Mời click vào tựa bài để nghe âm thanh
Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói về khiếu kiện ở Việt Nam
Hiền Vy , thông tín viên RFA
2008-09-02
Vào ngày 22 tháng 8 năm 2008, với sự hướng dẫn của luật sư Lê Trần Luật, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm thanh Nghiên đã nạp đơn khởi kiện Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về việc bị bác đơn xin được phép biểu tình của họ.
Tại tòa án hành chính của thành phố Hà Nội, đơn của ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã không được chấp nhận, với lý do không đủ tư cách pháp nhân, vì chứng minh nhân dân của ông đã bị nhà nước tạm giữ từ ngày 29 tháng 4, sau khi tham dự cuộc biểu tình chống rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh và mặc dù ông đã đem theo hộ khẩu của gia đình, tòa án vẫn chỉ nhận đơn khởi kiện của cô Phạm Thanh Nghiên mà thôi.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã kể lại sự việc:
Chúng tôi đã cùng cô Phạm thanh Nghiên lên Hà Nội nạp đơn khởi kiện với sự hướng dẫn của luật sư Lê Trần Luật ở văn phòng luật sư Nhân Quyền trong Sàigòn. Đơn kiện này là kiện UBND thành phố Hà Nội vì họ đã bác đơn xin biểu tình của chúng tôi. Quyền biểu tình được thừa nhận trong điều 69 của hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên chúng tôi đến tòa án hành chánh để gửi đơn kiện.
Quyền biểu tình?
Hiền Vy:
Thưa nếu người dân được quyền kiện nhà nước vì đã vi phạm quyền công dân của họ thì ở Vịêt Nam có tự do và dân chủ không ?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Nhìn vào luật khiếu nại và tố cáo thì chúng tôi thấy ở ViệtNam cũng chẳng khác gì ở các nước dân chủ cả bởi vì người dân oan sai thì có quyền khiếu nại, có quyền tố cáo, nhưng cần phải xét là người dân khiếu nại, tố cáo ấy có được giải quyết hay không và họ giải quyết có đúng trên tinh thần pháp luật hay không thì cái ấy ở Việt Nam chúng ta cần phải bản xét
Hiền Vy:
Xin ông giải thích rõ hơn ạ
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Tình trạng ở ViệtNam hiện nay là có đến hằng ngàn dân oan và có người đến 15, 20 năm nay bị mất đất đai, bị tịch thu tài sản rồi ngay cả thân nhân của họ bị giết, bị tù đày một cách oan sai… Họ khiếu kiện 15, 20 năn nay, tòa án vẫn nhận đơn, nhưng cũng như là một trận bóng, cứ cầu thủ này đá cho cầu thủ kia, cứ đá đi đá lại.
Chính người bị kiện lại nhận đơn trở lại để giải quyết đối với đối tượng đi kiện, như vậy thì xét cho cùng, ViệtNam không có dân chủ dân quyền và người dân không có một quyền gì hết.
Qua sự việc của chúng tôi, đơn khiếu kiện của cô Phạm Thanh Nghiên bị trả lại, với nội dung là tòa án hành chánh không có trách nhiệm xử kiện vụ này
Hiền Vy:
Thưa như vậy ai là người có trách nhiệm xử kiện vụ này ạ ?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Họ trả lời là không có trách nhiệm giải quyết nhưng cũng không hư ớng dẫn cho cô Phạm Thanh Nghiên cần phải gửi cái đơn khởi kiện này lên chỗ nào
Hiền Vy:
Từ ngày đi Hà Nội về, đời sống gia đình ông như thế nào ạ ?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Chúng tôi vần thường bị bao vây vào những dịp như thế này, bị nhận lệnh miệng cấm ra khỏi nhà, và nếu có liều lĩnh ra khỏi nhà thì họ cũng xô đến, họ đẩy vào và nếu đôi co thì mình cũng thua thôi bởi vì họ là người nắm pháp luật. Nhà tôi bị bao vây từ ngày 16, tức là ngày bắt đầu làm đơn khởi kiện cho đến bây giờ. Mấy hôm vừa rồi họ còn áp sát nhà tôi nữa, họ dùng đèn pha quét thẳng vào nhà, rồi hàng xóm mách cho tôi biết rằng ban đêm có một bóng người lẩn quẩn trên mái nhà nhà tôi làm vợ tôi rất là sợ. Hôm qua tôi đã lên trét lại những khe nứt trên mái nhà, vì tôi nghĩ họ đặt thiết bị nghe lén.
