Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

Phạm Thanh Nghiên và giải thưởng Hellman Hammett

Mời bấm vào tựa bài để nghe âm thanh



Phạm Thanh Nghiên và giải thưởng Hellman Hammett

Hiền Vy , thông tín viên RFA
2009-10-16


Sau hơn một năm bị bắt giam với tội danh “Tuyên truyền chống đối nhà nước” vào ngày 18 tháng 9 năm 2008 thì đến đầu tháng 10 năm nay, người thiếu nữ can trường có tên Phạm thanh Nghiên đã được Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải Hellman Hammett năm 2009.


Hellman Hammett là một giải thưởng quốc tế để vinh danh những người đang sống dưới chế độ độc tài chuyên chế, không chấp nhận những ngòi bút đối kháng.




Người thiếu nữ can trường có tên Phạm thanh Nghiên đã được Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải Hellman Hammett năm 2009


Những người can đảm viết lên sự thật dưới những chế độ độc tài đó, thường bị sách nhiễu, đàn áp và có người còn bị giam cầm không được xét xử như trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên.

Biệt giam không xét xử không cho tiếp xúc chỉ vì nói đụng đến TQ?

Trên 20 công an và nhân viên an ninh của thành phố Hải Phòng đã đến tư gia của bà Nguyễn thị Lợi để áp giải và bắt giam con gái của bà là cô Phạm thanh Nghiên vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, lúc cô Nghiên đang ngồi toạ kháng trước hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng”. Cho đến nay, sau hơn một năm trời bị bắt giam, người nhà của cô Phạm Thanh Nghiên vẫn chưa được thăm nuôi một lần.

Trong cùng khoảng thời gian vào tháng 9 năm ngoái, nhiều nhà dân chủ khác cũng đã bị bắt giam và đã ra tòa vào đầu tháng 10 năm nay với những bản án từ 6 năm tù ở và 3 năm quản chế cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, đến kỹ sư Phạm văn Trội 4 năm tù ở, 4 năm quản chế, rồi 3 năm tù ở và 3 năm quản chế cho sinh viên Ngô Quỳnh … nhưng riêng cô Phạm Thanh Nghiên thì vẫn bị biệt giam mà chưa có ngày xét xử


Trên 20 công an và nhân viên an ninh của thành phố Hải Phòng đã đến tư gia của bà Nguyễn thị Lợi để áp giải và bắt giam con gái của bà là cô Phạm thanh Nghiên vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, lúc cô Nghiên đang ngồi toạ kháng trước hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng”.


Trả lời phóng viên Đỗ Hiếu của đài RFA trước nguồn tin cô Phạm Thanh Nghiên được giải thưởng Hellman Hammett của Human Rights Watch, bà Nguyễn thị Lợi khẳng định là việc làm của con gái bà là đấu tranh cho nhân quyền, cho tổ quốc chứ không hề có gì sai trái:

“Con tôi nó tham gia đấu tranh cho nhân quyền của mọi người dân, cho tổ quốc chúng tôi vì ai cũng có quyền hưởng những cái đó. Con tôi nó chỉ nói sự thật thôi cho nên cái đó là cái mà tôi cũng tự hào. Xã hội có cái gì thì nó nói sự thật, thí dụ cháu nó bảo Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam thì đúng là của Viêt Nam chứ còn của ai nữa! Sự thật, cháu nói sự thật!”

Từ Lạng Sơn, anh Nguyễn Tiến Nam, người đã từng tham gia những cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, nói rằng, Phạm thanh Nghiên là một thiếu nữ rất can trường:

“Chị Phạm thanh Nghiên là một phụ nữ dấn thân để theo con đường đấu tranh cho Dân chủ, Tự do cho đất nước Việt Nam. Chị là một người phụ nữ rất là can trường. Chị có một tấm lòng yêu nước rộng mở. Công việc và hành động của chị là mong muốn mang lại một cái gì tốt đẹp cho đất nước, cho xã hội, cho dân tộc Việt Nam”

Chị Phạm thanh Nghiên là một phụ nữ dấn thân để theo con đường đấu tranh cho Dân chủ, Tự do cho đất nước Việt Nam. Chị là một người phụ nữ rất là can trường. Chị có một tấm lòng yêu nước rộng mở. Công việc và hành động của chị là mong muốn mang lại một cái gì tốt đẹp cho đất nước, cho xã hội, cho dân tộc Việt Nam
Anh Nguyễn Tiến Nam


Đề cập đến việc cô Phạm Thanh Nghiên vị bắt giữ hơn một năm nay mà chưa được xét xử, cô Như Ngọc, hiện đang ở Hà Nội cho rằng:

“Theo em thì việc giam giữ cô Thanh Nghiên như vậy là trái phép bởi vì là việc làm của cô không có gì là vi phạm pháp luật cả. Việc bày tỏ chính kiến và nói lên sự thật hiển nhiên là Hoàng Sa và Trường Sa là cuả Việt Nam thì không có gì là chống phá nhà nước”

Yêu Đảng thì được yêu nước là phản động là phá hoại an ninh quốc gia

Và anh Nguyễn tiến Nam thì nhận định :

Trong một năm trời bắt chị, nhà cầm quyền CSVN không tìm được chứng cứ hay một cái tội nào đó để gán ghép, để chụp mũ cho chị để đưa chị ra xét xử nên họ còn giam giữ chị. Đó là một cái điều thật là đau lòng, đáng thương cho một đất nước khi mà một người dân nói lên lòng yêu nước, muốn xây dựng một xã hội có dân chủ, có công bằng, văn minh thật sự thì bị truy chụp là phản động, là chống đối rồi lại rất nhiều cái tội khác mà đảng Cộng sản đã chụp mũ lên đầu những người dám đứng lên đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đất nước Việt Nam”

Theo em thì việc giam giữ cô Thanh Nghiên như vậy là trái phép bởi vì là việc làm của cô không có gì là vi phạm pháp luật cả. Việc bày tỏ chính kiến và nói lên sự thật hiển nhiên là Hoàng Sa và Trường Sa là cuả Việt Nam thì không có gì là chống phá nhà nước
Cô Như Ngọc, Hà Nội

Và anh Nam cũng nói thêm là nếu sống trong một xã hội khác, có lẽ Phạm Thanh Nghiên sẽ được tưởng thưởng thay vì bị bắt giam:

“Chị Phạm Thanh Nghiên bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam hơn một năm nay vì cái tội yêu nước mà nếu ở một xứ sở có Tự Do, Dân chủ, Nhân quyền và quyền con người được tôn trọng thì chị Phạm thanh Nghiên đáng ra phải được thưởng huân chương, được bang khen về tấm lòng yêu nước, về sự can trường của chị, nhưng trong một xã hội chế độ đảng cộng sản độc tài cầm quyền và họ chuyên quyền thì lòng yêu là một sự vi phạm pháp luật”

Khi mà một người dân nói lên lòng yêu nước, muốn xây dựng một xã hội có dân chủ, có công bằng, văn minh thật sự thì bị truy chụp là phản động, là chống đối rồi lại rất nhiều cái tội khác mà đảng Cộng sản đã chụp mũ lên đầu những người dám đứng lên đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đất nước Việt Nam
Anh Nguyễn Tiến Nam


Khi được tin cô Phạm Thanh Nghiên được giải thưởng Hellman Hammett của cơ quan giám sát nhân quyền, cô Như Ngọc, cho rằng Phạm Thanh Nghiên xứng đáng với giải thưởng đó

“Khi được biết tin cô Phạm Thanh Nghiên nhận được giải thưởng này thì em rất vui. Cùng với những người khác thì em thấy là cô Nghiên xứng đáng nhận được giải thưởng.
Em được biết giải thưởng này vinh danh những cây bút trên thế giới dũng cảm bảo vệ cho sự tự do ngôn luận mặc dù những gì họ phát biểu có thể đi ngược lại tiếng nói của chính quyền.

Theo như em biết thì cô Nghiên đã có những hành động và những phát ngôn dũng cảm để nói lên long yêu nước của cô trước sự kiện Trung Quốc chiếm Trường Sa và Hoàng Sa. Cô đã từng toạ kháng tại nhà với biểu ngữ là “Hoàng Sa và Trường Sa là của ViệtNam”. Hành động này và biểu ngữ đó nói lên lòng yêu nước của cô”

Anh Nguyễn Tiến Nam cũng rất vui mừng trước tin này và anh cho rằng việc Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman cho nhân sĩ tại ViệtNam đã nói lên sự không có quyền ngôn luận tại Việt Nam:

Chị Phạm Thanh Nghiên bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam hơn một năm nay vì cái tội yêu nước mà nếu ở một xứ sở có Tự Do, Dân chủ, Nhân quyền và quyền con người được tôn trọng thì chị Phạm thanh Nghiên đáng ra phải được thưởng huân chương, được bang khen về tấm lòng yêu nước
Anh Nguyễn Tiến Nam


“Tôi thật sự vui mừng và cảm động cho chị Phạm Thanh Nghiên vì chị là một người đấu tranh bền bỉ và can trường cho lý tưởng Tự do, Dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi tổ chứ Human Rights Watch trao giải thưởng cho những nhà đấu tranh Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam bị áp bức trong lao tù và trong cuộc sống thì việc đó chứng tỏ rằng; đi đâu nhà cầm quyền ViệtNam cũng nói rằng đất nước ViệtNam có dân chủ, có nhân quyền và có tự do ngôn luận nhưng những việc làm đó đã hoàn toàn trái ngược những gì họ đã tuyên bố với thế giới”

Tôi xin nghiêng mình ngưỡng mộ trước sự can trường, dũng cảm của chị Phạm Thanh Nghiên đã dám nói lên tiếng nói của mình, đã nói thay cho những người không dám nói như trong giới trẻ trên đất nước Việt Nam ngày nay
Anh Nguyễn Tiến Nam


Và anh Nam cũng chia sẻ lòng cảm kích đối với những gì cô Phạm Thanh Nghiên đã làm trước khi cô bị bắt giam:


“Tôi xin nghiêng mình ngưỡng mộ trước sự can trường, dũng cảm của chị Phạm Thanh Nghiên đã dám nói lên tiếng nói của mình, đã nói thay cho những người không dám nói như trong giới trẻ trên đất nước Việt Nam ngày nay. Họ biết và họ hiểu nhưng họ không dám nói vì họ sợ sự áp bức, sự gây khó dễ cho những người dám lên tiếng và chị Phạm thanh Nghiên đã dám đứng lên để nói lên tiếng nói đó thay cho rất nhiều những bạn trẻ như chúng tôi. Điều đó làm chúng tôi ngưỡng mộ chị như một người chị và như một người anh hùng của chúng tôi”

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Không có nhận xét nào: