu được thì đa số đều bầu cho luật sư Hoàng Duy Hùng. Và cũng nhờ ban vận động tranh cử của luật sư Hoàng Duy Hùng làm việc rất là hăng say với mục đích tối hậu là làm sao để cho LS Hoàng Duy Hùng đắc cử kỳ này”.

Tham dự vào dòng chính

Với niềm hạnh phúc của sự đắc cử đang còn rất mới mẻ, LS Hoàng Duy Hùng cũng cho biết là người Mỹ gốc Việt nên tham dự vào dòng chính để có tiếng nói trong xã hội:

“Chúng ta là một sắc dân Á Châu lớn nhất tại Houston nên chúng ta cần có nhiều người dấn thân vào sinh hoạt chính để có tiếng nói mạnh mẽ trong tất cả vị trí chính trị, từ Khu Học Chánh đến Nghị Viên, từ Dân Biểu đến Thượng Nghi Viện”.

Ông cũng khuyến khích những bạn trẻ tham dự vào dòng chính của Hoa Kỳ. Theo ông, khi một người trẻ muốn đi vào con đường này thì thế hệ cha, anh sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Và cô Bạch Hạc cũng cùng chung ý kiến:

“Các em trẻ mà muốn đi vào dòng chính thì hãy mạnh dạng mà vào, mình muốn thì sẽ làm được. Và đó là điều mà LS Hoàng Duy Hùng đã chứng minh. Không phải chỉ riêng cá nhân LS Hoàng Duy Hùng, mà tôi nghĩ là ai ra ứng cử cũng sẽ được đông đảo đồng bào mình ủng hộ”.

Tưởng cũng nên nhắc lại là năm 1992, LS Hoàng Duy Hùng đã về nước hoạt động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, ông đã bị bắt và bị tù biệt giam 15 tháng. Trả lời câu hỏi là có sự khác biệt gì giữa việc tranh cử và bầu cử tại Việt Nam và Hoa Kỳ, LS Hoàng Duy Hùng cho biết:

“Ở Việt Nam, Đảng cử dân bầu, và chỉ có 1 Đảng. Ở đây, các ứng cử viên tự phấn đấu, muốn vào đảng nào cũng được, không vào đảng nào cũng không sao, nhưng các cử tri biết nên bỏ cho ai và họ có quyền lựa chọn.

Đặc biệt là trước ngày bầu cử, những cơ quan truyền thông loan tin rất rộng rãi. Họ bàn tán, phê bình, chỉ trích để các ứng cử viên có cơ hội giải đáp cũng như là để cử tri theo dõi để biết ai xứng đáng. Đó là một sự khác biệt rất lớn.

Ở Hoa Kỳ, người ta nói rằng cuộc bầu cử là một cuộc bầu cử tự do đầy đủ nhưng ở Việt Nam thì là một sự áp đặt trong cuộc bầu cử ”.


Đối với nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Houston, sự đắc cử của Luật sư Hoàng Duy Hùng còn có một ý nghĩa rất đặc biệt, như là một thông điệp chính trị của những người tỵ nạn, yêu chuộng Tự do Dân chủ cho ViệtNam, gửi cho công luận vì Luật Sư Hùng là người đã từng hoạt động hăng say cho phong trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam và đã từng bị nhà nước Vietnam cầm tù trong những năm 1993, 1994.

(Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)