Thực tế tại Việt Nam
Hiền Vy:
Thưa ngoài việc đưa đơn xin khởi kiện, nhưng đã bị từ chối, ông còn làm gì nữa không mà gia đình ông phải bị những cảnh như thế ạ ?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Tôi không phải là người vi phạm phát luật tôi chỉ là một nhà văn, phát biểu quan điểm chính trị, xã hội và những vấn đề đang bất cập tại ViệtNam thôi, thế nhưng liên tục bị khủng bố, liên tục bị bao vây, liên tục bị ngăn trở như thế này.
Hiền Vy:
Thưa, nhân quyền ở Việt Nam bây giờ so với vài năm trước có thay đổi gì không ạ ?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Chiếu theo công ước quốc tế mà đảng cộng sản Việt Nam đã ký kết thì ở Việt Nam hoàn toàn không có tự do, không có nhân quyền. Vâng, so với những năm trước thì phải nhận rằng có một chút nới lỏng, bởi vì 5,7 năm trước, những phát biểu của tôi khi mà trả lời với Đài như thế này thì tôi cũng có thể đã bị cầm tù.
Chỉ 3 năm trước thôi, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê thị Công Nhân, luật sư Nguyễn văn Đài cũng phát biểu như tôi mà họ đã bị tù đày, người thì 10 năm, người thì 3,4 năm.
Sang đến cuối năm 2007, đầu năm 2008 thì những người phát biểu giống như tôi đây, đã không bị kết án, xử giam cầm nhưng ngăn trở, khủng bố, đe dọa thì lúc nào cũng bị. Như vậy thì so với những năm trước, cái tự do ngôn luận đã được nới lỏng một chút.
Một chút nới lỏng tí xíu thôi về quyền tự do ngôn luận, thế nhưng, so với những bước đi hội nhập của chính quyền Việt Nam vào thế giới, như hội nhập về kinh tế, về thương mại, thì quyền tự do dân chủ về nhân quyền của người dân ViệtNam chưa đáp ứng được nhu cầu, dù là một nhu cầu tối thiểu nhất, ý tôi muốn nói đến là cái quyền cơ bản tối thiểu của người dân Việt Nam mà chính quyền Việt Nam đã ký trong công ước quốc tế
Hiền Vy:
Vâng, thưa như vậy thì có hy vọng gì cho nhân quyền ở Việt Nam trong tương lai gần không ?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Trong một không gian hội nhập thế này, trong một thế giới phẳng như thế này, thì tôi nghĩ, chính quyền cộng sản ViệtNam cũng phải nhận ra, cũng phải thức thời.
Tôi vẫn hy vọng, bởi tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền cũng là người ViệtNam, họ cũng có đôi mắt để nhìn ra thế giới, để thấy rằng nhân dân các nước dân chủ, văn minh, người ta được cái gì và so sánh với những gì họ đã ban phát cho người dân Việt Nam, những cái gì mà họ đã kéo cái tiến trình phát triển của đất nước Việt Nam, chậm đi so với các nước khác hằng thế kỷ như thế này.
Tôi hy vọng và mong muốn những người cầm quyền ViệtNam sớm có những tư tưởng tất chiến trong hàng ngũ của họ.
.
Thứ Ba, 2 tháng 9, 2008
Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói về khiếu kiện ở Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét